Cấu trúc sở hữu và rủi ro của NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 128 - 195)

Bảng 3.23 trình bày kết quả của mơ hình hồi quy có dạng như sau: Riskit= β0+ β1OWNit-1+ β2CONTROLit + i + δt +εit

Trong đó, Risktit: là rủi ro của NHTM được đo lường bởi ADZ, SDROA, SDROE; OWNit là cấu trúc sở hữu được đo lường bởi tỷ lệ sở hữu nhà nước (SO), tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FO), tỷ lệ sở hữu NĐT trong nước (DO), mức độ sở hữu tập trung (CO); Controlit là các biến kiểm soát bao gồm: EFF, LOA, ROE, SIZE, LIQ. Mơ hình hồi quy cũng bao gồm hiệu ứng cố định của ngân hàng (i) và hiệu ứng cố định năm (δt). Sai số

chuẩn robust được sử dụng và được ước lượng theo cụm mỗi ngân hàng. *, **, *** thể hiện mức ý nghĩa tương ứng với 10%, 5%, và 1%. Định nghĩa các biến được trình bày ở Mục 2.3. Mẫu nghiên cứu gồm 26 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian 2007-2019.

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)

BIẾN SDROA SDROE ADZ SDROA SDROE ADZ SDROA SDROE ADZ SDROA SDROE ADZ

Sở hữu nhà nƣớct-1 0,008*** 0,069*** -0,366 (3,27) (3,59) (-1,22) Sở hữu NĐT trong nƣớct-1 -0,005** -0,054*** 0,223 (-2,17) (-2,71) (0,71) Sở hữu nƣớc ngoàit-1 -0,007** -0,050** 0,607 (-2,29) (-2,29) (1,54) Sở hữu tập trungt-1 0,001 0,002 -0,172* (1,63) (0,37) (-1,74) Quy mô - 0,002*** -0,004 0,253*** -0,002*** -0,004 0,248*** -0,002*** -0,008* 0,248*** -0,003*** -0,009*** 0,259*** (-3,12) (-0,84) (3,27) (-4,14) (-0,73) (3,20) (-3,09) (-1,72) (3,20) (-7,69) (-2,64) (5,09) Tỷ lệ cho vay -0,001 0,019 0,129 -0,002 0,020 0,097 -0,001 0,022 0,097 -0,001 0,001 0,314 (-0,52) (1,21) (0,53) (-0,85) (1,30) (0,40) (-0,62) (1,38) (0,40) (-0,78) (0,08) (1,46) Tỷ lệ thanh khoản -0,000 -0,001 0,031 -0,000 -0,001 0,029 -0,000 -0,001 0,029 -0,000 -0,001 0,024 (-0,61) (-0,88) (1,44) (-1,02) (-0,81) (1,33) (-0,68) (-0,97) (1,33) (-0,63) (-0,93) (1,05)

Hiệu quả hoạt động 0,001 0,030* -0,853*** 0,001 0,029*

- 0,812*** 0,001 0,026 - 0,812*** 0,000 0,029* - 0,809*** (0,27) (1,84) (-3,31) (0,65) (1,74) (-3,10) (0,42) (1,53) (-3,10) (0,21) (1,74) (-3,11) Tỷ suất LN trên VCSH 0,012*** 0,094*** -2,807*** 0,013*** 0,092*** - 2,746*** 0,012*** 0,089*** - 2,746*** 0,012*** 0,118*** - 3,032*** (2,78) (2,83) (-5,35) (3,14) (2,77) (-5,17) (2,91) (2,65) (-5,17) (2,76) (3,70) (-6,05) Hằng số 0,028*** 0,040 -1,134 0,040*** 0,093 -1,365 0,035*** 0,115* -1,365 0,049*** 0,125*** -1,335** (3,28) (0,60) (-1,07) (5,19) (1,52) (-1,40) (4,52) (1,87) (-1,40) (8,72) (2,97) (-2,03) Số quan sát 285 285 285 284 284 284 284 284 284 259 259 259 R2 điều chỉnh 36,61% 20,10% 31,91% 37,02% 21,31% 31,61% 38,06% 19,33% 31,61% 19,96% 4,22% 16,44%

Bảng 3.23 trình bày các kết quả của phân tích sử dụng giá trị trễ tương ứng cho tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của NHTM. Kết quả cho thấy ước lượng hệ số trên sở hữu nhà nước vẫn không thay đổi về mặt định tính và giá trị hệ số vẫn có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, trong mơ hình (1) ước lượng hệ số của biến sở hữu nhà nước là 0,008** (t-statistic= 3,27) với mức ý nghĩa 1%. Tương tự, trong mơ hình (2), tác động của sở hữu nhà nước lên độ lệch chuẩn ROE, ước lượng hệ số của biến sở hữu nhà nước là 0,069 (t-statistic= 3,59) với mức ý nghĩa 1%. Các kết quả này khẳng định thêm tác động thuận chiều của sở hữu nhà nước đến rủi ro của các NHTM.

