Tổng quan chung

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số ý kiến hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Hoành Bồ thời kỳ 2001-2010 docx (Trang 32 - 83)

2.2.1.1 Tăng trưởng kinh tế.

Trong những năm qua huyện đã tận dụng những ưu thế của mình, đẩy mạnh việc phát triển kinh tế. Tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 15,1%, so với nghị quyết tăng 7,1% cao hơn tốc độ tăng của giai đoạn 1996-2000 là 8,6%. Trong đó: công nghiệp – xây dựng tăng nhanh nhất, đạt 28,3%; thương mại – dịch vụ tăng 12,4% và nông – lâm – nghư nghiệp tăng 7,4%.

Năm 2005, tổng giá trị sản xuất toàn huyện (GTSX) đạt trên 563 tỷ đồng (giá thực tế), tăng gấp 2,64 lần so với năm 2000. GDP bình quân đầu người đạt 5,963 triệu đồng/ năm, gấp 2,16 lần năm 2000.

Khu vực nông, lâm ngư nghiệp đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Giá trị sản xuất tăng bình quân 10%/năm ( vượt so với kế hoạch đề ra là 4%). Cơ cấu nội ngành đã có những chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, huyện đã tập chung chỉ đạo chuyển đổi nhanh cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, chủ động đưa giống lúa mới có ưu thế về năng suất, chất lượng vào gieo trồng.

Ngành công nghiệp – xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao, khá ổn định, giá trị sản xuất bình quân hàng năm tăng 24,9%. Trong đó có sự tăng mạnh từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng, gốm...góp phần đáng kể vào việc đẩy nhanh phát triển kinh tế toàn huyện.

Các ngành thương mại – dịch vụ phát triển đa dạng, từng bước trở thành lĩnh vực mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế chung của huyện.Giai đoạn 2001- 2005, ngành thương mại – dịch vụ có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khá cao (7,25%). Thị trường giao lưu hàng hoá và các loại hình dịch vụ được mở rộng, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, đảm bảo cung ứng hàng hoá cho mọi nhu cầu xã hội.

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thời kỳ 2001 – 2005 khá ổn định, kết quả thực hiện (15,1%) đạt và vượt mục tiêu đề ra, các mục tiêu kế hoạch đã ngày càng sát với thực tiễn, có tính khả thi cao hơn so với trước đây. Tuy nhiên vẫn chưa thực sự vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành, vùng kinh tế còn thấp. Chưa phát huy được hết những tiềm năng, lợi thế của huyện

Biểu 2.1: Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2001-2005 Tiêu chí Đơn vị Năm Tốc độ tăng BQ 2001 2002 2003 20040 2005 I. Tốc độ tăng GDP % 14,6 14,5 14,7 14,0 14,0

II.Tổng sản phẩm- GDP

(giá HH) Tr.đ 122694 141561 169570 215262

245157

- Nông, lâm ngư ngiệp ’’ 42282 44171 51299 57504 62008 - Công nghiệp- XD ’’ 27986 37113 49529 72357 94083 - Thương mại- dịch vụ ’’ 52426 60211 68697 85401 89066

III.Tổng sản phẩm-GDP

(giá so sánh) Tr.đ 98109 110979 127709 158740 175274 15,10

- Nông, lâm, ngư nghiệp ’’ 36316 38113 43086 47180 49162 7,44 - Công nghiệp – XD ’’ 22034 28230 36698 52315 66558 28,34 - Thương mại, dịch vụ ’’ 39759 44636 47925 59245 59554 12,33

IV. Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 100 100

- Nông, lâm, ngư nghiệp ’’ 34,5 31,2 30,3 26,7 25,3 - Công nghiệp – XD ’’ 22,8 26,2 29,2 33,6 38,4 - Thương mại, dịch vụ ’’ 42,7 42,6 40,5 39,7 36,6

V. GDP bq đầu người 1000đ 3.139 3.588 4.229 5.298 5.936 16,58

(Nguồn: niên giám thống kê huyện Hoành bồ năm 2005) 2.2.1.2 Cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng, thương mại- dịch vụ.

Tỷ trọng giá trị tăng thêm của khối nông- lâm- ngư nghiệp năm 2000 là 39,6% giảm xuống còn 28%, công nghiệp và xây dựng năm 2000 là 22%, năm 2005 tăng lên 38%, khối dịch vụ năm 2000 đạt 38,4%, năm 2005 giảm còn 34%.

