Bị lệ thuộc vào các nguồn cung cấp

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN-QTXNK_NHÓM 1 docx (Trang 28 - 53)

Trong nhiều trường hợp, tổ chức nhượng quyền thường chỉ định các chi nhánh nhượng quyền phải mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ của một số nhà cung cấp nào đó. Lý do mà họ đưa ra là nhằm đảm bảo chất lượng đồng nhất. Doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền sẽ bị thiệt thòi nếu các nhà cung cấp vì lý do nào đó tăng giá bán quá cao.

Sau một số năm làm chi nhánh nhượng quyền, chủ các chi nhánh nhượng quyền cảm thấy rằng họ có thể tự mở ra một doanh nghiệp tương tự và làm việc hiệu quả hơn (chất lượng cao hơn, giá cả thấp hơn), nhưng họ thường không được phép làm điều này vì đã bị khống chế trong các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu. Khi tham gia một hệ thống nhượng quyền, các doanh nhân có thể tình tự hạn chế các cơ hội kinh doanh của mình trong nhiều năm sau khi kết thúc hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

2.4.9. Chi phí quảng cáo quá nhiều

Nhiều chi nhánh nhượng quyền buộc phải đóng góp thường xuyên vào ngân quỹquảng cáo cho tổ chức nhượng quyền, trong khi các tổ chức nhượng quyền được toàn quyền quyết định việc quản lý, sử dụng ngân quỹ này.

2.4.10. Điều kiện chấm dứt hợp đồng không công bằng

− Khi chi nhánh nhượng quyền có những vi phạm tuy nhỏ như đóng tiền royalty không đúng hạn hay vi phạm các trình tự, quy tắc hoạt động theo các chuẩn mực mà các tổ chức nhượng quyền đưa ra, các tổ chức này có thể chấm dứt ngay hợp đồng, làm cho chủ các chi nhánh nhượng quyền bị mất trắng khỏan tiền đầu tư của mình.

− Bên cạnh đó còn rất nhiều khó khăn khác như:

− Bạn không bao giờ được tự do hoàn toàn khi đưa ra những quyết định riêng của mình.

− Bạn phải tuân theo phương pháp và hệ thống hoạt động sẵn có mà không được phép thay đổi, phát huy tính sang tạo thêm.

− Dựa trên doanh thu hàng tháng của bạn mà bạn phải trả một khoản phí gọi nôm na là “phí thuê thương hiệu”.

− Chi phí để mua franchise có thể cao hơn 40% so với chi phí bạn bỏ ra nếu có dự án kinh doanh độc lập.

− Bạn chỉ có thể kinh doanh đúng lĩnh vực mà mình được nhượng quyền, giá cả cũng được đặt theo một chuẩn dựa trên thị trường địa phương.

− Công việc kinh doanh của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào uy tín của thương hiệu mà bạn đại diện. Nếu thương hiệu đó vấn đề gì thì việc kinh doanh của bạn ngay lập tức bị ảnh hưởng.

2.5 Một số mô hình nhượng quyền thương mại thành công của Việt Nam

2.5.1 Mô hình nhượng quyền thương mại của Phở 24

2.5.1.1 Giới thiệu về Công ty Phở 24

Phở 24 là chuỗi nhà hàng phở Việt Nam thuộc tập đoàn Nam An Group, tập đoàn thực phẩm lớn nhất cả nước. Ngoài Phở 24 ra, Nam An Group còn sở hữu và điều hành nhiều thương hiệu khác, như là An Viên, Maxim’s Nam An, Thanh Niên, An, Goody, Goddy-Plus, Bamizon, Ibox Café, ...

Cửa hàng Phở 24 đầu tiên được mở vào tháng 6 năm 2003 tại số 5, đường Nguyễn Thiệp, đối diện khách sạn Sheraton Sài Gòn. Đến tháng 7 năm 2011, Phở 24 đã mở được 53 cửa hàng trong nước: tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang, Bình Dương, và 18 cửa hàng ngoài nước như Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines), Phnom Penh (Campuchia), Hồng Kông VÀ Tokyo (Nhật Bản). Phở 24 dự định mở thêm cửa hàng ở một số thành phố chính của Việt Nam cũng như nước ngoài nơi có đông dân cư người Châu Á.