Đối với sở hữu NĐT trong nước ảnh hưởng vẫn duy trì giá trị âm và có ý nghĩa thống kê. Cụ thể trong mơ hình (4), hệ số ước lượng của sở hữu nhà đầu tư trong nước đạt giá trị -0,005 và ý nghĩa thống kê ở mức 5%, trong mơ hình (5) hệ số này đạt giá trị -0,054 với mức ý nghĩa 1%. Đối với mơ hình tác động của sở hữu NĐT trong nước lên hệ số Z điều chỉnh (ADZ), hệ số ước lượng của biến sở hữu NĐT trong nước là 0,223 nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Như vậy dựa trên kết quả của mơ hình (4), (5) có thể kết luận thêm về mối quan hệ thuận chiều giữa sở hữu NĐT trong nước và rủi ro của NHTM.

Kết quả ước lượng từ mơ hình (7) và (8) cũng cho thấy ước lượng hệ số trên sở hữu nước ngồi vẫn khơng thay đổi về mặt định tính và giá trị hệ số vẫn âm và có có ý nghĩa thống kê. Cụ thể trong mơ hình (7), (8) hệ số ước lượng của biến sở hữu nước ngoài lần lượt đạt giá trị -0,007 và -0,050 với mức ý nghĩa 5%. Trong mơ hình tác động của sở hữu tập trung lên tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), hệ số ước lượng của biến sở hữu tập trung là dương nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó kết quả ước lượng từ mơ hình tác động của sở hữu tập trung lên hệ số Z điều chỉnh (12), hệ số ước lượng của biến sở hữu tập trung là âm (-0,172) với mức ý nghĩa 10%. Như vậy, cũng có thể kết luận thêm về mối quan hệ thuận chiều giữa sở hữu tập trung và rủi ro của NHTM.

Tóm lại, bảng 3.23 cho thấy các kết quả thực nghiệm vẫn đồng nhất và phù hợp với các giả thuyết đưa ra khi thực hiện kiểm định bằng các phương pháp hồi quy khác nhau. Điều này khẳng định thêm tính bền vững của kết quả nghiên cứu.

3.3.4. Phân tích cơ chế tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của NHTM Việt Nam.

3.3.4.1. Tác động của sở hữu nhà nước đến rủi ro thông qua cơ chế quản trị

Kết quả nghiên cứu được trình bày ở mục 3.3.2.1 ủng hộ cho quan điểm rằng sở hữu nhà nước càng cao, rủi ro của các NHTM càng cao. Nội dung này sẽ nghiên cứu cơ chế thơng qua đó sở hữu nhà nước có thể ảnh hưởng cùng chiều đến rủi ro. Có 2 quan điểm đề cập đến tác động của sở hữu nhà nước đến rủi ro. Quan điểm thứ nhất cho rằng sở hữu nhà nước sẽ bảo đảm sự vững chắc về tài chính và tăng cường khả năng quản trị tốt hơn cho các NHTM. Hơn nữa, ở các nước kém phát triển, sở hữu nhà nước là cần thiết để phát triển kinh tế, tài chính và cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng. Thơng qua việc tham gia vào các NHTM, chính phủ đạt được các mục tiêu chính trị xã hội. Theo quan điểm thứ hai, các nhà quản lý trong các đơn vị có sở hữu nhà nước khơng được kiểm sốt chặt chẽ như các nhà quản lý trong khu vực tư nhân. Do đó, họ ít nỗ lực hơn so với các nhà quản lý thuộc khu vực tư nhân hoặc dịch chuyển các nguồn lực vì lợi ích cá nhân (Lang và So, 2002). Các mục tiêu chính trị cũng có thể làm thay đổi chức năng của các ngân hàng có sở hữu nhà nước vì thơng qua loại hình ngân hàng này chính phủ tài trợ cho các các dự án khơng hiệu quả vì lý do chính trị hoặc đơi khi là lạm quyền (thông qua hối lộ) (Shleifer và Vishny, 1986). Như vậy, sở hữu nhà nước và chế quản trị cơng ty có thể có thể có vai trị thay thế hoặc bổ sung cho nhau khi ảnh hưởng cùng chiều với rủi ro của NHTM.

