II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến việc củng cố và hòan thiện
i. phương hướng và mục tiêu
2.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý của công ty
Công ty Cổ phần COMA 25 là một doanh ngiệp lớn, lại thành lập từ năm 1980, chịu ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Trong những năm qua Công ty đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục với cơ chế quản lý như hiện nay đã làm cho hoạt động ở các phòng ban còn nhiều chỗ chưa hợp lý, chưa phát huy hết được khả năng và sự năng động sáng tạo, ý thức trách nhiệm ở mỗi phòng ban. Mặt khác với kiểu quản lý này đã buộc bộ máy lãnh đạo của Công ty phải đưa ra một lượng lớn các quyết định. Điều đó dẫn đến sự chậm trễ khi ra quyết định , bên cạnh đó phải xử lý quá nhiều thông tin nên làm cho lãnh đạo Công ty dễ ưu tiên các quyết định phụ làm thiệt hại đến các quyết định quan trọng gắn liền với tương lai của Công ty. Vì vậy, công ty nên tiến hành việc hoàn thiện thêm cơ chế quản lý.
Để cơ chế quản lý hoàn thiện hơn, Công ty phải xác định rõ mục tiêu hoạt động cho các phòng ban ( như phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch lao động, tiền lương, kế hoạch đầu tư, đời sống...) và giao cho các phòng ban chịu trách nhiệm thực hiện mục tiêu đó, phải gắn trách nhiệm với quyền lợi của người lao động. Về phía Công ty có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, nâng cấp phương tiện thực hiện và xây dựng hành lang pháp lý để các phòng ban hoàn thành mục tiêu được giao.
Bên cạnh đó, Công ty phải tìm nhiều biện pháp để huy động vốn từ nhiều nguồn của nền kinh tế và tự chủ trong việc giải quyết các vấn đề lao động , tiền lương theo cơ chê thị trường nhằm từng bước hoàn thành cơ cấu lao động tối ưu phù hợp với yêu cầu của sản xuất.
Bên cạnh những vấn đề ( xem như tầm vĩ mô ) thì công tác quản lý con người ( xem như tầm vi mô ) cũng là một vấn đề quan trọng, nó có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất. Vấn đề cốt yếu nhất trong quản lý con người là giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa con người với con người trong công việc, thực chất là giải quyết thoả đáng các mặt lợi ích ( lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích Nhà nước ). Trong ba loại lợi ích này không nên coi trọng mặt lợi ích nào vì nó liên quan trực tiếp đến hiệu quả công việc của người lao động.
Công ty nên áp dụng các biện pháp kinh tế trong quá trình quản lý khuyến khích vật chất và tinh thần trong lao động, tạo động lực phát triển kinh tế. Khuyến khích lợi ích vật chất thông qua các công cụ về tiền lương, tiền thưởng, thông qua việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các lại lợi ích, các loại quỹ, các loại chỉ tiêu, các quyết định về quản lý kinh tế. Chủ động thăm hỏi trực tiếp công nhân ở các tổ, đội sản xuất, bằng khen cho các cá nhân tập thể hoàn thành nhiệm vụ tố. Tạo ra những cuộc nói chuyện, toạ đàm nêu rõ vấn đề, khuyến khích các cán bộ khoa học kỹ thuật, tạo niềm tin và đặt sự tin tưởng to lớn vào họ, tạo điều kiện cho họ lao động và sáng tạo. Ngoài việc khuyến khích vật chấ, tinh thần thì trong quản lý kinh tế không thể bỏ quên các phương pháp quản lý khác như phương pháp tổ chức quản lý hành chính đề cao kỷ luật lao động, tăng cường kiểm kê, kiểm soát. Các phương pháp này vận dụng trong khuôn khổ của pháp luật, nhưng điều kiện kinh doanh hiện này đòi hỏi phải áp dụng các hình thức pháp chế phong phú hơn và chính xác hơn, phải ban hành những nghị quyết cụ thể và những chỉ thị, mệnh lệnh, chi tiết nhằm điều hoà những mối quan hệ đang phát sinh trong quá trình quản lý và sản xuất kinh doanh trong môi truờng kinh tế thị truờng.
