Khái quát về các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 83 - 85)

8. Kết cấu của luận án

2.1. Khái quát về doanh nghiệp niêm yết và ngân hàng thương mại tai Việt Nam

2.1.2. Khái quát về các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố, hệ thống ngân hàng Việt Nam không ngừng đổi mới và lớn mạnh để đảm bảo thực hiện được trọng trách của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Tính đến thời điểm cuối quý 3 năm 2021, trên hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện có tổng 49 ngân hàng. Trong đó bao gồm 04 ngân hàng thương mại Nhà nước, 31 ngân hàng thương mại cô phần, 09 ngân hàng thương mại cổ phần 100% vốn nước ngoài, 02 ngân hàng thương mại liên doanh và hơn 51 chi nhánh các ngân hàng nước ngồi đang có mặt tại Việt Nam (Phụ lục 1).

Theo Luật các tổ chức tín dụng đưa ra khái niệm ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. Cũng theo điều 12 của bộ luật này cũng đã nói rõ các hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung

ứng dịch vụ thanh tốn qua tài khoản. Hoạt động của ngân hàng thương mại đa dạng, phức tạp và luôn thay đổi để bắt kịp sự thay đổi nhanh của nền kinh tế.

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu của các loại hình tổ chức tín dụng

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Từ bảng 2.3 có thể thấy vai trị vơ cùng quan trọng của các ngân hàng thương mại trong việc cung ứng vốn trong nền kinh tế. Tổng tài sản có của tồn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng vào cuối tháng 10/2020 là 13,175,947 tỷ đồng, trong khi đó tổng tài sản có của các ngân hàng thương mại (bao gồm ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại Cổ phần và ngân hàng liên doanh, nước ngoài) đã chiếm 95,17% tổng tồn bộ tài sản có của tồn hệ thống. Do đó dễ dàng nhận thấy trong các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, các khoản vay đến từ ngân hàng thương mại chiếm tỉ trọng rất lớn trong số dư nợ gốc vay của các doanh nghiệp.

Bảng 2.4: Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động

Số tuyệt đối Tốc độ

tăng trưởng Số tuyệt đối

Tốc độ tăng trưởng

1 2 3 4 5

Ngân hàng thương mại Nhà nước 5,442,886 0.06 155,248 0.06

Ngân hàng Chính sách xã hội 234,03 9.74 18,271 5.68

Ngân hàng thương mại Cổ phần 5,612,829 7.68 300,046 5.39 Ngân hàng liên doanh, nước ngoài 1,483,981 10.26 131,293 8.71

Cơng ty tài chính, cho th 215,505 4.99 30,206 13.39

Ngân hàng Hợp tác xã 43,633 22.16 3,029 0.03

Quỹ tín dụng nhân dân 143,084 13.11 5,102 8.26

Tồn hệ thống 13,175,947 4.75 643,196 5.05 Loại hình TCTD Tổng tài sản có Vốn điều lệ STT Loại hình TCTD Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (%) 1 NHTM Nhà nước 91,89 2 NHTM cổ phần 84,33

3 NH Liên doanh, nước ngồi 58,05 4 Cơng ty tài chính, cho th tài chính 283,7

Bảng 2.4 cho thấy trong các nghiệp vụ có – nghiệp vụ sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay, chủ yếu tập trung vào hoạt động tín dụng, các ngân hàng thương mại có tỉ lệ sử dụng vốn cho mục đích cho vay khá cao, hay nói một cách khác, hoạt động cho vay là hoạt động tạo ra thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Tín dụng là hoạt động chủ lực của ngân hàng thương mại, gắn với quá trình chu chuyển vốn của nền kinh tế, tuy nhiên, trong thực tiễn, hoạt động tín dụng ln tiềm ẩn khả năng phát sinh rủi ro làm ảnh hưởng đến thu nhập và nguồn vốn của ngân hàng thương mại, vì vậy, vấn đề quản trị rủi ro, nhất là quản trị rủi ro tín dụng ln được các ngân hàng thương mại đặc biệt chú trọng.

Do đó, việc đảm bảo hạn chế các rủi ro tín dụng khi thực hiện các hoạt động cho vay là rất quan trọng với sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại. Và một trong những biện pháp để hạn chế các rủi ro này đó chính là đánh giá đúng được khả năng trả nợ của các đối tượng vay vốn thông qua các thơng tin kế tốn mà ngân hàng thu thập được liên quan đến khách hàng của mình. Vì vậy, việc nâng cao chất lương các thông tin này nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của các ngân hàng thương mại là một yêu cầu cấp thiết, để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng thương mại nói riêng, cũng như cả hệ thống tài chính nói chung.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 83 - 85)