Liên tiếp các năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 và 2009, Phở 24 thắng giải “The Guide Awards” do bạn đọc bầu chọn của báo Vietnam Economics Times, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam và tạp chí Tư Vấn Tiêu Dùng.

Năm 2008 Phở 24 được trao giải thưởng "International franchiser of the year" công nhận bởi FLA Singapore.

Năm 2010, Phở 24 lọt vào Top 10 của cuộc bình chọn "Sài gòn - 100 điều thú vị" do khách du lich trong và ngoài nước bình chọn

− Các cột mốc quan trọng của công ty:

+ 6/2003: Mở cửa hàng đầu tiên ở số 5 Nguyễn Thiệp, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Cửa hàng nhanh chóng trở thành điểm đến nổi tiếng đối với khách du lịch và người dân.

theo sau đó là một vài cửa hàng khác ở những thành phố chính của Việt Nam như Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Binh Dương ...

+ 7/2005: Mở cửa hàng nhượng quyền đầu tiên ở nước ngoài (Jakarta, Indonesia). Hiện có 6 cửa hàng phở 24 ở Jakarta vào tháng 11 năm 2008.

+ 9/2006: Phở 24 và VinaCapital – công ty tài chính hàng đầu Việt Nam – chính thức ký một hợp đồng hợp tác đầu tư.

+ 3/2009: Tổng số cửa hàng Phở 24 tại Việt Nam và nước ngoài đã đạt đến con số 70 sau 6 năm đi vào hoạt động.

+ 8/2009: Hợp đồng nhượng quyền mới ở Hồng Kong và Macau. Cửa hàng đầu tiên sẽ mở tại Hồng Kong và Macau vào tháng 10/2009.

+ 12/2009: Mở cửa hàng nhượng quyền thứ 2 tại Hàn Quốc và Hồng Kong, nâng tổng số cửa hàng lên 73 (hơn 57 cửa hàng ở Tp. HCM) với 16 cửa hàng ở nước ngoài (Indonesia, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines, và Hong Kong).

+ 2011: khai trương cửa hàng Phở 24 đầu tiên tại Nhật Bản. - Hệ thống cửa hàng của Phở 24:

+ Địa chỉ: Số 5 Nguyễn Thiệp - Phường Bến Nghé - Quận 1 - Tp.HCM

+ Địa chỉ: 14 Phan Bội Châu - Phường Bến Thành - Quận 1 - Tp.HCM

+ Địa chỉ: 82 Nguyễn Du - Phường Bến Nghé - Quận 1 - Tp.HCM

+ Địa chỉ: 71 – 73 Đồng Khởi - Phường Bến Nghé - Quận 1 - Tp.HCM

+ Địa chỉ: 34 Lê Duẩn - Phường Bến Nghé - Quận 1 - Tp.HCM

2.5.1.2 Phở 24 vươn tới nước ngoài

Châu Á (Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Lào, Myanma), Châu Âu (Pháp, Anh, Ý, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Nga, Hà Lan), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada, Mexico), Châu úc (Úc, New Zealand), Trung Đông (Các Tiểu Vương Quốc Arab)… là những khu vực mà Phở 24 đang nhắm đến trong thời gian tới.

2.5.1.3 Thương hiệu Phở 24

Ông Lý Quí Trung cho biết: ông chọn hình thức này áp dụng cho phở 24 vì nó giúp chia sẻ những gánh nặng về vốn, nhân công và năng lực quản lí. Chiến lược đường dài

của công ty là sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình quán phở tại Việt Nam và nước ngoài thông qua hình thức bán franchise và hợp tác kinh doanh.

