được xấc định như sau:
Về kinh tế:
-Tăng trưởng kinh tế bình quân; 26-28%/năm. + Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 38- 40%/năm. + Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 24-25%/năm. + Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng 8-9%/ năm. - Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng 12,5% Về xã hội:
Thực hiện có hiệu quả chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ sinh hàng năm khoảng 0,6%
Giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Hàng năm tạo việc làm cho từ 500 đến 700 lao động.
Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 16% vào năm 2010. Nâng cao mức sống dân cư, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%( theo tiêu chí mới)
Về xây dựng đảng, chính quyền và đoàn thể:
Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, đoàn thể nhân dân ở cơ sở đạt vững mạnh từ 65% trở lên.
Phát triển đảng viên mới đạt 5% trở lên so với tổng số đảng viên của đảng bộ huyện.
3.1.3 Điều chỉnh phương hướng phát triển ngành và lĩnh vực kinh tế:
3.1.3.1 Công nghiệp, Tiểu Thủ Công Ngiệp:
Phát triển công nghiệp là hướng quan trọng, đóng góp phần quyết định trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là đối với một huyện miền núi ven biển như Hoành Bồ. Đặc biệt với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thích hợp cho việc phát triển công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng; tạo thế cho ngành công ngiệp - xây dựng phát triển mạnh, ổn định làm động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình hiện đại hoá nông nghiệp và công nghiệp hoá nông thôn.
Phát huy các ngành có thế mạnh của huyện ( vật liệu xây dựng). Xây dựng một số ngành công nghiệp mới với công nghệ sạch, công nghệ cao phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của huyện nói riêng và của tỉnh Quảng Ninh nói chung trong tương lai. Phát triển ngành xây dựng ngày càng tiên tiến, hiện đại.
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng đầu tư chiều sâu, đưa các thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Đẩy nhanh quá trình tích luỹ nội bộ, tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng trong các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế để tập trung vốn cho phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Kết hợp khai thác tối đa các nguồn lực và lợi thế của huyện với tranh thủ thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài ( bao gồm cả trong và ngoài nước). Có sự phối hợp, hỗ trợ, phân công chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất của công nghiệp Trung Ương, công nghiệp địa phương và công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp, xây dựng của huyện, phù hợp với định hướng và lợi thế của huyện Hoành Bồ như công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa,
chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Nhằm thu hút nhiều lao động, phát huy hiệu quả đầu tư nhanh, góp phần tăng trưởng cao và tích luỹ lớn cho nền kinh tế trên địa bàn huyện.
Lập quy hoạch và triển khai xây dựng hạ tầng cụm sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung của huyện. Phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn, khuyến khích phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp nhằm giải quyết việc làm và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Xây dựng cơ chế chính sách phát triển công nghiệp đồng bộ, đặc biệt lưu ý đến phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ cho phát triển công nghiệp gồm giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, hiện đại hoá.
Khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp, trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ về tín dụng, mặt hàng sản xuất, tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư bên ngoài; khuyến khích các dự án đang hoạt động tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất.
Phát triển công nghiệp là một hướng quan trọng,góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
Chú trọng phát triển các ngành có khả năng cạnh tranh và thu hút nhiều lao động. Phát triển và phân bố hợp lý các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ, nhất là nguyên liệu từ lâm nghiệp, nông nghiệp, thúc đẩy phát triển công ngiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề. Quy hoạch để sớm triển khai xây dựng một số khu, cụm công nghiệp, quy hoạch các làng nghề và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp dành cho phát triển công nghiệp nhỏ và tiểu thủ công nghiệp.
Định hướng phát triển một số ngành CN- TTCN chủ yếu;
Xuất phát từ những lợi thế của huyện Hoành Bồ về vị trí địa lý, về đất đai, về thị trường tiêu thụ, nguồn nhân lực, có thể đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo quy mô lớn và theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xu hướng hiện tại và tương lai của công nghiệp huyện là phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo theo hướng liên kết với các cơ sở công nghiệp của TP.Hạ Long và khu vực, đi từ lắp ráp, tiến tới sản xuất tại chỗ.Chuyển dịch cơ cấu theo hướng đi tắt đón đầu,kết hợp với các ngành công nghệ
thấp tới các ngành công nghệ cao ngang tầm phát triển khoa học công nghệ của thế giới và khu vực.Phát triển công nghiệp phải hướng mạnh sang xuất khẩu,khai thác các tiềm năng nguyên liệu tại chỗ.
Công nghiệp vật liệu xây dựng: Nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng trên địa bàn và khu vực lân cận trong những năm tới là nhiều, hơn nữa, nguồn nguyên liệu tại chỗ cho phát triển vật liệu xây dựng lại phong phú, do vậy, cần phát huy nguồn nguyên liệu của địa phương để đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tại chỗ như: sản xuất xi măng sản xuất gạch nung, sản xuất vôi, gach tunnel .v.v.
