Một trong những chức năng quan trọng của báo chí là Chức năng tư
tưởng. Cơng tác tư tưởng đóng vai trị đặc biệt quan trọng đối với các chính
Đảng, hệ thống xã hội cũng như giai cấp nắm quyền lãnh đạo xã hội. Nếu như giai cấp nắm quyền lãnh đạo xã hội thực hiện tốt công tác tư tưởng sẽ giúp họ quản lý tốt xã hội, định hướng xã hội theo con đường mà họ lựa chọn. Truyền hình với những lợi thế đặc biệt về âm thanh và hình ảnh có khả năng thể hiện một lượng thơng tin lớn sinh động và cụ thể sẽ xây dựng một thế giới quan sinh động cho khán thính giả của truyền hình và có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng cho người xem. Vì thế, thơng tin phải hết sức khách quan, trung thực, thằng thắn để đem đến cho khán giả nhận thức đúng đắn, phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh đó, báo chí, truyền hình có có chức năng tổ chức- quản lý xã
hội, góp phần tun truyền những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
xã hội và cịn hiệu quả ở các khía cạnh khác như biểu dương nhân tố, hình mẫu tích cực tiên tiến và nhân rộng ra thành phong trào.
Báo chí, truyền hình khơng chỉ thơng tin, tun truyền để giáo dục nâng cao nhận thức, hiểu biết của công chúng về chủ trương, chính sách, thơng tin phản hồi từ cuộc sống, từ bước đi, nhịp thở, tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề bức xúc của cuộc sống mà còn tham gia trực tiếp vào quá trình tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.
Đất nước ta đã trải qua những cuộc chiến trang khốc liệt với nhiều đau thương, mất mát. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đất nước Việt Nam đã từng bước vượt qua những khó khăn, gian khố, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó, chủ trương giảm nghèo là một trong những chủ trương của Đảng và Nhà nước được phát và mang lại hiệu quả to lớn, với các chính sách an sinh xã hội phù hợp hỗ trợ người dân có đời sống ổn định, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần. Vì thế, tiếp tục tun truyền về các chủ trương của Đảng, trong đó có chủ trương giảm nghèo là vơ cùng quan trọng và cần thiết.
Theo khảo sát các nhóm đối tượng trên địa bàn Hà Nội, có 79% cơng chúng cho rằng thơng qua các chương trình nhân đạo trên kênh VTV1- Đài THVN thì người dân biết được sự quan tâm của Đảng bộ, cơ quan đồn thể đối với các trường hợp gia đình neo đơn, bệnh tật, có hồn cảnh khó khăn. Khi xem chương trình, cơng chúng biết thơng tin và cùng chung tay đóng góp, giúp đỡ những hồn cảnh khó khăn đó.
Hiệu quả công tác tuyên truyền không chỉ dừng lại ở việc người dân biết về chủ trương giảm nghèo, không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức của người dân mà còn thúc đẩy cộng đồng hành động, sẻ chia (bằng cách trực tiếp hay gián tiếp) với những người thực sự cần giúp đỡ. Bên cạnh đó, các
nhân vật chương trình được giúp đỡ, được cộng đồng động viên tinh thần, củng cố niềm tin và được tiếp thêm nghị lực để vượt qua những khó khăn trước mắt, hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.
