Sở hữu tập trung và khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 111 - 113)

Bảng trình bày kết quả của mơ hình hồi quy có dạng như sau:Profitit= β0+ β1COit+ β2CONTROLit +i +δt +εit Trong đó, Profitit: là khả năng sinh lời được đo lường bới ROA, ROE; COit là mức độ sở hữu tập trung;

Controlit là các biến kiểm sốt bao gồm: SIZE, DEP, LOA, LIQ. Mơ hình hồi quy cũng bao gồm hiệu ứng cố định của ngân hàng (i) và hiệu ứng cố định năm (δt). Sai số chuẩn robust được sử dụng và được ước lượng

theo cụm mỗi ngân hàng. *, **, *** thể hiện mức ý nghĩa tương ứng với 10%, 5%, và 1%. Định nghĩa các biến được trình bày ở Mục 2.3. Mẫu nghiên cứu gồm 26 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian 2007-2019.

(5) (6)

Biến ROA ROE

Sở hữu tập trung 0,003** 0,031** (2,05) (2,04) Quy mô -0,002*** 0,044*** (-2,95) (6,16) Tỷ lệ tiền gửi -0,011*** -0,155*** (-2,84) (-4,53) Tỷ lệ cho vay -0,001 0,036 (-0,14) (0,89) Tỷ lệ thanh khoản 0,000 0,001 (0,36) (0,21) Hằng số 0,049*** -0,430*** (4,75) (-4,53) Số quan sát 291 291 Ảnh hưởng cố định năm Có Có R2 được điều chỉnh 0,084 0,177

Ký hiệu ***,**,* thể hiện các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.

Đối với sở hữu tập trung, bảng 3.12 cho thấy tác động tích cực của sở hữu tập trung đến khả năng sinh lời, kết quả này xác nhận rằng tỷ lệ sở hữu tập trung càng cao, khả năng sinh lời càng cao. Cụ thể trong mơ hình tác động của sở hữu tập trung lên tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), hệ số ước lượng của biến sở hữu tập trung là 0,0030 (t-statistic= 2,05) với mức ý nghĩa 5%. Trong khi đó hệ số ước lượng của biến sở hữu tập trung là 0,031 (t-statistic= 2,04) với mức ý nghĩa 5% trong mơ hình tác động của sở hữu tập trung đến tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).

3.2.3. Kiểm định tính bền vững của kết quả nghiên cứu

các kết quả được ghi nhận ở nội dung trước. Với kết quả nghiên cứu thực nghiệm có ý nghĩa thống kê trong các mơ hình hồi quy được đề xuất, phương pháp hồi quy ảnh hưởng cố định (mơ hình FEM) vẫn có thể gặp phải một số vấn đề nội sinh ảnh hưởng đến kết quả.

Phân tích trong mục 3.2.2 cho thấy tác động thuận chiều của sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài và sở hữu tập trung đến khả năng sinh lời sau khi đã kiểm soát những biến đặc thù ngân hàng và hiệu ứng cố định năm có thể tác động chi phối đến quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và khả năng sinh lời. Kết quả này là một minh chứng ủng hộ cho lập luận rằng sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, sở hữu tập trung càng cao thì khả năng sinh lời càng cao, trong khi đó đối với sở hữu NĐT trong nước thì tỷ lệ này càng cao, khả năng sinh lời càng thấp. Tuy nhiên, mơ hình nghiên cứu ở trên vẫn có thể tồn tại vấn đề nội sinh và có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

Vấn đề nội sinh đáng quan tâm là khả năng sinh lời cũng có thể tác động ngược chiều đến cấu trúc sở hữu. Điều này có thể xảy ra nếu các nhà đầu tư (nhà nước, nước ngoài, trong nước, cổ đơng lớn) chủ ý lựa chọn các NHTM có khả năng sinh lời cao. Nói cách khác, có khả năng các nhà đầu tư dựa vào khả năng sinh lời của NHTM để lựa chọn góp vốn chủ sở hữu. Để hạn chế tác động ngược lại của khả năng sinh lời đến cấu trúc sở hữu, các mơ hình nghiên cứu xem xét thêm các giá trị trễ của biến độc lập trong mơ hình, đó là phương pháp sử dụng biến trễ trong FEM. (Dang, Moshirian, Nguyen, và Zhang, 2019; Deng và Li, 2018; An và Zhang, 2013). Theo đó, các biến sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, sở hữu NĐT trong nước và sở hữu tập trung sẽ nhận giá trị trễ (giá trị t-1). Cụ thể, nghiên cứu thực hiện hồi quy với mơ hình sau:

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 111 - 113)