Những giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số ý kiến hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Hoành Bồ thời kỳ 2001-2010 docx (Trang 73 - 83)

3.2.1 Huy động nguồn vốn và chính sách đầu tư có tập trung.

Nguồn vốn đầu tư là rất lớn, để thực hiện kế hoạch đầu tư dự án quy hoạch đã kiến nghị nhiều giải pháp, quan trọng nhất vẫn là giải pháp huy động được vốn.

Theo khái tính về nhu cầu vốn đầu tư đảm bảo cho mức tăng trưởng bình quân chung của nền kinh tế như quy hoạch đề ra, thì phải có vốn đầu tư cho cả thời kỳ 1999-2000 khoảng 30 đến 31 tỷ đồng và thời kỳ 2001-2010 khoảng 500-550 tỷ đồng, gồm cả vốn cho xây dung kết cấu hạ tầng và phát triển xã hội. Thời kỳ 1999-2000 nền kinh tế huyện tự đảm bảo 10-20% nhu cầu, thời kỳ 2001-2010 nền kinh tế tự đảm bảo 20-30% tổng nhu cầu. Phần vốn thiếu hụt huyện sẽ kêu gọi thông qua các nguồn vốn:

- Nguồn vốn của các chương trình mục tiêu Quốc gia: như chương trình xây dung vùng kinh tế Đông Bắc, chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hỗ trợ đồng bào dân tộc ĐBKK, dự án trồng 5 triệu ha rừng, giáo dục y tế, DS- KHHGD, văn hoá thông tin, phát thanh, truyền hình… đầu tư trên địa bàn.

- Nguồn vốn của các Bộ, ngành TW, các địa phương khác, các tổ chức kinh tế- xã hội trong và ngoài nước hỗ trợ.

- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước: Trung ương và Tỉnh hỗ trợ chủ yếu đầu tư cho các loại công trình thiết yếu, do tỉnh quản lý phân bổ và giao đến từng xã để thực hiện.

- Nguồn vốn hợp tác quốc gia : ODA (nếu có), kể các viện trợ và vốn vay, thực hiện đầu tư theo dự án hoặc chương trình.

- Nguồn vốn tín dụng đầu tư: Chủ yếu cho vay phát triển sản xuất. Ngân hàng phục vụ người nghèo thực hiện theo cơ chế hiện hành.

- Nguồn vốn do tỉnh, huyện huy động: từ các thành phố, thị xã, các quận, huyện, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế- xã hội đóng trên địa bàn, tham gia dưới ba hình thức:

+ Nhận xây dung một công trình cụ thể nào đó trên địa bàn xã.

+ Hỗ trợ vốn cho xã để kết hợp với các nguồn vốn khác đầu tư công trình. + Giúp đỡ bằng ngày công lao động trực tiếp hoặc bằng tiền tương ứng.

Hết sức coi trọng việc sử dụng hợp lý vốn đầu tư, hiệu quả của công việc đầu tư và khả năng thu hồi vốn, trả nợ. Vì vậy, huyện cần có chính sách đầu tư ưu tiên trong giai đoạn 1999-2010 cơ cấu đầu tư của Hoành Bồ theo hướng như sau:

Bảng 3. 1 : Dự báo cơ cấu đầu tư

Đơn vị:%

1999-2010 Trong đó

1999-2005 2006-2010

Toàn nền kinh tế 100 100 100 - Dịch vụ và kết cấu hạ tầng 58 55,2 59,9 - Công nghiệp- xây dung 30,2 25,2 33,5 - Nông- ngư nghiệp 11,8 19,6 6,6

3.2.2 Tìm kiếm mở rộng thị trường:

Ngoài việc chú trọng thị trường tại huyện Hoành Bồ cần tăng cường công tác tiếp thị, tìm kiếm và mở rộng thị trường bên ngoài, nhất là các đô thị và khu công nghiệp, cũng như các thị trường nước ngoài để xuất khẩu. Trong đó và trước hết cần coi trọng thị trường Hạ Long, Uông Bí và qua hành lang đường 18 đến các nơi khác.

