Hàm lượng nước.

Một phần của tài liệu giao-trinh-sinh-ly-thuc-vat (Trang 130)

- Thịt lá có cấu trúc xếp lớp.

HÔ HẤP CỦA THỰC VẬT

5.4.2.2. Hàm lượng nước.

Trong hô hấp nước vừa là sản phẩm vừa là nguyên liệu trực tiếp tham gia vào cơ chế hơ hấp. Nước cịn là dung mơi hồ tan các chất để tiến hành các phản ứng trong hô hấp.

Cường độ hô hấp liên quan chặt chẽ đến hàm lượng nước trong tế bào. Ở hạt khô, hàm lượng nước thấp (≤ 15%) hô hấp xảy ra rất yếu ớt. Hô hấp tăng cùng với sự tăng hàm lượng nước trong mô và đạt cực đại hô hấp khi hàm lượng nước trong mô đạt 80- 90%.

Khi hàm lượng nước trong mô bị giảm đột ngột (hạn hán, nhiệt độ cao) hô hấp lại tăng mạnh nhưng hiệu quả năng lượng lại thấp. Năng lượng thải ra khơng tích lại ở dạng ATP mà phần lớn thải ra ở dạng nhiệt làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên có thể dẫn đến hiện tượng chết khô của cây.

5.4.2.3. Nhiệt độ.

Hô hấp là một chuỗi các phản ứng hoá sinh xảy ra do sự xúc tác của các enzime. Hoạt tính enzime lại phụ thuộc vào nhiệt độ nên nhiệt độ có ảnh hưởng đến hơ hấp. Trong giới hạn nhiệt độ sinh lý, nhiệt độ càng cao hô hấp càng mạnh. Sự ảnh hưởng của nhiệt độ phụ thuộc nhóm sinh thái: cây chịu nóng có nhu cầu nhiệt độ đối với hơ hấp cao hơn nhóm cây chịu rét.

Bảng: Ngưỡng nhiệt độ của mộ số cây

Nhiệt độ Cây hàn đới Cây ôn đới Cây nhiệt đới Tối thiểu - 40 → - 30 -25 → -10 1 → 10 Tối ưu -5 → + 10 10 → 15 25 → 30 Tối đa +15 → + 25 30 → 35 40 → 45

Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến cường độ hơ hấp mà cịn ảnh hưởng đến hiệu quả trao đổi năng lượng trong hô hấp. Nhiệt độ cao làm cho hiệu quả năng lượng giảm.

Một phần của tài liệu giao-trinh-sinh-ly-thuc-vat (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)