Tính theo giá trị sản xuất: năm 2000 ngành nông- lâm- ngư nghiệp đạt 35,04%, năm 2005 giảm xuống còn 23,89%. Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng từ 30,44% năm 2000 lên 45,14% năm 2005. Giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ cũng tăng từ 34,5% năm 2000 lên 36% năm 2005.

Biểu 2.2: Cơ cấu kinh tế ngành qua các năm (tính theo GDP, GHH)

2000 2001 2002 2003 2004 2005

Tổng số 100 100 100 100 100 100 Nông, lâm, ngư nghiệp 37,0 34,5 31,2 30,2 26,8 25,4 Công nghiệp, xây dựng 22,2 22,8 26,2 29,3 33,6 38,4 Dịch vụ 40,8 42,7 42,6 40,5 39,65 36,2

( nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoành Bồ 2005)

Tình hình chuyển dịch cơ cấu của huyện Hoành Bồ sẽ được làm rõ hơn trong bức tranh chung của tỉnh Quảng Ninh và của cả nước.

Biểu 2.3: So sánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hoành Bồ với tính Quảng Ninh và cả nước (tính theo GDP- giá thực tế)

Đơn vị: % Chỉ tiêu 2000 2005 Huyện HB Tỉnh QN Cả nước Huyện HB Tỉnh QN Cả nước Cơ cấu GDP 100 100 100 100 100 100 Nông lâm nghiệp 37,0 9,5 24,53 25,4 8,3 20,89 Công nhiệp- XD 22,2 52,4 36,73 38,4 50,3 41,04 Dịch vụ 40,8 38,0 38,74 36,2 41,4 38,07 Chuyển dịch cơ cấu

Nông lâm nghiệp - - - -11,6 -1,2 -3,64 Công nghiệp- XD - - - 16,2 -2,1 4,31 Dịch vụ - - - -4,6 3,4 -0,67

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoành Bồ 2005, NGTK Việt Nam 2005)

Trong những năm qua huyện Hoành Bồ là huyện nông nghiệp đã có bước chuyển dịch cơ cấu khá mạnh mẽ trong tương quan so sánh với cả nước và tỉnh. Huyện đã tập chung khai thác, tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận tiện cho việc phát triển công ngiệp, đẩy mạnh nền công nghiệp toàn huyện. Do đó ngành công nghiệp đã có sự chuyển dịch rõ rệt nhất, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của huyện.

Sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư qua các giai đoạn đã tác động lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP của huyện, thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt đô thị và nông thôn. Cùng với điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo ngành, đầu tư cho các vùng cũng có sự phân bổ và điều chỉnh tích cực. Huyện đã tập trung đầu tư về công nghiệp và thương mại, dịch vụ cho các vùng kinh tế trọng điểm ở thị trấn Trới, xã Thống Nhất, Lê Lợi, tạo động lực thúc đẩy, lôi kéo các vùng khác phát triển. Các xã vùng thấp tập trung sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh đánh bắt, nuôi trồng hải sản gắn với bảo vệ nguồn thuỷ sản. Các xã vùng cao bước đầu phát huy thế mạnh để phát triển cây gỗ nguyên liệu và chăn nuôi gia súc có giá trị kinh tế cao.

Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển tuy đã tăng nhanh về số lượng, nhưng còn nhiều mặt hạn chế: chưa tạo được môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút mạnh các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Hiệu quả đầu tư một số chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội đạt thấp, nhất là đầu tư từ nguồn ngân sách và tín dụng Nhà nước, nhiều dự án còn phải trông chờ vào sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

2.2.1.3 Thu, chi ngân sách:

Công tác thu ngân sách được đổi mới theo cơ chế phân cấp nguồn thu cho các xã, thị trấn, góp phần ổn định, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Thông qua các cơ chế tài chính và sự điều hành quản lý ngân sách; kết quả thu ngân sách trên địa bàn huyện trong những năm qua đạt khá. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện 5 năm ước đạt 47.933 triệu đồng, tăng bình quân 11,4%/năm. Trong đó, chủ yếu là thu từ biện pháp tài chính và thuế khác. Tổng thu ngân sách huyện năm 2005 đạt trên 40 tỷ đồng; gấp 2,96 lần so với tổng thu ngân sách huyện năm 2000.