Cơ chế quản lý là phương thức điều hành có kế hoạch trên cơ sở những quy luật khách quan, bao gồm các tổng thể các phương pháp, các hình thức, các thủ thuật để thực hiện các yêu cầu các quy luật khách quan ấy.
Qua phân tích thực trạng ở Công ty Cổ phần COMA 25 ta thấy Công ty hoạt động theo cơ chế tập trung. Kiểu quản lý này đã buộc bộ máy lãnh đạo của Công ty phải đưa ra một lượng lớn các quyết định. Bên cạnh đó còn phải xử lý quá nhiều thông tin nên các quyết định thi hành thường hay bị bỏ sót, làm thiệt hại hoặc gây ra những bế tắc.
Từ những hạn chế mà Công ty mắc phải và những thất bại trong quản lý, ta thấy Công ty Cổ phần COMA 25 nên áp dụng hình thức quản lý theo mục tiêu đối với các phòng ban, xí nghiệp. Có thể lấy ví dụ: Đối với Ban quản lý hiện trường Công ty nên giao toàn bộ trách nhiệm sau khi bàn giao công trình cho ban quản lý, Ban quản lý sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm từ chất lượng công trình, đến hiệu quả kinh doanh của công trình như ấy; như thế sẽ giảm thiểu được sự gian lận do của Ban quản lý. Đây là thời kỳ phát triển của phi tập trung hoá đối với những đơn vị, doanh nghiệp lớn. Sự phi tập trung hoá các quyết
định và sự uỷ quyền, các trách nhiệm được áp dụng một cách triệt để và giao cho trưởng phòng, Giám đốc chủ động trong việc thực hiện các mục tiêu đó.Về phía Công ty có trách nhiệm kiểm tra, giámsát cung cấp các phương tiện thực hiện để phòng ban, xí nghiệp hoàn thành các mục tiêu được giao. Với cơ chế quản lý này công việc hành chính và việc giải quyết các vấn đề được thuận tiện hơn, mọi năng lực của Công ty được phát huy, quyết định đưa ra đến lúc thi hành được nhanh chóng, rõ ràng và sát với thực tế, tạo cho đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý có trách nhiệm hơn trong công viêc và nhiệm vụ của họ.
Với cơ chế pháp lý này, hy vọng công việc hoàn chỉnh sẽ giảm tới mức tối thiểu, Mọi năng lực của Công ty được tận dụng, quyết định được nhanh chóng hơn, rõ ràng hơn và sát với thực tế hơn, tạo cho các trưởng phòng ban có trách nhiệm hơn trong nhiệm vụ của mình. Chủ động hơn đối với những biến động của thị trường.
2.2. Hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của các bộ phận.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam nói chung, Công ty cổ phần COMA 25 nói riêng có nhiều phòng ban, nhưng các phòng ban này lại có nhiệm vụ và chức năng chồng chéo nhau, nên nó làm giảm tính hiệu quả trong công việc như ỷ lại vào phòng này ban lọ và cuối cùng thi chẳng phòng ban nào chịu trách nhiệm. Mặt khác lại có những công việc chỉ có một người đảm nhiệm hoặc không có ai đảm nhiệm. Vì vậy, ngay từ ban đầu lãnh đạo của tổ chức phải đặt ra câu hỏi: Ai? Làm nhiệm vụ gì? Làm công việc như thế nào? Phải làm sao để công việc đó có cùng vị trí chức năng cho từng nhóm người. Tránh tình trạng nhiều người cùng làm một việc, đúng vị trí chức năng của mình, hoặc ngược lại có những công việc mà không ai coi đó là chức năng của mình. Việc xác định rõ từng bộ phận chức năng đó dù cho chỉ có một phụ trách (kiêm nhiệm hay chuyên trách) hay nhiều người cùng thực hiện là việc làm tất yếu.
Khi xác định mối quan hệ trách nhiệm qua lại giữa các bộ phận chức năng, giữa các cá nhân phụ trách phải thực sự cụ thể rõ ràng. Trước hết Công ty phải tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại bộ máy quản trị, , mô hình tổ chức hợp lý khoa học tránh trùng lặp,
chồng chéo, ít đầu mối, sắp xếp lại lao động. Bố trí, bổ sung cán bộ lãnh đạo ở khâu công tác chính như các phó Giám đốc chuyên trách.
