Tiêu chí về hình thức

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học hiệu quả các chương trình truyền hình nhân đạo trên kênh VTV1 – đài truyền hình việt nam hiện nay (Trang 26 - 28)

Tiêu chí về hình ảnh

Truyền hình đặc trưng bởi cách kể chuyện bằng hình ảnh và âm thanh. Hình ảnh là yếu tố khách quan, hàm chứa trong đó là sự sống động của một cuộc sống thực, không bị dàn dựng, khơng bị khuấy động, nó mang một ý nghía hết sức to lớn trong tồn bộ hệ thống ngơn ngữ. Hình ảnh là yếu tố đầu tiên và là yếu tố đem lại chất lượng cao cho thơng tin truyền hình. Khác với báo in, người đọc chỉ tiếp cận bằng con đường thị giác, phát thanh bằng con đường thính giác, người xem truyền hình tiếp cận sự kiện bằng cả thị giác và thính giác. Qua các cuộc nghiên cứu người ta thấy 70% lượng thông tin con người thu được là do thị giác và 20% qua thính giác. Do vậy, truyền hình trở thành một phương tiện cung cấp thơng tin lớn có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con người trước sự kiện. Vừa là phương tiện vừa

là nội dung thể hiện ý đồ tư tưởng của tác phẩm, hình ảnh trong truyền hình phản ánh khơng gian ba chiều lên mặt phẳng hai chiều của truyền hình, là

hình ảnh động có thực đã qua xử lý kỹ thuật. Các cỡ ảnh chính trong truyền hình là: tồn cảnh, trung cảnh, cận cảnh. Ý nghĩa của hình ảnh trong tác phẩm truyền hình thể hiện ở chỗ cảnh quay cho xem cái gì, góc quay và động tác máy có ý nghĩa gì, tác giả muốn biểu lộ ý đồ gì qua góc quay này. Để có tác phẩm truyền hình hay yêu cầu hình ảnh phải sắc nét, chân thực sống động, hình ảnh phải có giá trị mang ý nghĩa.

Tiêu chí âm thanh

Là những yếu tố tồn tại khách quan trong đời sống xã hội, nó đóng vai trị

quan trọng trong q trình thơng tin, truyền hình đã kế thừa kinh nghiệm xử lý, thể hiện âm thanh của phát thanh. Ba yếu tố âm thanh: lời bình, tiếng động, âm nhạc được sử dụng nhằm thông tin phản ánh cuộc sống. Âm thanh phải phù hợp với nội dung tác phẩm, không quá phô

Về tiếng động hiện trường

Bao gồm âm thanh của thiên nhiên (mưa, gió, nước chảy…), âm thanh do sinh hoạt con người tạo nên (tiếng dụng cụ lao động, máy móc…), tiếng động nhân tạo… làm tăng sự gợi cảm, chân thực của tác phẩm truyền hình nhằm tác động vào tình cảm, nhận thức của người xem. Chính vì vậy tiếng động hiện trường phải được lựa chọn, tính tốn tỉ mỉ, có ý nghĩa.

Âm nhạc

Là một trong ba yếu tố quan trọng của tác phẩm truyền hình, có tác dụng làm tơn thêm hình ảnh và sự kiện, âm nhạc thường xen kẽ với tiếng động hiện trường. Việc lựa chọn nhạc phù hợp với hình ảnh, lời bình là rất quan trọng sẽ tạo hiệu ứng nâng hình ảnh, nội dung tác phẩm truyền hình lên.

Ngồi ra về hình thức tác phẩm truyền hình cịn có chữ viết, hình ảnh đồ họa. Suy cho cùng khi lựa chọn được các dạng thức tốt cần phải kết hợp chúng sao cho phù hợp tạo ra một tác phẩm truyền hình hay, sắc sảo, khơi dậy được xúc cảm của độc giả. Nói cách khác, với phương tiện diễn đạt là ngơn ngữ hình ảnh kết hợp âm thanh, dưới bàn tay “nhào nặn” đầy sáng tạo, đơi khi mang tính ngẫu hứng và xúc cảm của phóng viên, tác phẩm truyền hình trở nên phong phú, đa dạng. Cũng chính sự đa dạng của kết cấu, bố cục, cấu trúc, văn phong...đã tạo ra thế mạnh và sự khác biệt của truyền hình so với các thể loại báo chí khác.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học hiệu quả các chương trình truyền hình nhân đạo trên kênh VTV1 – đài truyền hình việt nam hiện nay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w