Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 52 - 61)

7. Kết cấu luận án

1.3. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả

1.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro

1.3.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là mối quan tâm thường xuyên của các nhà hoạch định chính sách vì hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định là điều kiện

tiên quyết để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính và sự ổn định của tồn bộ nền kinh tế nói chung. Rủi ro lớn trong hệ thống NHTM có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính và sự sụp đổ của hệ thống tài chính. Theo lý thuyết người đại diện, rủi ro phần lớn bị ảnh hưởng bởi cấu trúc sở hữu. Trên thực tế, cổ đơng kiểm sốt có động cơ và quyền lực ảnh hưởng đến quyết định của cơng ty nhằm tối đa hóa lợi ích bằng cách tăng rủi ro và họ có thể bù đắp tổn thất bằng cách đa dạng hoá danh mục đầu tư.

Lý thuyết người đại diện giả định rằng nguồn xung đột đầu tiên giữa người quản lý và các cổ đông đến từ nhận thức về rủi ro của họ khác nhau. Theo Jensen và Meckling (1976), các cổ đơng có danh mục đầu tư đa dạng dường như chấp nhận nhiều rủi ro hơn để có lợi nhuận dự kiến cao hơn nhưng các nhà quản lý khơng thích rủi ro để đảm bảo an tồn trong vị trí và lợi ích cá nhân. Hơn nữa, các cổ đơng kiểm sốt được hưởng lợi ích một cách đáng kể; họ có nhiều động cơ để giám sát các nhà quản lý, để thu thập thơng tin và do đó làm tăng lợi nhuận của cơng ty bằng cách thực hiện các dự án rủi ro.

Liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, nhiều nghiên cứu cho rằng xung đột lợi ích người đại diện phát sinh trong các NHTM phức tạp hơn so với trong các doanh nghiệp vì tính độc đáo của các tổ chức này (Ciancanelli và Reyes-Gonzalez, 2003, Andres và Vallelado, 2008). Thật vậy, các NHTM có động cơ chấp nhận thêm rủi ro bằng cách dựa vào vốn huy động từ những người gửi tiền và bởi sự có mặt của ngân hàng trung ương như một người cho vay cuối cùng. Ngoài ra, sự phức tạp của các NHTM cịn gây ra tình trạng thơng tin bất đối xứng cao, làm gia tăng sự phức tạp trong việc giám sát các quyết định của nhà quản lý. Hơn nữa, khi các NHTM đối mặt với mức độ rủi ro cao có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế do vị trí độc quyền của NHTM trong hệ thống trung gian tài chính và thanh tốn. Vì những lý do này mà các NHTM phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn.

Nghiên cứu của Saunders, Strock, và Travlos (1990) là nghiên cứu đầu tiên khảo sát tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của các NHTM ở Mỹ. Với giả thuyết rằng các ngân hàng được kiểm sốt bởi các cổ đơng có động cơ để chấp nhận rủi ro cao hơn các ngân hàng được kiểm soát bởi các nhà quản lý và những khác biệt trong việc chấp nhận rủi ro trở nên rõ ràng hơn trong giai đoạn cải cách. Để hỗ

trợ cho giả thuyết này, nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng được kiểm sốt bởi các cổ đơng thực hiện các hành vi có rủi ro cao hơn các ngân hàng được kiểm soát bởi các nhà quản lý trong giai đoạn 1979-1982 liên quan đến q trình giải điều tiết hay cịn gọi là phi quản lý hóa (deregulation). Sau nghiên cứu của Saunders và cộng sự (1990) có hàng loạt các nghiên cứu khác cũng khảo sát tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro.

Anderson và Fraser (2000) sử dụng dữ liệu của 150 NHTM niêm yết tại các nước công nghiệp trong giai đoạn 8 năm từ 1987 đến 1994 để đưa ra bằng chứng rằng sở hữu của các nhà quản lý là một nhân tố quan trọng tác động đến rủi ro của NHTM. Sở hữu của các nhà quản lý có tương quan thuận với rủi ro chung và rủi ro đặc thù của NHTM trong giai đoạn cuối những năm 1980s khi NHTM ít bị kiểm sốt bởi các quy định và khi ngành ngân hàng gặp khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, sau các quy định của luật pháp năm 1989 và 1991 nhằm giảm rủi ro cũng như mang lại những cải thiện đáng kể về giá trị thương hiệu của ngân hàng, sở hữu của các nhà quản lý có tương quan nghịch với rủi ro chung và rủi ro đặc thù (total and firm specifc risk) của NHTM vào đầu những năm 1990. Ngược lại, rủi ro hệ thống khơng có tác động đến sở hữu của các nhà quản lý (managerial ownership) trong cả hai giai đoạn.