Để nghiên cứu vấn đề này, luận án mở rộng mơ hình trước đây bằng cách thêm một hệ số tương tác giữa biến sở hữu nhà nước với biến đo lường cơ chế quản trị công ty. Biến đại diện cho nhân tố quản trị công ty trong nghiên cứu bao gồm là số thành viên độc lập (INDB), quy mô HĐQT (BOARD) và số thành viên nữ trong HĐQT (FEM). Cụ thể, nghiên cứu thực hiện hồi quy với mơ hình sau:

Bảng 3.24: Tác động của sở hữu nhà nƣớc đến rủi ro của NHTM thông qua cơ chế quản trị

Bảng 3.24 trình bày kết quả của mơ hình hồi quy có dạng như sau: Riskit= β0+ β1SOit+ β2CGit+ β3SOit*CGit + β4CONTROLittit

Trong đó, Riskit là rủi ro của NHTM được đo lường bởi độ lệch chuẩn ROA, độ lệch chuẩn ROE hệ số Z điều chỉnh; SOit là tỷ lệ sở hữu nhà nước; CGit là biến quản trị công ty được đo lường bởi quy mô HĐQT (BOARD); Controlit là các biến kiểm soát bao gồm: Quy mô (SIZE), Tỷ lệ lợi nhuận trên VCSH (ROE), Tỷ lệ cho vay (LOA), Tỷ lệ thanh khoản (LIQ), hiệu quả hoạt động (EFF) và hiệu ứng cố định năm (δt). Sai số chuẩn robust được sử dụng và được ước lượng theo cụm mỗi ngân hàng. *, **, *** thể hiện mức ý nghĩa tương ứng với 10%, 5%, và 1%. Định nghĩa các biến được trình bày ở Mục 2.3. Mẫu nghiên cứu gồm 26 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian 2007-2019.

Biến Độ lệch chuẩn ROA

Độ lệch chuẩn ROE Hệ số Z điều chỉnh Sở hữu Nhà nước 0,007*** 0,044** -0,942*** (2,70) (2,29) (-2,97) Quy mô HĐQT 0,000* 0,003*** -0,033** (1,95) (3,19) (-2,25)

Sở hữu NN* Quy mô

HĐQT -0,001** -0,006** 0,113***

(-2,55) (-2,53) (2,83)

Quy mô -0,003*** -0,008*** 0,228***

(-7,18) (-2,63) (4,54)

Tỷ suất sinh lời trên

VCSH 0,010*** 0,110*** -2,960*** (2,74) (3,89) (-6,38) Tỷ lệ cho vay -0,000 0,014 0,147 (-0,14) (1,09) (0,71) Tỷ lệ thanh khoản -0,000 -0,001 0,029 (-0,82) (-1,08) (1,29)

Hiệu quả hoạt động 0,001 0,023 -0,815***

(0,28) (1,59) (-3,44) Hằng số 0,040*** 0,094** -0,618 (7,80) (2,36) (-0,95) Ảnh hưởng cố định năm Có Có Có Số quan sát 293 293 293 R2 điều chỉnh 19,80% 8,95% 18,18%

Bảng 3.24 trình bày kết quả tác động của sở hữu nhà nước đến rủi ro của NHTM Việt Nam thông qua cơ chế quản trị. Biến chính trong mơ hình này là hệ số tương tác giữa biến sở hữu nhà nước với biến đại diện cơ chế quản trị (quy mô

HĐQT). Luận án sử dụng 3 biến đại diện cho nhân tố quản trị công ty bao gồm: số thành viên độc lập (INDB), quy mô HĐQT (BOARD) và số thành viên nữ trong HĐQT (FEM). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu chỉ trình bày 1 biến là quy mơ HĐQT vì biến số thành viên độc lập và biến số thành viên nữ trong HĐQT đều khơng có ý nghĩa thống kê.