Xây dựng lại đội ngũ CBCNV và phát huy nhân tố con người trên tư tưởng đổi mới của Đảng và chiến lược cán bộ cụ thể hoá các nghị quyết các chương trình của Công ty. Vận động công nhân trong biên chế sắp xếp lại lao động, thực hiện tinh giảm biên chế những người năng lực yếu kém, khảo sát định ra biên chế cho thích hợp với từng phòng ban, giảm bớt số lượng người lao động gián tiếp.
Vận dụng các nghị quyết tư tưởng của Đảng, vận dụng các chính sách, phương châm của Đảng với công tác cán bộ công đoàn, các cán bộ tự bồi dưỡng, tự nâng cao trình độ, lấy lực lượng hiện có làm chính, dùng các biện pháp có hiệu quả nhanh như: nhận thêm nguồn lực mới, bổ sung đội ngũ cán bộ quản lí có trình độ để thích ứng với cơ chế thị trường, tuyển kĩ sư mới bổ sung vào ban lãnh đạo, tiến tới tạo ra một tập thể có chất lượng toàn diện.
Quá trình sản xuất kinh doanh có thành công hay không là do tâm người lãnh đạo và tập thể người lao động, phải tạo ra đội ngũ người lao động có tinh thần doàn kết tương thân tương ái, vững bước trên con dường đổi mới theo chính sách của Đảng và của Nhà nước. Khai thác tiềm năng chưa được phát huy từ đó nâng cao hiệu quả quản lý trong sản xuất kinh doanh.
Cần phải tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo từ Đảng và sự tham gia của các tổ chức đoàn, công đoàn. Công đoàn là tổ chức bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người lao động, thay mặt công nhân đề xuất với ban lãnh đạo Công ty về các việc có liên quan đến quyền lợi của người lao động.
Qua nghiên cứu nhiệm vụ, chức năng ở phần II. Em thấy chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận của Công ty công cổ phần COMA 25 có nội dung tương đối chặt chẽ, đầy đủ. Tuy nhiên cũng cần bổ sung, hoàn thiện, chức năng, nhiệm vụ của ban Giám đốc. Trong đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh, Giám đốc có vai trò quyết nhất và là người chỉ huy điều hành hệ thống.
Cơ chế khắt khe, muốn kinh doanh có hiệu quả, đòi hỏi mọi hoạt động kinh doanh của các đơn vị phải chuẩn xác, có tư liệu khoa học và hết sức nhạy bén, để chỉ huy hệ
thống thực hiện có hiệu quả các hoạt động kinh doanh người lãnh đạo phải có tri thức, sự thông minh, bề dầy kinh nghiệm và lòng nhiệt huyết với Công ty. Vì vậy, lao động của người lãnh đạo kinh doanh phải là lao động được chuyên môn hoá, lao động có nghề và gọi là nghề quản trị kinh doanh. Người lãnh đạo phải có phong cách lãnh đạo phù hợp với phong tục người Việt Nam, có nhận thức đúng đắn đối với nghề quản trị. Đó là công việc khó nhất đòi hỏi người lãnh đạo phải có trình độ, kinh nghiệm, nghệ thuật...thì mới đem lại thành công.
Để thực hiện chức năng nhiệm vụ Giám đốc Công ty điều hành theo từng lĩnh vực. Các phó Giám đốc Công ty là người giúp việc cho Tổng giám đốc, song giữa Tổng giám đốc và các phó Giám đốc cần có sự phân Công ty rõ rệt và hợp lý Công ty việc để các phó Giám đốc có điều kiện tập chung, đi sâu vào lĩnh vực mình nghiên cứu, phụ trách. Ngoài ra giữa các phó Giám đốc cần có sự phối hợp chặt chẽ, song không có sự chồng chéo lẫn nhau trong công việc.