Iannotta, Nocera, và Sironi (2007) đã sử dụng bộ dữ liệu gồm 181 ngân hàng của 15 nước Châu Âu trong khoảng thới gian từ 1999-2004 để nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và khả năng sinh lời cũng như rủi ro của các NHTM Châu Âu. Nghiên cứu này dùng biến đo lường mức độ tập trung sở hữu đại diện cho các cấu trúc sở hữu khác nhau và chia các ngân hàng thành 3 loại hình sở hữu: ngân hàng có sở hữu nhà nước, ngân hàng có sở hữu tư nhân, ngân hàng đại chúng (mutual bank). Qua kết quả thực nghiệm của nghiên cứu các tác giả đã rút ra được một số kết luận chính. Thứ nhất, các NHTM có sở hữu nhà nước có chất lượng tín dụng thấp hơn và rủi ro vỡ nợ cao hơn các các loại hình ngân hàng khác. Thứ hai, ngân hàng đại chúng có chất lượng cho vay tốt hơn và nguy cơ phá sản thấp hơn so với các ngân hàng khác. Thứ ba, trong khi cấu trúc sở hữu tập trung không ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM, cấu trúc sở hữu tập trung cao tương quan với chất lượng tín dụng tốt hơn, rủi ro tài sản và rủi ro vỡ nợ thấp hơn.

Garcia-Marco và Robles-Fernndez (2008) phân tích dữ liệu từ năm 1993- 2000 của 127 định chế tài chính gồm 50 ngân hàng tiết kiệm và số còn lại là các NHTM. Các tác giả tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro của các trung gian tài chính Tây Ban Nha, đặc biệt chú trọng vào cấu trúc sở hữu và quy mô của các đơn vị khác nhau. Mặt khác, các quy định pháp luật đặc thù đối với các ngân hàng tiết kiệm Tây Ban Nha có thể dẫn đến hành vi rủi ro khác với các ngân hàng thương mại. Đặc biệt, các ngân hàng này có thể đầu tư vào các dự án rủi ro cao. Tuy nhiên, các lý thuyết khác (rủi ro đạo đức và chi phí đại diện) cho thấy các ngân hàng thương mại do cổ đơng lớn kiểm sốt có thể phải đối mặt với những rủi ro lớn hơn trong những tình huống nhất định. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã kiểm định các giả thuyết bằng mơ hình dữ liệu bảng thay đổi theo thời gian

(dynamic panel data model) trên mẫu là các NHTM và các ngân hàng tiết kiệm Tây

Ban Nha. Nghiên cứu cũng khảo sát liệu sự khác biệt trong hành vi rủi ro liên quan đến các hình thức sở hữu khác nhau hay liên quan đến các yếu tố khác như quy mơ của các tổ chức. Nhìn chung, các định chế tài chính có quy mơ nhỏ dường như có rủi ro thấp hơn. Khi biến quy mơ và biến cấu trúc sở hữu tương tác trong mơ hình, các NHTM Tây Ban Nha có quy mơ trung bình dường như có mức độ rủi ro cao hơn. Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu này còn cho thấy mức độ tập trung cao của các cổ đơng có tác động tiêu cực đến rủi ro.

Shehzad, de Haan, và Scholtens (2010) xem xét tác động của sở hữu tập trung đến hai chỉ số về rủi ro của ngân hàng, đó là các khoản nợ xấu của ngân hàng và mức độ an toàn vốn. Các tác giả sử dụng thơng tin trên bảng cân đối kế tốn của 500 ngân hàng thương mại từ hơn 50 quốc gia trong giai đoạn 2005-2007, các tác giả nhận thấy rằng sở hữu tập trung làm giảm đáng kể tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, các điều kiện giám sát và các quyền lợi của cổ đơng. Hơn nữa, sở hữu tập trung ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR). Khi sự bảo vệ quyền lợi cho cổ đông và sự giám sát ở mức động thấp, sở hữu tập trung làm giảm rủi ro của ngân hàng.