Tổng chi ngân sách Nhà nước 5 năm ước đạt 177,944 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm 25,5%. Trong đó chi xây dựng cơ bản ước đạt 41.297 triệu đồng, chiếm 23,2% tổng chi ngân sách huyện. Chi ngân sách đã đáp ứng kịp thời cho các hoạt động kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng, đồng thời huyện đã chú trọng việc tiết kiệm chi ngân sách giành kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ bản.

Tổng thu và chi ngân sách so với GDP huyện tăng dần trong 5 năm qua và được thể hiện trong biểu sau:

Biểu 2.4: Thu, chi ngân sách huyện Hoành Bồ so với GDP giai đoạn 2001-2005 Đơn vị:Triệu đồng,% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 GDP 106.871 122.694 141.561 169.570 215.262 245.157 Tổng thu NS 13.609 19.474 27.765 42.796 54.985 40.243 % so GDP 12,73 15,87 19,61 25,24 25,24 16,42 Tổng chi NS 12.916 18.632 27.152 40.426 40.426 40.234 % so GDP 12,09 15,19 19,18 23,84 24,07 16,41

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoành Bồ năm 2005)

2.2.1.4 Đầu tư phát triển:

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn bộ xã hội thời kỳ 2000-2005 ước đạt 1.655.284 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách địa phương quản lý là 132.707 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 44,8%. Vốn ngân sách đã tập trung đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, tạo điều kiện thu hút nguồn lực trong dân vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Hướng đầu tư tập trung có trọng tâm, trọng điểm hơn, vào những lĩnh vực then chốt, vùng trọng điểm như thị trấn Trới, xã Thống Nhất, Lê Lợi, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội toàn huyện, đồng thời cũng quan tâm đầu tư các vùng khó khăn, các xã vùng cao nâng dần mức sống dân cư ở các vùng này.

2.2.1.5 Thu nhập và đời sống dân cư:

Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2001-2005 đạt 16,6%. Năm 2005 GDP bình quân đầu người đạt gần 6 triệu đồng/ người/ năm, thấp hơn khá nhiều so với mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước ( trên 10 triệu đồng/người/năm).

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, những năm qua đời sống nhân dân trong huyện được cải thiện rõ nét. Tỉ lệ hộ nghèo năm 2005 giảm xuống còn 4,59% từ 14,83%

năm 2000 ( tiêu chí cũ). Tỷ lệ trẻ em suy sinh dưỡng từ 29,7% năm 2000 giảm xuống còn 21% năm 2005. Số hộ dùng nước sạch, số hộ có các phương tiện nghe nhìn, đi lại, xây dựng nhà mới tăng.60% số hộ trong toàn huyện được dùng nước hợp vệ sinh.

2.2. 2 Tình hình phát triển các ngành và các lĩnh vực.

2.2.2.1 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Huyện Hoành Bồ có nguồn tài nguyên đa dạng: đá vôi, đất sét, than, cát, cuội, sỏi... thuận lợi cho phát triển công nghiệp, xây dựng cơ bản. Sản xuất công nghiệp thời gian qua có nhiều khởi sắc. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt 134.039 triệu đồng ( giá so sánh), tốc độ tăng bình quân 24,9% /năm, vượt nghị quyết Đại hội lần thứ XXI là 12,9%. Huyện đã chú trọng hơn đến công nghiệp chế biến, tuy nhiên ngành công nghiệp chế biến hiện vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với công nghiệp khai thác. Năm 2005, công nghiệp khai thác chiếm tới 62,71%, công nghiệp chế biến chiếm 37,29% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện.