Ngoài ra ban lãnh đạo muốn làm thay đổi được cơ chế quản lý. Trước hết người làm công việc quản lý phải thay đổi nhận thức trước cở chế quản lý kiểu cũ vẫn còn tồn tại trong tiềm thức của người Việt Nam mà chúng ta không hề hay biết, nhiều khi còn cho đó là điều phù hợp. Điều đó đã được chứng minh qua thực tiễn là có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập, nhưng trong thời gian ngắn đã giải thể, mà theo tổng kết thì nguyên nhân chính là do trình độ yếu kém, và cách thức quản lý không thích hợp của người lãnh đạo. Vì vậy, Ban lãnh đạo công ty nên tìm hiểu những cách thức quản lý phù hợp, tạo cho mình phong cách riêng trong quản lý, học hỏi những phương thức quản trị của phương Tây, Nhật... Đang được xem là thịnh hành.
Làm được như thế ban lãnh đạo công ty sẽ tạo ra được một tiền lệ tốt để CBCNV làm theo cũng như các quyết định trong công việc dễ thực hiện và hoàn thành hơn, sẽ đem lại hiệu quả cao trong công việc và thành công trong kinh doanh.
2.3. Nâng cao trình độ và nhận thức của cán bộ công nhân viên .
Thực trạng chung ở nước ta những năm qua chúng ta đã đào tạo được nhiều cán bộ chuyên môn, nhưng đội ngũ lao động lành nghề của chúng ta lại rất ít so với yêu cầu của
đất nước và còn thấp so với các nước trên thế giới và khu vực. Cơ cấu nghành nghề, việc phân bố và sử dụng lao động kỹ thuật, chuyên môn chưa hợp lý, một bộ phận không nhỏ những người lao động đã được đào tạo kiến thức và trình độ không phù hợp với yêu cầu cần thiết,
Công ty cổ phần COMA 25 được thành lập cho đến nay gần 25 năm do đó còn tồn tại một số lượng lao động đã cao tuổi, mặc dù họ có nhiều kinh nghiệm trong công việc, nhưng do được đào tạo trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Do đó trình độ của họ còn nhiều hạn chế, nên khó tạo ra những đột phá trong công việc, có được nhiều sang kiến, có hiệu quả, năng suất công việc thấp. Bởi vậy, công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề rấy cần thiết nhằm đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ của từng khâu sản xuất.
Công ty nên sử dụng cán bộ đi học và tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật ở các nước tiên tiến khác để vận dụng ở Công ty và truyền thụ lại cho cán bộ công nhân viên khác. Nên tổ chức các lớp đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBCNV , tổ chức các cuộc hội thảo bàn về cách thức tiến hành nhiệm vụ mới hay công việc mới còn lạ đối với CBCNV, tổ chức các buổi thực tế tại hiện trường hoặc tại các công ty khác...để họ có cở hội nâng cao trình đội, tay nghề, cũng như nhận thức
Bên cạnh việc nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên thì Công ty cũng nên có công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý của Công ty. Đặc biệt là nhận thức. Công ty có thể bỏ tiền để họ tự đi học, khuyến khích họ tự học hỏi, tìm tòi kiến thức mới, cử những người xuất sắc đi du học, đi thực tế tại các nước có trình độ quản lý cao, sau đó về truyền đạt lại cho đội ngũ cán bộ quản lý tại công ty, hoặc thuê chuyên gia nước ngoài giảng dạy thêm về cách thức quản lý, cũng như truyền đạt kinh nghiệm . Như thế sẽ nâng cao được chất lượng lao động và sẽ tiết kiệm được số lao động gián tiếp, tiết kiệm được tiền lương cho quỹ lương của Công ty, đồng thời vẫn đảm bảo được cho tiến độ sản xuất kinh doanh mà không làm tăng thêm chi phí sản xuất, đem lại năng suất cao trong công việc.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn thành công thì không thể không nói tới việc quản trị tôt nguồn nhân lực của công ty và công ty cổ phần COMA 25 cũng không nằm ngoài điều đó. Để tăng cường công tác quản trị nhân lực trong công ty thì cần.
- Thường xuyên thông tin cho mọi người về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh doanh cũng như các ục tiêu của Công ty, từ đó tổ chức cho mọi người tham gia công việc chung.
- Giải quyết các mối quan hệ giưa người với người trong lao động, tạo ra bầu không khí hiểu biết lẫn nhau tạo ra mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong từng đội ngũ sản xuất, xí nghiệp, giữa cấp trên với cấp doanh nghiệp dưới, giữa lãnh