Barry, Lepetit, và Tarazi (2011) đã phân tích dữ liệu của 249 NHTM Châu Âu giai đoạn 1999-2005 để xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro của các NHTM thuộc khu vực tư (privately owned) và khu vực công (publicly held bank). Nhóm tác giả nhận thấy rằng cấu trúc sở hữu có ý nghĩa quan trọng trong

việc giải thích sự khác biệt về mức độ rủi ro nhưng chủ yếu là trong các ngân hàng thuộc khu vực tư. Khi sở hữu của các cá nhân (gia đình) hoặc định chế ngân hàng (banking institutions) chiếm tỷ lệ cao trong các NHTM, rủi ro tài sản và rủi ro vỡ nợ có xu hướng giảm. Ngồi ra, các nhà đầu tư tổ chức và các cơng ty phi tài chính thường lựa chọn các chiến lược có rủi ro cao nhất khi họ nắm giữ nhiều cổ phần. Đối với các ngân hàng thuộc khu vực công, những thay đổi về cấu trúc sở hữu không ảnh hưởng đến rủi ro. Trong các ngân hàng thuộc khu vực công, các hành vi chấp nhận rủi ro (risk taking behaviors) dường như chịu tác động bởi các tác nhân thị trường (market forces), như vậy cấu trúc sở hữu khơng cịn là một yếu tố quyết định trong việc giải thích sự khác biệt về rủi ro trong các NHTM này. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu cao của các định chế ngân hàng trong các NHTM thuộc khu vục cơng có tương quan với rủi ro tín dụng và rủi ro vỡ nợ thấp hơn.

Nghiên cứu của Srairi (2013) sử dụng dữ liệu của 10 quốc gia MENA gồm ba loại hình sở hữu ngân hàng (sở hữu gia đình_family-owned, sở hữu công ty_ company-owned và sở hữu nhà nước state-owned banks, và) trong giai đoạn từ 2005 đến 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa sở hữu tập trung và rủi ro. Đồng thời cũng thấy rằng các cổ đơng khác nhau có hành vi rủi ro khác nhau. Các ngân hàng có sở hữu gia đình (family-owned) có động cơ để chấp nhận rủi ro ít hơn. Các ngân hàng có sở hữu nhà nước có rủi ro tổng thể cao hơn và có tỷ lệ nợ xấu cao hơn đáng kể so với các ngân hàng khác.

Mohsni và Otchere (2014) đã sử dụng mẫu dữ liệu gồm 242 NHTM thuộc khu vực tư của 42 nước trong giai đoạn từ 1988 đến 2007 để phân tích hành vi chấp nhận rủi ro của các NHTM này trước và sau q trình tư nhân hóa. Nghiên cứu thực nghiệm này đã cho thấy rằng rủi ro của các ngân hàng thuộc khu vực tư giảm đáng kể sau khi tư nhân hoá; tuy nhiên các ngân hàng này vẫn có rủi ro cao hơn các loại hình ngân hàng khác. Phát hiện này phù hợp với sự khẳng định rằng sau khi tư nhân hoá và xoá bỏ các khoản bảo lãnh và trợ cấp của chính phủ, các ngân hàng tư nhân hóa trở nên thận trọng hơn. Do các loại hình ngân hàng khác khơng có sự thay đổi đáng kể trong việc chấp nhận rủi ro nên nhóm tác giả cho là việc giảm rủi ro của các ngân hàng thuộc khu vực tư là do những thay đổi trong cấu trúc sở hữu của các ngân hàng này hơn là do các yếu tố ngành. Tuy nhiên khi quá trình tư nhân hóa mạnh mẽ, càng nhiều cổ phiếu được bán ra vượt quá mức trung bình sẽ gây ra rủi ro

cao hơn. Điều này cho thấy có mối quan hệ phi tuyến tính giữa sở hữu tư nhân và rủi ro của các ngân hàng. Các kết quả phân tích sâu hơn phù hợp với mối quan hệ phi tuyến tính có dạng hình chữ U giữa sở hữu tư nhân và rủi ro. Cách xử lý rủi ro của các ngân hàng mới được tư nhân hóa cũng chịu ảnh hưởng bởi mức độ phát triển của quốc gia và mức độ rủi ro chính trị.