Kết quả cũng cho thấy hệ số ước lượng trên biến tương tác sở hữu nhà nước*Quy mô HĐQT là âm và ý nghĩa thống kê trên cả hai mơ hình hồi quy cho hai biến độ lệch chuẩn ROA, độ lệch chuẩn ROE với mức ý nghĩa 5% và hệ số này là dương với mức ý nghĩa 1% đối với hệ số Z điều chỉnh. Kết quả này ủng hộ giả thuyết sở hữu nhà nước thông qua cơ chế quản trị công ty tác động đến rủi ro của các NHTM Việt Nam và tác động của sở hữu nhà nước đến rủi ro yếu hơn trong các ngân hàng có cơ chế quản trị cơng ty mạnh. Hay nói cách khác, vai trị của sở hữu nhà nước yếu đi ở những NHTM có cơ chế quản trị cơng ty mạnh và mạnh lên ở những NHTM có cơ chế QTCT yếu. Kết quả này hàm ý rằng có thể gia tăng tỷ lệ sở hữu nhà nước ở các NHTM có cơ chế quản trị cơng ty yếu và giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước ở các NHTM có cơ chế quản trị cơng ty mạnh để giảm rủi ro của các NHTM Việt Nam.

3.3.4.2. Tác động của sở hữu NĐT trong nước đến rủi ro thông qua cơ chế quản trị

Kết quả nghiên cứu được trình bày ở mục 3.3.2.2 ủng hộ cho giả thuyết có mối quan hệ nghịch chiều giữa sở hữu NĐT trong nước và rủi ro của NHTM. Nội dung này của luận án nghiên cứu cơ chế thơng qua đó sở hữu NĐT trong nước có thể tác động tiêu cực đến rủi ro. Các NHTM có tỷ lệ sở hữu NĐT trong nước cao có khả năng lựa chọn các nhà quản lý có kiến thức chuyên môn cao trong lĩnh vực ngân hàng và có khả năng tối đa hóa lợi nhuận của các cổ đơng, giảm thiểu rủi ro. Nhiều nghiên cứu đã thấy rằng các ngân hàng thuộc sở hữu NĐT trong nước có hiệu quả quản lý tốt hơn, tăng trưởng tài sản tốt hơn và chất lượng cho vay tốt hơn so với các ngân hàng có sở hữu nhà nước. Thêm vào đó, các ngân hàng thuộc NĐT trong nước có cơ chế quản trị tốt hơn nên khả năng sinh lời tốt hơn và rủi ro thấp hơn so với các NHTM thuộc sở hữu nhà nước. Như vậy, sở hữu NĐT trong nước có thể thơng qua nhiều cơ chế tác động nghịch chiều đến rủi ro của NHTM. Tuy nhiên, trong nội dung này, luận án chỉ tập trung nghiên cứu tác động của cơ chế quản trị. Mơ hình nghiên cứu sau đây sẽ xem xét vai trị của sở hữu NĐT trong nước và cơ chế quản trị công ty là bổ sung cho nhau hay thế cho nhau khi tác động đến rủi ro của NHTM. Mơ hình mới sẽ được bổ sung thêm hệ số tương tác giữa biến sở hữu

nhà nước với biến đo lường cơ chế quản trị công ty (bao gồm quy mô HĐQT, số thành viên độc lập, số thành viên nữ trong HĐQT). Cụ thể, nghiên cứu thực hiện hồi quy với mơ hình sau:

Riskit= β0+ β1DOit+ β2CGit+ β3DOit*CGit + β4CONTROLit +δt +εit

Bảng 3.25: Tác động của sở hữu NĐT đến rủi ro của NHTM thông qua cơ chế quản trị

Bảng 3.25 trình bày kết quả của mơ hình hồi quy có dạng như sau: Riskit= β0+ β1DOit+ β2CGit+ β3DOit*CGit + β4CONTROLit +δt +εit

Trong đó, Riskit là rủi ro của NHTM được đo lường bởi độ lệch chuẩn ROA, độ lệch chuẩn ROE hệ số Z điều chỉnh; DOit là tỷ lệ sở hữu NĐT trong nước; CGit là biến quản trị công ty được đo lường bởi quy mô HĐQT (BOARD); Controlit là các biến kiểm sốt bao gồm: Quy mơ (SIZE), Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE), Tỷ lệ cho vay (LOA), Tỷ lệ thanh khoản (LIQ), hiệu quả hoạt động (EFF) và hiệu ứng cố định năm (δt). Sai số chuẩn robust được sử dụng và được ước lượng theo cụm mỗi ngân hàng. *, **, *** thể hiện mức ý nghĩa tương ứng với 10%, 5%, và 1%. Định nghĩa các biến được trình bày ở Mục 2.3. Mẫu nghiên cứu gồm 26 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian 2007-2019.