Đối với sản xuất xi măng: Dự tính 2 nhà máy xi măng Thăng Long và Hạ Long với công suất mỗi nhà máy 800 ngàn tấn xi măng tại Hoành Bồ và 1.2 triệu tấn clinke cho cơ sở 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hai nhà máy trên sẽ đi vào hoạt động trong năm 2008 và phát huy hết công suất vào giai đoạn sau.
Mở rộng các cơ sở sản xuất các loại vật liệu xây dựng phục vụ nhu cầu xây dựng của huyện và khu vực phụ cận nói chung và phục vụ cho các dự án xây dựng trong những năm tới. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy Xi măng, sản xuất bao bì xi măng, gạch.
Công nghiệp khai thác: Lợi thế nổi trội của huyện là có nguồn than đá, nguồn đá vôi,
cát sỏi, đất sét lớn; trong tương lai, cần quy hoạch khai thác than với quy mô lớn hơn, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, quy hoạch và sắp xếp các doanh nghiệp khai thác để đảm bảo nguồn tài nguyên được khai thác theo quy trình bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Công nghiệp cơ khí chế tạo: Là ngành công nghiệp quan trọng trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện, ngành có khả năng thu hút nhiều lao động nhưng đòi hỏi lao động có tay nghề cao, vốn đầu tư nhiều. Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp này trong giai đoạn đầu là sản xuất nông cụ, tiến tới xây dựng các xí nghiệp vệ tinh của thành phố Hạ Long để từng bước thay thế các chi tiết máy nhập ngoại bằng các chi tiết máy sản xuất trong nước, bên cạnh đó cần phát triển các cơ sở sửa chữa máy, thiết bị.
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành đã có truyền thống và nhiều ưu thế, cần được phát triển mạnh mẽ trên cơ sở đổi mới công nghệ để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường
trong nước vầ xuất khẩu, đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Hướng chính phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là sản xuất đồ dân dụng, gia công xuất khẩu, sản xuất bao bì, đồ nhựa, đồ mộc.
Các ngành tiểu thủ công nghiệp: Cùng với phát triển các ngành công nghiệp nêu trên, cần hết sức coi trọng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 dự kiến tăng trung bình 11%/ năm. Cần chú trọng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp sau:
Dệt may: Phát triển các cơ sở nhỏ may gia công phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng tại địa phương. Củng cố, phát triển các cơ sở dệt may.
Chế biến nông sản: Phát triển các cơ sở chế biến hoa quả vừa và nhỏ nhằm khai thác các loại sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Chế biến lâm sản các loại: Gỗ sẻ, ván sàn, ván ghép thanh, giấy, bột giấy, các loại dược liệu.
Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, giết mổ tập trung để cung cấp cho tiêu dùng ở khu công nghiệp - đô thị, thành phố.
Công nghiệp chế biến khác: Chế biến phân vi sinh, chế biến rác thải, phát triển Bioga phục vụ cho trang trại, nhân dân vùng sâu, vùng cao.
Sản xuât hàng xuất khẩu: Phát triển sản xuất các loại hàng mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu tại chỗ.
Vật liệu xây dựng: Mở rộng các cơ sở sản xuất các loại vật liệu xây dựng không nung, gạch nung, vôi.
Cơ khí: Phát triển các cơ sở sữa chữa cơ khí dân dụng, ô tô, xe maý, sữa chữa đồ điện, điện tử dân dụng; chế tạo nông cụ cầm tay, đồ sắt xây dựng.
Sản xuất đồ mộc: Phát triển nghề mộc phục vụ xây dựng và đồ mộc gia dụng, chú trọng mộc cao cấp.
Để khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cần thực hiện một số biện pháp sau:
Khai thác và mở rộng thị trường, liên kết với các đơn vị trong tỉnh để tìm kiếm các thị trường xuất khẩu sản phẩm.
Có sự quan tâm hỗ trợ về vốn đầu tư của ngân hàng, các tổ chức tín dụng, của các chương trình giải quyết việc làm...Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại các ngành nghề.
Khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển đa dạng các thành phần kinh tế. Đổi mới phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã.
Bố trí các cơ sở công nghiệp.
Trên cơ sở quy hoạch các khu cụm công nghiệp của tỉnh, địa bàn huyện sẽ duy trì các khu cụm công nghiệp đã hình thành, kết hợp với hình thành các khu đô thị mới. Hoàn thiện cụm công nghiệp Hoành Bồ tại thôn An Biên – xã Lê Lợi với diện tích quy hoạch 41ha (2006- 2020), cụm công nghiệp Thống Nhất với diện tích dự kiến 150ha (2011-2020).