Nghiên cứu của Zhu và Yang (2016) tập trung xem xét liệu sở hữu nhà nước có tác động đến rủi ro của các NHTM hay không. Bằng cách sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng trên 123 NHTM Trung Quốc từ năm 2002-2013, các tác giả nhận thấy rằng nhìn chung tỷ lệ sở hữu nhà nước tương quan thuận với mức độ rủi ro. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng cho thấy rằng các NHTM có sở hữu nhà nước có rủi ro tín dụng cao nhất, trong khi đó các NHTM có sở hữu nhà nước có tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu và tỷ lệ thanh khoản thấp nhất. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc các nhà đầu tư nước ngồi mua lại cổ phần có tác động làm giảm rủi ro của các NHTM có sở hữu nhà nước và ảnh hưởng này đặc biệt quan trọng đối với các ngân hàng do chính quyền trung ương hoặc địa phương kiểm sốt. Các tác giả cũng thấy rằng tác động giảm rủi ro này phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu nước ngoài, sự tham gia vào hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và số thành viên nước ngoài trong ban giám đốc của các NHTM.

Zheng, Moudud-Ul-Huq, Rahman, và Ashraf (2017) áp dụng phương pháp ước lượng nhỏ nhất hai giai đoạn (2SLS) để kiểm tra mối quan hệ hai chiều giữa quy định về vốn của các ngân hàng và các hành vi chấp nhận rủi ro liên quan đến tác động của cấu trúc sở hữu. Nhóm tác giả đã sử dụng số liệu thống kê của 32 NHTM từ một nước đang phát triển, Bangladesh, trong thời gian từ 2006 đến năm 2014. Những phát hiện thực nghiệm của nghiên cứu này cho thấy việc quy định vốn cao hơn giúp tăng cường sự ổn định của các ngân hàng, chống lại rủi ro tín dụng. Nghiên cứu này cho thấy các hình thức sở hữu khác nhau có tác động khác nhau đến rủi ro, cụ thể như NHTM thuộc khu vực tư thường có rủi ro thấp hơn và ổn định hơn so với NHTM có sở hữu nhà nước và các ngân hàng khác. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Srairi (2013). Tuy nhiên, các ngân hàng này lại có khuynh hướng rủi ro thanh khoản cao. Mặt khác, các ngân hàng có mức độ tập trung sở hữu thấp có xu hướng chấp nhận rủi ro thấp và ngược lại các ngân hàng có mức độ tập trung sở hữu cao có xu hướng chấp nhận rủi ro cao.

Như vậy, qua tổng quan các nghiên cứu trên thế giới có thể thấy chưa có nhiều tác giả tập trung nghiên cứu sâu về tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của các NHTM. Kết quả của các nghiên cứu này cũng chưa thực sự đồng nhất với nhau và mỗi nghiên cứu lại tập trung phân tích các cách phân tổ khác nhau của cấu trúc sở hữu.

1.3.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam

Cho đến nay, có thể thấy các nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của các NHTM tập trung ở một số nước khu vực Châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước đang phát triển như Bangladesh, rất ít nghiên cứu về chủ đề này tại Việt Nam được ghi nhận ngoài nghiên cứu của Man Duy Pham (2016) về tác động của sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài và Võ Xuân Vinh và Mai Xuân Đức (2017) về ảnh hưởng của sở hữu nước ngồi. Do đó, trong phần này tác giả sẽ tổng hợp một số nghiên cứu phân tích về rủi ro của NHTM để làm cơ sở lựa chọn các biến phụ thuộc đại diện cho rủi ro của NHTM và các biến kiểm soát đặc thù của các NHTM.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Nga (2016) đã sử dụng dữ liệu từ các báo cáo tài chính đã kiểm tốn được cơng bố trên website của 22 NHTM tại Việt Nam và dữ liệu được thu thập từ website của Ngân hàng Thế giới (World Bank) trong giai đoạn 2008-2015 để đánh giá tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng biến tỷ

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)