- Thịt lá có cấu trúc xếp lớp.
SINH LÝ CHỐNG CHỊU CỦA THỰC VẬT VỚI CÁC ĐIỀU KIỆN BẤT LỢ
7.2.3. Tính chịu hạn của cây (chịu stress nước) 1 Tác hại của stress nước.
7.2.3.1. Tác hại của stress nước.
Hạn hán là một nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất cây trồng.
Có hai loại hạn hán: hạn trong đất và hạn trong khơng khí. Có loại hạn thực do thiếu nước trong mơi trường gây nên nhưng cũng có loại hạn sinh lý là loại hạn không phải do môi trường thiếu nước mà do
cây không hút được nước trong môi trường do nhiệt độ thấp, do nồng độ dung dịch môi trường quá cao ...
Khi hạn hán cây bị stress nước dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng:
- Gây nên hiện tượng co nguyên sinh và làm cho cây bị héo. Sự co nguyên sinh các tế bào diễn ra khi nồng độ nước trong môi trường quá cao hay do stress nước làm cho nước trong tế bào thất thốt ra ngồi nên khối Nguyên sinh chất của tế bào co lại, thể tích khơng bào thu hẹp.
Khi mơi trường thiếu nước kéo dài, tế bào mất nước không bào co lại, mô trở nên mềm yếu và sự héo xảy ra. Sự héo tạm thời nhưng cũng có thể vĩnh viễn nếu sự thiếu nước nghiêm trọng và kéo dài.
- Hạn hán cản trở sự vận chuyển nước trong mạch gỗ. Khi thiếu nước do hạn hán sự cung cấp nước cho rễ không đủ trong đêm để thủy hố các mơ đã bị thiếu nước ban ngày, các lơng hút bị tổn thương lớp ngồi vùng vỏ bị phủ suberin... đã làm giảm áp suất rễ để đẩy cột nước lên trong mạch gỗ. Đặc biệt khi thiếu nước sẽ hình thành nhiều bọt khí trong mạch gỗ phá vỡ tính liên tục của cột nước nên cột nước trong mạch gỗ không được đẩy lên liên tục.
- Hạn hán làm dày lớp cutin trên bề mặt lá làm giảm sự THN qua biểu bì.
- Hạn hán làm giảm mạnh quang hợp. Sự thiếu nước làm giảm cường độ quang hợp. Khi hàm lượng nước trong lá còn khoảng 40-50% quang hợp của lá bị đình trệ.
- Hạn hán cản trở sự sinh trưởng của cây. Do thiếu nứơc ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý nhất là quang hợp, nên làm giảm sinh trưởng, cây chậm lớn, năng suất giảm sút.