Lao động trong ngành công nghiệp:
Nhằm đẩy mạnh nhịp độ tăng trưởng công nghiệp, trong tương lai nhu cầu lao động trong công nghiệp sẽ tăng nhanh đòi hỏi cần đẩy mạnh công tác đào tạo công nhân kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao.Dự tính năm 2010 lao động công nghiêp khoảng 5,5 ngàn người,
3.1.3.2 Phát triển nông lâm nghư nghiệp và xây dựng nông thôn mới:
Có vị trí quan trọng đối với ổn định và phát triển kinh tế xã hội của huyện, cơ sở để ổn định đời sống, thực hiện công nghiệp hoá trên địa bàn.
Những quan điểm chung:
- Phát triển nông lâm ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho sự nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho sự nghiệp phát triển khu công nghiệp, du lịch của tỉnh và thành phố Hạ Long.
- Huy động được mọi năng lực sản xuất của tất cả các thành phần kinh tế, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá trong mối liên hệ hữu cơ: nông - lâm- ngư gắn với chế biến, xây dựng nền nông nghiệp sạch, sinh thái bền vững, đa dạng sản phẩm, thâm canh cao và đạt tỷ suất hàng hoá ngày càng cao.
- Tập trung thâm canh cây lương thực trên diện tích có điều kiện về thuỷ lợi, đồng thời chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi.
- Tiếp tục chuyển một phần diện tích sản xuất cây lương thực kém hiệu quả và tận dụng đất đồi núi để trồng các cây hàng hoá. Hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị và hiệu quả cao.
b. về ngành trồng trọt:
Do đất canh tác một số khu vực bị thu hẹp nên các năm tới cần tiếp tục hoàn thành khu khai hoang Bắc Cửa Lục, thực hiện cải tạo đưa vào sản xuất cây hàng năm 350-400 ha, giữ ổn định đất canh tác như hiện có, đồng thời tận dụng đất đồi núi để mở rộng đất nông nghiệp.
Về lương thực phấn đấu đảm bảo cơ bản nhu cầu lương thực cho hộ nông dân. Dự kiến sản lượng lương thực đến năm 2005 đật 15.500 tấn, năm 2010 đạt tên 20.000 tấn, sản lượng lương thực bình quân đạt 600 kg/người.
- Hình thành vùng chuyên canh lúa cao sản ở Thống Nhất, Sơn Dương, Lê Lợi với tổng diện tích khoảng 1.200 ha. Ngoài ra còn một số vùng phân tán ở các xã và thị trấn Trới. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ: vụ xuân chuyển 90% diện tích lúa xuân sớm sang cấy xuân muộn khoảng 700 ha. Chuyển diện tích lúa mùa chủ động tưới tiêu sang gieo cấy lúa mùa sớm 1.200- 1.300 ha để trồng cây vụ đông ở các xã: Thống Nhất, Lê Lợi, Sơn Dương, Việt Hưng, Đại Yên, thị trấn Trới với các loại cây ngô, hoa, rau.
- Ngoài phát triển lương thực chú trọng phát triển một số loại cây trồng như:
Cây mía đen: là cây truyền thống được sản xuất chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân trong huyện, thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả quy mô trồng từ 100 ha hiện nay lên 180 ha vào năm 2005 và 350-400 ha vào năm 2010 ở các vùng: Sơn Dương, Thống Nhất, Trới, Việt Hưng.
Cây hoa: Thị trường tiêu thụ chủ yếu là Hoành Bồ – Hạ Long- Cẩm Phả, mở rộng ra
Hải Phòng, Hải Dương. Hiện nay toàn huyện trồng 76 ha, trong 5 năm tới đưa khu vực trồng hoa các loại với diện tích 200 ha. Diện tích trồng hoa vụ đông bố trí ở diện tích trồng lúa mùa sớm. Bên cạnh việc trồng hoa, cần phát triển việc trồng cây cảnh phong lan vì
Hoành Bồ khá đa dạng về nguồn gien thực vật và có thị trường tiêu thụ là thành phố Hạ Long và khách du lịch.
Cây ăn quả: Hiện nay, Hoành Bồ đã có gần 900 ha cây ăn quả các loại như: vải, nhãn, bưởi, mận, mơ, na, hiệu quả kinh tế chưa cao. Từ năm 1994 đến 1998 huyện đã cải tạo trồng tập trung vào các cây có hiệu quả cao theo hướng xây dựng các trang trại gồm các loại: nhãn, vải, na, hồng.
Định hướng đến năm 2000 toàn huyện sẽ trồng thêm 1.500 ha cây ăn quả tập trung vào loại cây: vải, nhãn, nha, hồng và cải tạo chăm sóc diện tích cây ăn quả đã trồng trước 1994, tạo nguồn hàng cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu và tiêu thụ ở thành phố Hạ Long.
Như vậy, đến năm 2000 toàn huyện định hình có 2.500 ha cây ăn quả ở vùng trung du và vùng cao. Diện tích cho sản phẩm hàng hoá ổn định là 1.500 ha vào năm 2010.