Tăng cường công tác thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin về thị trường, giá cả để cho các tổ chức kinh tế, người sản xuất nắm bắt nhanh nhạy, xác định các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thích ứng với thị trường. Mặt khác cần chú trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công nghệ và sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, cạnh tranh được trên thị trường. Tích cực tìm thị trường mới, kể cả thị trường xuất khẩu. Chú trọng mối quan hệ khăng khít giữa các khâu trong một quá trình sản xuất. Trong đó thương nghiệp trên địa bàn huyện cần được sắp xếp, tổ chức và quản lý theo hướng hình thành các đại lý thu mua, tiêu thụ sản phẩm ở các trung tâm thị trấn, thị tứ và các điểm nút giao thông.

3.2.3 Dân số, kế hoạch hoá gia đình và đào tạo nguồn nhân lực:

Phát triển các trung tâm chuyên môn và công tác tuyên truyền để thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình, giảm hơn nữa tỷ lệ gia tăng dân số xuống dưới 1,8%, nâng cao thể lực và trí lực cho nhân dân trong huyện.

Chủ động bằng nhiều cách khác nhau thực hiện đào tạo mới nguồn lao động có đủ đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế hoạt động trong cơ chế thị trường.

Tập trung đào tạo để mỗi xã đến năm 2010 có ít nhất 3-4 cán bộ có trình độ Đại học về trồng trọt, chăn nuôI, thuỷ sản và kinh tế; mỗi xã có ít nhất 2-3 cán bộ có trình độ Đại học về y dược.

Đào tạo đội ngũ giáo viên vừa có trình độ vừa có tâm huyết với nghề.

Đào tạo giáo viên dạy nghề để đảm bảo dạy nghề cho người lao động tại chỗ.

Đào tạo các chủ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các chủ hộ gia đình có trình độ chuyên môn về quản lý kinh doanh.

Đào tạo lại cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cán bộ tham mưu cho các cấp chính quyền, đào tạo công chức nhà nước các cấp.

- Quan tâm đặc biệt đến công tác giáo dục đào tạo:

+ Nâng cao chất lượng đào tạo các cấp, có chính sách khuyến khích động viên học sinh giỏi.

+ Chú trọng đầu tư xây dung cơ sở vật chất cho các trường và quan tâm đến đời sống và trình độ của đội ngũ giáo viên.

- Khuyến khích thu hút nhân tài: có các chính sách thoả đáng để có thể thu hút các nhà khoa học, các chuyên gia giỏi từ trung ương hoặc từ các vùng lân cận đóng góp vào việc xây dung kinh tế xã hội của địa phương.

3.2.4 Vận dụng một cách sáng tạo các cơ chế và chính sách quản lý kinh tế trên địa bàn huyện: địa bàn huyện:

Tiếp tục giảI phóng năng lực sản xuất, thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, động viên tối đa nguồn lực trong huyện và ngoài huyện. Thực sự dân chủ hoá trong đời sống kinh tế xã hội. Đảm bảo cho mọi người trong khuôn khổ pháp luật được quyền tự do sản xuất kinh doanh, được đảm bảo quyền sở hữu, sử dụng các tư liệu sản xuất và quyền thu nhập hợp pháp giá trị làm ra. Được quyền tự do hành nghề, lựa chọn nơI làm việc, thuê mướn nhân công… khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng cho mình và cho xã hội.

Phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước để đóng vai trò chủ đạo chi phối các thành phần kinh tế khác trong các lĩnh vực công nghiệp sản xuất VLXD, chế biến nông sản thực phẩm, quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi. Trong hoạt động thương mại, xuất khẩu tiêu thụ đầu ra của sản xuất nông, công nghiệp, dịch vụ và đời sống… mặt khác, cần chuyển cơ chế quản lý sang hình thức mới như cổ phần hoá hoặc khi cần thiết có thể giảI thể hoặc đấu thầu cá cơ sở là ăn kém hiệu quả.

- Cụ thể hoá các chính sách ưu tiên trong các lĩnh vực sử dụng đất đai, thuế, tín dụng…tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thu hút nhiều nguồn vốn và sẵn sàng đón nhận các dự án đầu tư vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Tích cực đề nghị nhà nước điều chỉnh tỷ lệ điều tiết các nguồn thu chi trên địa bàn của huyện, thực hiện thu chi ngân sách đứng và có hiệu quả cao nhất trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Tâng cường công tác cảI cách hành chính, nâng cao trình độ cho cán bộ công chức các cấp, triệt để chống tham nhũng và nâng cao trình độ quản lý điều hành các ngành.

