sống, tình yêu thương đồng loại của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Các chương trình giáo dục kỹ năng sống, tình yêu thương đồng loại của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội hiện nay nói chung và nhóm bốn chương trình phát sóng trên VTV1 kể trên thường bó khung trong một dạng thức nhất định, nến khơng là tọa đàm tư vấn thì thường là các phóng sự phản ánh. Điều này gây tâm lý nhàm chán cho công chúng. Hơn nữa với cách thể hiện dập khuôn, chung chung như vậy, các chương trình sẽ khó có dấu ấn, cơng chúng khó phân tách được các chương trình mà thường gộp chung thành một.
Trong khi đó, nhu cầu được tư vấn, chia sẻ những kỹ năng sống, tình yêu thương đồng loại của mọi tầng lớp công chúng trong xã hội là rất lớn. Nhà đài chưa phát huy được tiềm năng này. Chính vì vậy, bên cạnh việc nâng cao trong hoạt động tổ chức sản xuất các chương trình nhân đạo cần phải khơng ngừng đổi mới, thay đổi cách
thức sản xuất, sáng tạo ra những format mới,… Nhà Đài cần có một khảo sát đánh giá nhu cầu của cơng chúng cụ thể từ đó căn cứ để đổi mới tổ chức sản xuất chương trình, khơng nên bó hẹp trong những khung truyền thống. Việc kết hợp giữa những format tuyên truyền nhân đạo và giải trí là một hướng đi đáng được quan tâm, nghiên cứu.
3.2.4. Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực sản xuất chương trình Trong tất cả các yếu tố dẫn đến thành công trong bất kỳ cơng việc nào thì yếu tố con người ln mang tính chất quyết định hàng đầu. Vì thế, để có được những chương trình hay, những sản phấm truyền hình chất lượng, thu hút sự quan tâm của công chúng cần phải cỏ những người phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Trong thời gian qua, Kênh VTV1 nói riêng, Đài Truyền hình Việt Nam nói chung ln tăng cường việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sản xuất chương trình.
Tuy nhiên trong hàng trăm cán bộ, nhân viên của kênh cịn có phóng viên biên tập chưa đủ kinh nghiệm, chưa có tinh thần cầu tiến, chưa tích cực lao động và say mê với nghề. Vì vậy yêu cầu đặt ra cần:
Mạnh dạn tuyển dụng những Nhà báo, phóng viên, Biên tập viên được đào tạo một cách chính quy, có chun mơn, có kinh nghiệm trong lĩnh vực Báo chí, truyền hình. Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao chun mơn của những phóng viên giỏi (đưa đi học sau Đại học, nghiên cứu sinh ngành Báo chí đặc biệt ở nước ngồi), thời gian nào dự kiển đào tạo bao nhiêu người, ai sẽ được đào tạo trong giai đoạn nào. Kế hoạch này phải mang tỉnh lâu dài, cỏ tính kế thừa, phục vụ cho nhu cầu thực tế của đơn vị. Cần tạo điều kiện cho phóng viên, nhân viên, kỹ thuật của Đài thường xuyên trao đối, học tập kinh nghiệm với các đơn vị trong và ngoài nước, tập huấn những kỹ thuật mới để áp dụng hiệu quả vào cơng việc. Thực tế trong Đài vẫn cịn một bộ phận cán bộ, nhân viên được tuyển vào làm việc mà chưa được đào tạo qua các chuyên
mơn liên quan đến nghiệp vụ báo chí, truyền hình, sau khi vào Đài mới được đưa đi đào tạo chun mơn báo chí hoặc kỹ thuật, do đó kinh nghiệm thực hiện chương trình cịn hạn chế.
3.2.5. Chú trọng đầu tư trang thiết bị sản xuất
Trong điều kiện hiện nay, tuy máy móc kỹ thuật của Đài được trang bị cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất chương trình nhưng so với các Đài Truyền hình trong khu vực và trên thế giới, Đài Truyền hình Việt Nam vẫn đang ở bước bổ sung và dần hoàn thiện, Lãnh đạo Đài cần quan tâm đầu tư trang bị máy móc thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại để chất lượng hình ảnh, âm thanh của các chương trình rõ nét, sống động. Việc từng bước thực hiện số hóa truyền hình trên mặt đất, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại (tháp truyền hình), trang bị những thiết bị sản xuất tối tân sẽ giúp việc sản xuất các chương trình được hiệu quả, chất lượng hơn.
Bên cạnh đó, cần xây dựng các chương trình nhân đạo xã hội thành kênh chuyên biệt để công chúng tiện theo dõi và ủng hộ, tăng lượng phát sóng trong tuần, thời lượng chương trình phân bổ cho phù hợp.