- Thịt lá có cấu trúc xếp lớp.
4.5.1.1. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng.
Biên độ ánh sáng tác động đến quang hợp khá rộng. Quang hợp có thể tiến hành ngay ở điều kiện ánh sáng có cường độ thấp như áng sáng trắng, ánh sáng đèn dầu ... Tuy nhiên ở điều kiện ánh sáng yếu thì quang hợp xảy ra rất yếu, sản phẩm tạo ra không đủ bù cho lượng chất hữu cơ bị hô hấp phân huỷ. Ở điều kiện ánh sáng này quang hợp biểu kiến có trị số âm.
Khi cường độ ánh sáng tăng, cường độ quang hợp tăng lên đến mức bằng cường độ hô hấp thì quang hợp biểu kiến đạt trị số khơng. Trị số ánh sáng mà quang hợp biểu kiến bằng không là điểm bù ánh sáng. Tuỳ nhóm thực vật mà điểm bù ánh sáng thay đổi từ 25-85 Kcalo/dm2/h, cường độ hô hấp bằng cường độ quang hợp và đạt 1-3 mg/CO2/dm2/h.
Cường độ quang hợp tiếp tục tăng tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến khi ánh sáng đạt đến điểm no ánh sáng. Điểm no ánh sáng là cường độ ánh sáng mà khi vượt qua điểm đó cường độ quang hợp khơng thay đổi hoặc có chiều hướng giảm xuống mặc dù cường độ ánh sáng tiếp tục tăng. Tuỳ nhóm cây mà điểm no ánh sáng dao động khoảng 2000-6000 Kcalo/dm2/h. Đối với thực vật C4 hầu như khơng có điểm no ánh sáng vì ở nhóm thực vật này cường độ ánh sáng tăng, cường độ quang hợp tăng liên tục mà khơng có điểm dừng.
Đối với thực vật C3 khi ánh sáng có cường độ quá mạnh làm giảm quá trình quang hợp. Quang hợp giảm do ánh sáng có cường độ mạnh làm phá huỷ cấu trúc bộ máy quang hợp, có ảnh hưởng xấu đến quá trình oxi hố của sắc tố, làm giảm hoạt tính enzim quang hợp ...
Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quang hợp còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác.
Trước hết thành phần lồi khác nhau có nhu cầu ánh sáng khác nhau. Các lồi ưa sáng có nhu cầu ánh sáng mạnh hơn các lồi ưa bóng. Sự thích nghi với chế độ chiếu sáng của các nhóm cây một phần liên quan đến hàm lượng sắc tố và tỷ lệ các loại sắc tố trong lá. Cây ưa sáng có hàm lượng sắc tố thấp, tỷ lệ chla/chlb cao hơn cây ưa bóng.
Ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp còn liên quan đến tỷ lệ
các tia sáng, tỷ lệ tia sáng lại phụ thuộc kiểu chiếu sáng. Ánh sáng trực xạ có tỷ lệ tia sinh lý thấp hơn ánh sáng tán xạ nên Ánh sáng tán xạ có ảnh hưởng đến quang hợp tốt hơn ánh sáng trực xạ.
Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quang hợp còn liên quan
đến các yếu tố khác như hàm lượng CO2 trong môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, chất dinh dưỡng ...