Ví dụ như chương trình Cùng em đến trường, "Qua chuyên mục Cùng
em đến trường, khán giả sẽ hiểu nhiều hơn về sự khó khăn vất vả của các nhà giáo, học sinh, sinh viên nghèo, những địa phương còn thiếu thốn về cơ sở sinh hoạt và học tập. Qua đó huy động được các nguồn lực xã hội để gây quỹ giúp đỡ, động viên về tinh thần và vật chất đối với đội ngũ nhà giáo và học sinh, sinh viên khó khăn.” (ơng Phạm Văn Quang, Chủ tịch Quỹ Tấm lịng
Việt - Đài THVN) “Chuyên mục nêu bật được những tấm gương thầy cơ giáo
vượt khó vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ; chủ động, đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tự học - tự bồi dưỡng, giáo dục học sinh, sinh viên; tấm gương sáng về đạo đức nghề nghiệp; có thành tích, đóng góp nổi bật cho giáo dục và đào tạo. Đồng thời giúp cho người dân hiểu được toàn diện hơn về ngành giáo dục, cả thuận lợi và khó khăn. Chuyên mục nhận được sự quan tâm và ủng hộ của đông đảo khán giả trong và ngoài nước, trở thành cầu nối tin cậy của khán giả với các nhân vật trong chuyên mục” (ơng Hồng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà
giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục)
Hay như chuyên mục Về quê không chỉ là cầu nối giúp các địa phương nghèo hay những trường hợp khó khăn trên cả nước có cơ hội thốt nghèo mà cịn phát những phóng sự cho thấy sự đổi thay, vươn lên của các hồn cảnh. Chính những con người, vùng q từng khó khăn nay trở nên giàu đẹp và trở thành một thành viên tích cực trong các hoạt động từ thiện giúp đỡ những mảnh đời nghèo khó hơn. Chính điều này đã khiến hiểu quả về mặt xã hội của chương trình cứ thế ngày càng lan rộng trong cộng đồng xã hội. Từ đó thể hiện được vai trị tham gia tổ chức, quản lý xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển.
Nâng cao đời sống văn hóa của cơng chúng
Một trong những chức năng của Báo chí, truyền hình là chức năng phát
triển vãn hố và giải trí của truyền hình. Có thể nói ưu thế số một của truyền
hình hiện nay đó là đáp ứng được một cách cao nhất nhu cầu thơng tin giải trí cho khán giả xem truyền hình. Cuộc sống càng hiện đại, con người phải làm việc căng thằng thì nhu cầu giải trí càng cao. Truyền hình đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay, truyền hình đảp ứng tất cả nhu cầu về cả âm thanh và hình ảnh. Thơng qua các chương trình truyền hình, khán giả vừa có điều kiện giải trí, vừa có điều kiện nâng cao kiến thức của mình về mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Qua khảo sát 500 đối tượng cơng chúng gồm các đối tượng là trí thức, cán bộ cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, cán bộ hưu trí, người lao động, học sinh, sinh viên, ,..có từ 38,9% đến 54% công chủng cho rằng: thông qua các chương trình nhân đạo trên kênh VTV1 giúp cơng chúng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần. Các chương trình đều là chương trình truyền hình thực tế ghi lại sinh hoạt hàng ngày của các nhân vật; giúp công chúng hiểu thêm về hoàn cảnh sống của nhân vật, cùng chia sẻ nỗi buồn với hoàn cảnh bất hạnh và cùng vui với niềm vui của nhân vật khi có điều kiện thốt khỏi cái khó, cái nghèo. Mỗi nhân vật là một cung bậc tình cảm khác nhau của cuộc sống. Bênh canh đó, nhiều nhân vật có những nghề khác nhau như đan lát, may, mò cua bắt ốc, bán vé số, lượm ve chai, giặt ủi th, hớt tóc, làm bánh ...với những hình ảnh thực tể, cơng chứng có thể hiểu thêm về đặc trưng, của nhiều ngành nghề khác nhau, quá trình tạo ra sản phẩm, cách thức làm ra sản phẩm cũng như những khó khăn vẩt vả của các nhân vật trên con đường mưu sinh để có được miếng cơm manh áo, có điều kiện đến trường. Ngồi ra, các nhân vật sinh sống ở các huyện, thành phố khác nhau trên đất nước nên giúp cơng chúng hiểu thêm về cách sống, thói quen, tập quán, hình ảnh của
các nơi mà chương trình được thực hiện. Từ đó, đời sống văn hóa - tinh thần của công chúng được phong phú hơn. Tuy nhiên, cũng từ số liệu khảo sát trên cho thấy: tuy mức độ quan tâm của cơng chứng đối với các chương trình khá cao nhưng khơng phải là tuyệt đối, vẫn cịn nhiều cơng chúng chưa chú ý đến các chương trình này, do đó, việc nâng cao đời sống tinh thần cho người xem vẫn còn hạn chế.