- Thực sự đổi mới hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp để vai trò điều hành sản xuất, thực hiện công nghiệp hoá nông thôn của ban quản lý HTX tập trung vào các dịch vụ

thiết yếu mà từng hộ xã viên không làm đựơc hoặc làm không có hiệu quả ( nước, giống, cung cấp vật tư, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ kỹ thuận…)

Tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ để thực sự là đơn vị sản xuất cơ bản. Tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân an tâm đầu tư làm ăn lâu dài, khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện.

3.2.5 Tận dụng tối đa sự hợp tác giữa huyện với tỉnh và trung ương.

Nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, hợp tác tạo cú hích ban đầu cho sự phát triển của huyện cần tranh thủ tối đa sự hợp tác, giúp đỡ của trung ương và tỉnh.

Trung ương và tỉnh hỗ trợ về phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp thông tin ( nhất là cung cấp thông tin kinh tế, tiếp thị, tiến bộ kỹ thuật- công nghệ…) Chuyển giao công nghệ, đào tạo, giúp huyện triển khai, nghiên cứu các dự án lớn để kêu gọi vốn bên ngoài… huyện chủ động xây dung những cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của huyện để huy động toàn dân tham gia xây dung và thực hiện quy hoạch, khuyên khích phát triển làng, xã, sức mạnh cộng đồng.

3.2.6 áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ và bảo vệ môi trường

Luôn quán triệt vai trò quan trọng của khoa học kỹ thuật và bảo vệ tài nguyên môI trường trong việc triển khai công tác quy hoạch.

- Trước hết cần đẩy mạnh khâu áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp. + Lựa chọn tập đoàn cây thích hợp có giá trị kinh tế cao cho chương trình trồng cây gây rừng theo phương châm “đất nào cây nây”. Đặc biệt, khâu lựa chọn giống và các biện pháp kỹ thuật trong việc trồng và chăm sóc rừng. Chú trọng khâu chế biến và tiêu thụ để giảI quyết đầu ra một cách ổn định chắc chắn cho ngành lâm nghiệp với các sản phẩm nhựa thông, gỗ, quế…

+ Trong nông nghiệp, tích cực đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc chọn bộ giống lúa và hoa mầu phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, xây dựng lịch thời vụ và phổ biến sâu rộng cho từng người nông dân, tìm kiềm các cây trồng vật nuôI mới có giá trị kinh tế cao để nhân rộng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong việc nuôI gia súc gía cầm và nuôI trồng thuỷ sản.

- Trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: cần thay thế dần các thiết bị, công nghệ cũ bằng công nghệ thiết bị mới. Có sự ưu tiên cho các dự án đầu tư với trang thiết bị và công nghệ mới.

- Luôn coi trọng công tác bảo vệ tài nguyên môi trường bằng việc truyền thông, phổ biến chính sách và bằng các quy định cụ thể dưới luật.

3.2.7 Tổ chức thực hiện quy hoạch trên cơ sở hoạch định các dự án ưu tiên đầu tư: tư:

Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, tiến hành xây dựng các dự án, công trình cụ thể và tiến hành quy hoạch chi tiết để triển khai các kế hoạch đầu tư.

Nhu cầu đầu tư cho quá trình xây dựng và phát triển là rất lớn nên nguồn vốn huy động cần phải được xem xét một cách hợp lý để định ra các dự án ưu tiên. Khi các dự án ưu tiên được xác định sẽ là cơ sở khoa học và trở thành chủ trương thống nhất trong việc thực hiện các bước đI của công tác quy hoạch. Thứ tự ưu tiên cần được bổ xung và điều chỉnh để thích hợp với những tình thế phát triển mới.

Từ thực tế thường xuyên tiến hành hoàn thiện quy hoạch cho sát với tình hình mới trên tinh thần mềm dẻo, linh hoạt, thiết thực. Sauk hi được duyệt cân phổ biến quy hoạch cũng như các quy hoạch chi tiết để nhân dân biết và thực hiện.