Biến Độ lệch chuẩn ROA Độ lệch chuẩn ROE Hệ số Z điều chỉnh

Sở hữu NĐT trong nước -0,008*** -0,042** 1,024***

(-3,06) (-2,18) (3,26)

Quy mô HĐQT -0,001** -0,002 0,075**

(-2,24) (-1,09) (2,40)

Sở hữu NĐT trong nước* Quy

mô HĐQT 0,001*** 0,005** -0,122***

(2,69) (2,16) (-2,96)

Quy mô -0,003*** -0,009*** 0,243***

(-7,18) (-2,78) (4,61)

Tỷ suất sinh lời trên VCSH 0,010*** 0,114*** -2,984***

(2,82) (4,02) (-6,46)

Tỷ lệ cho vay -0,000 0,010 0,137

(-0,20) (0,82) (0,66)

Tỷ lệ thanh khoản -0,000 -0,001 0,030

(-0,86) (-1,05) (1,34)

Hiệu quả hoạt động 0,001 0,026* -0,840***

(0,45) (1,81) (-3,52) Hằng số 0,049*** 0,144*** -1,720** (8,79) (3,35) (-2,45) Ảnh hưởng cố định năm Có Có Có Số quan sát 292 292 292 R2 điều chỉnh 20,48% 8,44% 18,66%

Bảng 3.25 trình bày kết quả cơ chế thơng qua đó của sở hữu NĐT trong nước ảnh hưởng đến rủi ro của NHTM Việt Nam. Trong mơ hình nghiên cứu tác giả sử dụng 3 biến đại diện cho nhân tố quản trị công ty là số thành viên độc lập (INDB), quy mô HĐQT (BOARD) và số thành viên nữ trong HĐQT (FEM). Tuy nhiên, biến INDB và biến FEM khơng có ý nghĩa thống kê nên khơng được trình bày trong kết quả của mơ hình. Biến chính trong mơ hình này là hệ số tương tác giữa biến sở hữu nhà nước với quy mô HĐQT.

Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mơ HĐQT có tác động ngược chiều đến rủi ro của NHTM Việt Nam. Kết quả này này ủng hộ lý thuyết nguồn lực, các ngân hàng có quy mơ HĐQT lớn bao gồm nhiều thành viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng và nhiều lĩnh vực khác nhau cho phép hỗ trợ nhau một cách hiệu quả trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến rủi ro, giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả. Kết quả cũng cho thấy hệ số ước lượng trên biến tương tác sở hữu NĐT trong nước*Quy mô HĐQT là dương và ý nghĩa thống kê trên cả hai mơ hình hồi quy cho biến độ lệch chuẩn ROA với mức ý nghĩa 1%, độ lệch chuẩn ROE với mức ý nghĩa 5%, và hệ số này là âm với mức ý nghĩa 1% đối với hệ số Z điều chỉnh. Kết quả này ủng hộ giả thuyết sở hữu NĐT trong nước thông qua cơ chế quản trị công ty tác động đến rủi ro của các NHTM Việt Nam và tác động của sở hữu NĐT trong nước đến rủi ro yếu hơn trong các ngân hàng có cơ chế quản trị cơng ty mạnh. Hay nói cách khác, vai trị của sở hữu NĐT trong nước yếu đi ở những NHTM có cơ chế quản trị công ty mạnh và mạnh lên ở những NHTM có cơ chế QTCT yếu.

3.3.4.3. Tác động của sở hữu nước ngồi đến rủi ro thơng qua cơ chế quản trị

Kết quả nghiên cứu được trình bày ở mục 3.3.2.3 ủng hộ cho giả thuyết sở hữu nước ngoài càng cao, rủi ro của các NHTM càng thấp. Tại các nước đang phát triển, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài giúp cải thiện nguồn nhân lực, kỹ năng, gia tăng khả năng quản trị. Ngoài ra, NĐT nước ngoài cũng gây áp lực lên chính phủ để thúc đẩy cải cách trong nước bằng cách cải thiện các quy định, cách

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 128 - 195)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)