Tiềm năng quang hợpở Việt Nam.

Một phần của tài liệu giao-trinh-sinh-ly-thuc-vat (Trang 111 - 112)

- Thịt lá có cấu trúc xếp lớp.

4.6.3. Tiềm năng quang hợpở Việt Nam.

Việt Nam là nước nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, trong khoảng từ vĩ độ 8 đến vĩ độ 23,5. Tổng bức xạ trong vùng này rất cao (9-10 tỷ Kcalo/ha) tổng giờ nắng trong năm rất lớn (1600-2300 giờ/năm). Tổng lượng nhiệt hàng năm khá cao, nhiệt trung bình hàng năm ở khoảng 23,4oC-27,4oC. Lượng mưa lớn, khoảng gần 2000mm/năm. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi đó nên năng suất sinh học lý thuyết có thể đạt 110-125tấn/ha/năm.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, những tiềm năng to lớn trên. Điều kiện tự nhiên của Việt Nam cũng có nhiều điều bất lợi cho quang hợp, ảnh hưởng xấu đến năng suất. Bởi vậy năng suất thực tế của các loại cây trồng ở Việt Nam còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều bất lợi trước hết là đất đai ở Việt Nam thường loại đất nghèo dinh dưỡng. Nhiều vùng đất trở nên đất bạc màu, đất chua phèn ... Lượng mưa cao nhưng phân bố không đều trong năm. Mùa mưa lượng mưa quá lớn gây ra ngập úng, ngược lại mùa khơ lượng mua q ít lại bị hạn hán nặng. Đặc biệt do trình độ thâm canh cịn ở mức thấp, chưa khai thác hết tiềm năng thiên nhiên nên năng suất cịn thấp và bấp bênh.

Đó chính là những vấn đề thực tiễn đòi hỏi các nhà khoa học Việt Nam quan tâm nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng thiên nhiên ưu đãi để biến nó thành năng suất cao cho các loại cây trồng.

1. Nguyễn Duy Minh, Quang hợp, NXB GD Hà Nội, 1981.

2. Phạm Đình Thái, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Lương Hùng, Sinh lý học thực vật, NXB GD, Hà Nội, 1987.

3. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn, Sinh lý học thực vật, NXB GD, Hà Nội, 1999.

Chương 5

Một phần của tài liệu giao-trinh-sinh-ly-thuc-vat (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)