Khái quát về ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 55 - 61)

8. Kết cấu của luận án

1.2. Nhu cầu thông tin của các ngân hàng thương mại

1.2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại

1.2.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại

Cho đến thời điểm hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại được sử dụng tại các quốc gia trên thế giới.

Khái niệm về ngân hàng thương mại được sử dụng phổ biến tại Mỹ “Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành cơng nghiệp dịch vụ tài chính. Trong khi đó, Đạo luật ngân hàng của Pháp đưa ra định nghĩa "Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà

nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của cơng chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài ngun đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính".

Ở Việt Nam, theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 định nghĩa Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. Theo Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.

Từ những khái niệm đưa ra ở trên, có thể thấy ngân hàng thương mại là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh tốn. Từ nghiệp vụ cơ bản này đã hình thành nên ba chức năng chính của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế.

- Chức năng trung gian tín dụng: đây được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trị là cầu nối giữa người có nguồn vốn nhàn rỗi và người đang có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trị nhận tiền gửi, vừa đóng vai trị là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay... Cho vay luôn là hoạt động quan trọng nhất và mang đến lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng thương mại.

- Chức năng trung gian thanh toán: ngân hàng thương mại sẽ đóng vai trị là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh tốn theo u cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.

Các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh tốn, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh tốn phù hợp. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian và đảm bảo thanh tốn an tồn. Chức năng này vơ hình trung đã thúc đẩy lưu thơng hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh tốn, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.

- Chức năng tạo tiền: đây là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất

của ngân hàng thương mại. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các ngân hàng thương mại với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vơ hình trung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh tốn.

Thơng qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh tốn dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh tốn dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.

1.2.1.2. Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại a. Nghiệp vụ huy động vốn

Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thương mại được phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với các thành phần khác nhau trong nền kinh tế.

Ngồi ra, thơng qua nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng thương mại có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của các khách hàng đối với ngân hàng mình. Từ đó ngân hàng thương mại có biện pháp khơng ngừng hồn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng.

Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại thường được thực hiện thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi thanh tốn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong xã hội. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại có thể tăng thêm nguồn vốn của mình bằng cách phát hành các giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu, …) hoặc đi vay từ các tổ chức tín dụng khác hoặc từ ngân hàng trung ương.

b. Nghiệp vụ sử dụng vốn

Khi đã tiếp cận được các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, các ngân hàng thương mại cần có những nghiệp vụ sử dụng những nguồn vốn này để trang trải cho các chi phí liên quan tới những nghiệp vụ huy động vốn, các chi phí vận hành và tạo ra lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại.

Trước hết, để đảm bảo an tồn cho hệ thống tài chính, ngân hàng nhà nước ấn định một tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng thương mại theo từng thời kỳ nhất định. Một phần nhỏ nguồn vốn còn lại sẽ được sử dụng để thực hiện các nghiệp vụ như xây dựng, mở rộng trụ sở, chi nhánh, mua sắm trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển, xây dựng hệ thống kho quỹ… Phần lớn nguồn vốn ngân hàng thương mại huy động được sẽ được sử dụng cho mục đích cho vay hoặc đi đầu tư. Nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của ngân hàng thương mại.

Trong nghiệp vụ đầu tư, ngân hàng thương mại sẽ dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác để đầu tư dưới các hình thức như mua cổ phần, cổ phiếu của các công ty; mua trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương, trái phiếu công ty…Tất cả hoạt động đầu tư đều nhằm mục đích mang lại thu nhập, mặt khác nhờ hoạt động đầu tư mà các rủi ro trong hoạt động ngân hàng sẽ được phân tán.

Nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại chính là cho vay hay cịn gọi là cấp tín dụng. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại phải an toàn, hiệu quả thì ngân hàng thương mại mới tồn tại và phát triển. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại rất đa dạng và phong phú với nhiều loại hình tín dụng khác nhau.

Việc áp dụng hình thức cho vay nào là tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của đối tượng sử dụng vốn tín dụng nhằm sử dụng và quản lý vốn tín dụng có hiệu quả và phù hợp với sự vận động cũng như đặc điểm kinh tế khác nhau của đối tượng tín dụng. Có nhiều cách phân loại các nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, để phù hợp với nội dung luận án, tác giả sẽ giới thiệu sơ qua các hình thức cho vay chủ yếu được cung cấp tới các khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại.

- Cho vay là một hình thức cấp tín dụng phổ biến nhất, theo đó tổ chức tín dụng

giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Các hình thức cho vay phổ biến là cho vay thấu chi, cho vay trực tiếp từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay luân chuyển, cho vay trả góp và cho vay gián tiếp

- Chiết khấu thương phiếu (mua bán nợ) là việc ngân hàng ứng trước tiền cho

khách hàng, tương ứng với giá trị của thương phiếu bù trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn (hoặc một giấy nhận nợ). Ngân hàng bỏ tiền ra trong hiện tại để thu về một khoản lớn hơn trong tương lai với lãi suất xác định (lãi suất chiết khấu), nhưng thực chất ngân hàng đã thay người mua trả tiền trước cho người bán, như vậy người bán sớm có tiền để tiếp tục sản xuất kinh doanh, quay vịng vốn nhanh chóng hơn.

- Bảo lãnh là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực

hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ đã cam kết. Bảo lãnh được coi là một hình thức tín dụng thông qua chữ ký, tuy ngân hàng không phải xuất tiền ra, song ngân hàng đã dung uy tín của mình để thu lợi và hỗ trợ cho doanh nghiệp. Và trong trường hợp, doanh

nghiệp khơng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, ngân hàng sẽ phải đứng ra để thực hiện thay nghĩa vụ tài chính đã ký trong thư bảo lãnh.

- Cho thuê tài chính là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng

thuê theo những thỏa thuận nhất định. Khách hàng có nghĩa vụ phải trả cả gốc và lãi cho ngân hàng. Cho th tài chính thường là hình thức tín dụng trung – dài hạn. Ngân hàng mua tài sản và cho khách hàng thuê với thời gian đủ dài để ngân hàng thu gần đủ hoặc đủ giá trị của tài sản cho thuê cộng lãi. Hết thời hạn thuê, khách hàng có thể mua lại tài sản đó với giá thấp hơn giá ngồi thị trường. Về mặt hình thức, đây là nghiệp vụ cho thuê, nhưng về mặt bản chất, ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn để mua quyền sử dụng tài sản trên trong thời gian quy định của hợp đồng.

c. Nghiệp vụ trung gian

Xu hướng phát triển của các ngân hàng trong những năm vừa qua là tập trung vào các nghiệp vụ trung gian, những nghiệp vụ này có thể tạo ra nguồn thu nhập ổn định và nhanh chóng thu hồi, và hơn nữa, các dịch vụ này có mức độ rủi ro rất thấp. Các hoạt động này gồm:

– Các dịch vụ thanh toán thu chi hộ cho khách hàng (chuyển tiền, thu hộ séc, dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh tốn..)

– Nhận bảo quản các tài sản quí giá, các giấy tờ chứng thư quan trọng – Bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo uỷ nhiệm của khách hàng – Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc đá quí

– Tư vấn tài chính, giúp đỡ các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu… Đối tượng sử dụng dịch vụ của các ngân hàng thương mại khá đa dạng bao gồm mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Trong các đối tượng này, luận án sẽ tập trung nghiên cứu với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp niêm yết.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 55 - 61)