II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến việc củng cố và hòan thiện
3.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất
Để đánh giá tình hình thực hiện của các chức năng của từng bộ phận, từng nhân viên trong bộ máy quản lý cần phải tìm hiểu về các chức năng, nhiệm vụ của một số bộ phận chủ yếu. Từ đó rút ra từng ý kiến sát thực của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
3.2.1.. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản trị.
Trong lực lượng lao động quản trị thì lực lượng quản trị cấp cao có vai trò quan trọng hơn cả. Đây là những người quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhất là khi trình độ phát triển cao của khoa học kỹ thuật như hiện nay, nhiệm vụ quản lý kinh tế ngày càng phức tạp thì đòi hỏi chất lượng lao động của người lãnh đạo ngày càng cao. Người lãnh đạo phải xử lý nhiều thông tin, có mối quan hệ rộng rãi đồng thời phải có trách nhiệm bảo đảm hoạt động của doanh nghiệp, nghĩa là người lãnh đạo phải coi trọng các vấn đề kỹ thuật, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và cơ chế quản lý thích hợp. Vì vậy cần phải có năng lực thực sự thì mới có khả năng đảm nhiệm được nhiệm vụ của mình. Người lãnh đạo luôn là yếu tố cơ bản để tăng cường sự đoàn kết, nhất trí nội bộ, đảm bảo sự ăn khớp thường xuyên và phối hợp linh hoạt của hệ thống quản lý, sau đó thống nhất được hoạt động của đối tượng quản lý.
3.2.1.1. Đại hội đồng cổ đông.
Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần. ĐHĐCĐ thành lập do ban đổi mới và cổ phần hoá doanh nghiệp của Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị triệu tập. Đại hội chỉ hợp lệ khi có số cổ đông tham dự đại diện cho ít nhất 75% số cổ phiếu phát hành lần đầu. Nừu triệu tập lần thứ nhất không đạt tỉ lệ thì triệu tập lần thứ 2 giữ nguyên chương trình nghi sự; tỷ lệ cổ đông tham dự có thể nhỏ hơn 75% số cổ phiếu phát hành lần đầu nhưng vẫn hợp lệ.
Thành phần tham gia ĐHĐCĐ thành lập là các cổ đông sở hữu và đại diện sở hữu cho ít nhất 0,06% vốn điều lệ.
- Xác định các thủ tục thành lập; kiểm tra tư cách cổ đông. - Thảo luận và thông qua điều lệ Công ty cổ phần.
- Ban HĐQT và kiểm soát viên.
- Quyết định bộ máy tổ choc quản lý Công ty cổ phần.
- Thông qua phương án sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần.
3.2.1.2. Hội đồng quản trị.
Là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty phù hợp với luật pháp, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
ĐHĐCĐ bao gồm 05 thành viên; trong đó
Chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện hợp pháp của Công ty trước pháp luật và cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền. Chủ tịch HĐQT có trách nhiệm và quyền hạn sau:
- Tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn,dự án đầu tư quy mô lớn, phương án đổi mới tổ chức, nhân sự chủ chốt của Công ty để trình HĐQT. - Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT; quyết định chương trình nội
dung, tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ trì cuộc họp HĐQT. - Thay mặt HĐQT ký các nghị quyết, quyết định của HĐQT.
- Tổ chức theo dõi và giámsát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, có quyền chỉ định các quyết định của TGĐ trái với nghị quyết, quyết định của HĐQT.
- Chủ toạ họp hội đồng cổ đông.
- Tổ chức việc thông qua quyết định của HĐQT dưới hình thức khác. - Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của luật doanh nghiệp.
3.2.1.3. Ban kiểm soát (BKS)
Được đại hội cổ đông bầu ra có 3 thành viên trong đó có ít nhất 1 thành viên có chuyên môn về tài chính kế toán. Ban kiểm soát có 1 thành viên làm trưởng ban và lá người sở hữu cổ phần tối thiểu 0.3% vốn diều lệ.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách và báo cáo tài chính của Công ty.
- Thẩm định và báo cáo tài chính hàng năm của Công ty.
- Thường xuyên báo cáo với HĐQT về kết quả hoạt động kinh doanh, tham khảo ý kiến HĐQT trước khi trình báo, kết luận và kiến nghị lên Đại HĐCĐ.
- Báo cáo với ĐHĐCĐ về tính chính xác, trung thực hợp pháp của việc ghi chép chứng từ và lập sổ sáchkế toán, báo cáo tài chính .
- Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến lại cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của Công ty.
3.2.1.4. Tổng giám đốc (TGĐ) và các phó TGĐ.
Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, là người điều hành tất cả hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước chủ tịch HĐQT và HĐQT về hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh.
+ Vị trí: Tổng giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân của Công ty do Nhà nước bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp quản lý và pháp luật về các mặt hoạt động của Công ty.
+ Chức năng: Tổng giám đốc Công ty phụ trách chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo điều lệ, đồng thời trực tiếp điều hành trực giámsát các hoạt động của một số đơn vị sau:
- Phòng tổ chức hành chính. - Phòng kề hoạch đầu tư. - Phòng kế toán tài chính.
+ Nhiệm vụ: Tổng giám đốc Công ty có nhiệm vụ: - Đề ra các chính sách chất lượng của Công ty.
- Quyết định xây dựng và xem xét theo định kỳ các hoạt động của hẹ thống đảm bảo chất lượng.
- Xây dựng chiến lược và phát triển kinh tế và kế hoạch hàng năm của Công ty, xây dựng phương án hợp tác và liên doanh, liên kết trong và ngoài nước.
- Xây dựng phương án tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý, quy hoạch cán bộ, đào tạo, đào tạo lại và khâu tuyển dung lao dộng.
- Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm, dịch vụ của Công ty sao cho phù hợp với cơ chế thị trường và pháp luật hiện hành.
- Quyết định xử lý kỷ luật thưởng phạt các cá nhân và đơn vị vi phạm nghiêm trọng các nội quy quy chế của Công ty đã ban hành.
Các phó Tổng giám đốc và kế toán trưởng là người trợ giúp cho TGĐ và chịu trách nhiệm trước TGĐ về lĩnh vực đảm nhiệm.
1, Phó Giám đốc kinh doanh.
Giúp Tổng giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh máy móc và thiết bị điện, cũng như các lĩnh vực xuất nhập khẩu thiết bị xây dựng phục vụ sản xuất công nghiệp và tiêu dùng xã hội. Chịu trách nhiêm trước Tổng giám đốc về lĩnh vực đảm nhiệm.
2, Phó Giám đốc kỹ thuật.
Giúp Tổng giám đốc trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh vật liệu xây dựng và kỹ thuật, an toàn và môi trường lao động. Nhiệm vụ của phó Giám đốc kỹ thuật là đưa ra các giải pháp kỹ thuật công nghệ, nhằm giải quyết những vướng mắc trong sản xuất về mặt kỹ thuật và giúp bộ phận kinh doanh xác định khối lượng công việc trước khi ký kết hợp đồng và đưa vào sản xuất.
3, Kế toán trưởng.
Có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán của công ty, giúp Tổng giám đốc giám sát tài chính tại công ty theo luật pháp về tài chính kế toán: chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.