Biểu 2.5: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp (GSS)

Đơn vị: %

Năm

Chỉ tiêu

2001 2002 2003 2004 2005

Toàn nghành CN trong GDP 25,8 28,2 29,7 30,3 35,1

Cơ cấu nội ngành: 100 100 100 100 100 - Công nghiệp khai thác 76,7 70,9 76,2 86,9 62,7 - Công nghiệp chế biến 23,3 29,1 23,8 13,1 37,3

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoành Bồ năm 2005)

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã có sự đầu tư mạnh mẽ vào ngành công nghiệp của địa phương, tính đến năm 2005 có 40 doanh nghiệp ngoài quốc doanh được cấp đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đầu tư là 229.847 triệu đồng. Năm 2006 huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng như nhà máy xi măng Hạ Long, Xi măng Thăng Long, Công ty Gốm xây dựng Hạ Long, công ty trách

nhiệm hữu hạn Hưng Long. Nhiều công ty, doanh nghiệp tư nhân đã và đang đi vào sản xuất, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế xã hội huyện. Khu vực kinh tế Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công ngiệp huyện, chiếm tới 83% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn ( năm 2005).

Biểu 2.6: Tình hình sản xuất công ngiệp trên địa bàn huyện

Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005

1. GTSX CN theo GSS Tr.đồng 45.764 49.297 63.224 78.790 103.853 134.039 2. GTSX CN theo GHH Tr.đồng 57081 63075 82980 106338 144240 196164 3. Số cơ sở SX CN Cơ sở 288 338 381 384 360 365 4. Lao động sản xuất CN Người 1262 1363 1574 1648 1616 2739 5. Sản phẩm CN chủ yếu - Than đá 1000 tấn 122 132 154 168 226 324 - Gạch nung 1000 viên 2920 3556 6434 14202 30840 75000 - Đá các loại 1000 m3 17 38 53 104 121 145 - Vôi Tấn 2800 3200 3880 3500 3500 3500

( Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoành Bồ năm 2005)

Biểu 2.7: Một số chỉ tiêu phát triển ngành công nghiệp năm 2005

TT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ

(%)

Tđộ 01- 05 (%)

Chia theo thành phần kinh tế

Cá thể 352 96,4 5,4 Các thành phần khác 13 3,6 -5,2 Chia theo ngành công nghiệp

Khai thác 41 11,2 -7,9 Chế biến 324 88,8 7,6 Điện, khí đốt và nước 1 0,0

2 Giá trị sản xuất (tỷ đồng- GSS) 134 100

Chia theo ngành công nghiệp

Khai thác 84 62,7 20,3 Chế biến 50 37,3 40,0 Chia theo cấp quản lý

TW 133,8 99,9 25,8 Cá thể 0,2 0,1 3,3

3 Lao động công nghiệp (người) 2739 100

Khai thác 1664 60,8 18,4 Chế biến 1044 38,1 15,0 Điện, khí đốt và nước 31 1,1 2,1

2.2.2.2 Thương mại – dịch vụ.

Năm 2005 tổng giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện là 252.737 triệu đồng – chiếm 44,9% tổng giá trị sản xuất toàn huyện. Giai đoạn 2001-2005, giá trị sản xuất thương mại, du lịch tăng khá với 16,17% năm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất, kinh doanh phục vụ đời sống nhân dân.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 140.154 triệu đồng, tăng bình quân hàng năm là 7,25%. Thị trường giao lưu hàng hoá và các loại hình dịch vụ được mở rộng, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đảm bảo cung ứng hàng hoá cho mọi nhu cầu xã hội.

Trong số lao động hoạt động trong lĩnh vực này năm 2005 là 1.338 người, tăng 5,4% so với năm 2004, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại. Hiện huyện không có lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Số cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch và khách sạn nhà hàng trên địa bàn ước tính năm 2005 là 1.167 cơ sở, trong đó có 951 cơ sở (81,5%) hoạt động thương mại, còn lại là các cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà hàng. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch của huyện vẫn còn thiếu thốn và yếu kém, nhìn chung huyện vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng, lợi thế du lịch của mình, vốn đầu tư cho các khu du lịch, vui chơi giải trí còn thấp.

Dịch vụ vận tải phát triển nhanh. Doanh thu vận tải năm 2005 ước đạt 54.500 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 61,45%, cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá và đi lại của nhân dân.

Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển. Doanh thu năm 2005 đạt 5 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 16,8%. Huyện đã chú trọng đầu tư nâng cấp mở rộng và phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông đến trung tâm các xã. Hoàn thành việc xây dựng 10 điểm bưu điện văn hoá và 2 bưu cục loại 3 với tổng số vốn đầu tư xây lắp trên 2.900 triệu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số ý kiến hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Hoành Bồ thời kỳ 2001-2010 docx (Trang 32 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)