Kết luận

Quá trình hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Hoành Bồ được xây dựng trên cơ sở phân tích đánh giá lại các nguồn lực và điều kiện cho phát triển, dựa vào các định hướng lớn được xác định trong các Báo cáo của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện Hoành bồ để đặt ra phương hướng quy hoạch đến năm 2010.

Mục tiêu cơ bản của công tác quy hoạch là: Tạo căn cứ cho việc hoạch định các chủ trương phát triển, các kế hoạch hợp tác và đầu tư, đón trước cơ hội nhằm phối hợp và hoà nhập với quá trình phát triển và vận động mạnh mẽ của Tỉnh Quảng Ninh, của vùng Đông Bắc vùng phát triển kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước đồng thời Ngiên cứu toàn diện, tập trung lý giảI những vấn đề then chốt trong quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực và các nhiệm vụ then chốt. Đồng thời đề xuất các danh mục cần đầu tư trong giai đoạn đến năm 2010, tính toán, đặt ra các giải pháp những bước đi phù hợp với điều kiện của huyện.

Trong quá trình thực hiện đến nay nhiều chỉ tiêu, mục tiêu đặt ra trong quy hoạch cần thiết phải bổ sung, hoàn thiện để phát huy lợi thế của huyện; đưa nhịp độ tăng trưởng kinh tế lên một bước trong quá trình hội nhập.

Tài liệu tham khảo

1.Báo cáo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh 2.Báo cáo của Đảng bộ huyện Hoành Bồ 3.Mạng Internet

4. Nghị quyết Đại hội tỉnh lần thứ XII 5.Nghị quyết Đại hội tỉnh lần thứ XXI

6. Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện Hoành Bồ lần thứ XXII.

7. Điều chỉnh, định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2010

8. Quy hoạch phát triển các ngành và các lĩnh vực kinh tế xã hội của huyện.

9. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Hoành Bồ thời kỳ 2000-2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt.

10.Thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Hoành Bồ giai đoạn 2000-2005. 11.Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam

12. Đỗ Doãn Hải, Trương Xuân Khiêm – Quy hoạch phát triển mạng lưới GTVT Việt Nam – 1995 tuyển tập hội thảo phát triển kết cấu hạ tầng – Hội xây dựng Việt Nam.

13. Số liệu cơ bản điều tra nông thôn của cục thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 1995. 14. Quy hoạch sử dụng đất phát triển ngành thuỷ sản Quảng Ninh thời kì 1997 – 2010 của sở thuỷ sản tháng 4/1998.

15. Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai huyện Hoành Bồ thời kì 2003 – 2010.

16.Niên giám thống kê huyện Hoành Bồ năm 2005.

17. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2000-2010 của các huyện Yên Hưng, Hoành Bồ, Vân Đồn, Cô Tô, Tiên Yên, Quảng Hà.

18. Tổng quan phát triển ngành thuỷ sản Quảng Ninh giai đoạn 1996-2010 19. Hệ thống báo cáo tổng kết năm và tổng kết 5 năm thời kỳ 2000-2005

20. Đề tài tổng quan của UBND tỉnh về: Khai thác sử dụng đất hoang hoá ven sông, ven biển và mặt nước nhằm phát triển kinh tế và bố trí ổn định dân cư đến năm 2000 và 2010 tỉnh Quảng Ninh, Quyết định 2107 QĐ/UB ngày 28 tháng 8 năm 1996

Mục lục

Lời mở đầu ... 1

Chương 1:Cơ sở lý luận, hoàn thiện quy hoạch vùng lãnh thổ ... 4

1.1 Phân vùng: ... 4

1.2 Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội ... 4

1.2.1 Nguyên tắc chung của lập quy hoạch ... 4

1.2.1.1 Mục tiêu chính của quy hoạch ... 4

1.2.1.2 Phương hướng của quy hoạch ... 5

1.2.1.3 Nhiệm vụ chính của công tác quy hoạch gồm: ... 6

1.2.1.4 Cơ sở để lập quy hoạch gồm: ... 6

1.2.2 Nội dung của việc lập quy hoạch. ... 7

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số ý kiến hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Hoành Bồ thời kỳ 2001-2010 docx (Trang 73 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)