Hương vị: Một điểm quan trọng góp phần làm nên thành công của Phở 24 là đã xác định được khẩu vị, không những phù hợp với người trong nước mà cả đối với người nước ngoài. Công ty đã bỏ ra hơn một năm để nghiên cứu chỉ riêng về khẩu vị: đó phải là một khẩu vị thời thượng, bớt béo, ăn thanh, ăn phải no, đầy đủ chất dinh dưỡng…Phở 24 không phải muốn nói cho khách hàng biết là “1 tô phở có giá 24 ngàn” mà là nó được chế biến từ 24 nguyên liệu khác nhau để tạo ra một tô phở ngon đúng điệu. Đó là nét đặc trưng riêng, một hương vị mới cho món phở mà doanh nghiệp muốn tạo ra khi kinh doanh phở 24 trên thị trường. sau một thời gian nghien cứu hương vị phở của 3 miền: Bắc, Trung, Nam thì công ty quyết định dung hòa lại thành một hương vị đặc biệt cho người tiêu dùng cả nước đều yêu thích, có thể chấp nhận. Có thể nói đây là bước đột phá lớn trong việc chế biến một món ăn truyền thống của người Việt.

Giá trị truyền thống: Phở 24 còn hấp dẫn thực khách bởi chính không khí văn hoá ẩm thực Việt mà nơi này mang lại. Tất cả những cửa hàng Phở 24 đều được thiết kế theo một cách thống nhất và đồng nhất và cách trang trí cửa hàng đều xuất phát từ ý tưởng, nguồn cảm hứng từ phố cổ Hà Nội. Để tạo cảm giác dễ chịu cho khách hàng, cửa hàng được trang trí giản dị nhưng sang trọng với các băng ghế dài kiểu truyền thống nhưng không quá chật chội với bàn kê san sát để tiết kiệm diện tích như các hàng ăn khác. Nổi bật trên tông màu đen sang trọng đó là màu trắng của những chiếc bát sứ Minh Long cùng màu đỏ của những chiếc đèn lồng mang phong cách cung đình. Bước vào quán là khách nhìn thấy ông đầu bếp đội mũ làm bếp, mang tạp dề trắng sạch sẽ, nét mặt niềm nở… Phở là món ăn đặc biệt phổ biến, người ta có thể ăn chơi hay ăn no, ăn sáng hay ăn trưa hoặc ăn tối… đều được. Hơn nữa, nếu như các nước láng giềng gần nước ta đều có món mì thì không có nước nào có món phở như phở Việt Nam. Tất cả đã tạo nên những nét đặc trưng cho hệ thống cửa hàng Phở 24..

Chất lượng thương hiệu: Phở 24 tập trung vào chất lượng và chiều sâu của mô hình kinh doanh nói chung và mô hình nhượng quyền nói riêng trước khi bành trướng ra chiều rộng. Do đặt trọng tâm phát triển chiều sâu nên Phở 24 phải chấp nhận tốc độ

một rủi ro rất lớn cho thương hiệu: đó là bị các đối thủ cạnh tranh sao chép mô hình kinh doanh. Là một nhà kinh doanh, cũng là giảng viên của một trường đại học quốc tế, ông Lý Quý Trung cho rằng: “Xây dựng thương hiệu nói chung là một việc làm, một chiến lược rất cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc xây dựng thương hiệu càng trở nên quan trọng hơn do chúng ta đang đứng ngay trên ngưỡng cửa của hội nhập kinh tế thế giới. Vì hội nhập kinh tế đồng nghĩa với chuyện rất nhiều thương hiệu mạnh quốc tế sẽ vào Việt Nam và sẽ thống lãnh thị trường. Khách hàng, người tiêu dùng có thói quen (hay nếu chưa thì sẽ có thói quen) ưu tiên mua những hàng hóa, dịch vụ có thương hiệu. Do đó, để tồn tại và cạnh tranh trong một bối cảnh thị trường như vậy đòi hỏi các sản phẩm của Việt Nam cũng phải có thương hiệu. Thấy được tầm quan trọng nên năm 2003, khi gây dựng thương hiệu Phở 24 tại TPHCM, Công ty phở 24 đã đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu này tại Cục Sở hữu trí tuệ. Thương hiệu này cũng được đăng ký độc quyền tại nhiều nước trên thế giới như: Anh, Mỹ, Canada và các nước tham gia thỏa ước Madrid. Cuối năm 2006, Công ty Phở 24 cũng đăng ký và được Cục bản quyền cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả đối với bản vẽ thiết kế chi tiết mô hình cửa hàng Phở 24.

An toàn thực phẩm: Phở 24 có các đội kiểm tra vệ sinh, đội kiểm tra chất lượng của bếp thường xuyên kiểm tra đột xuất các cửa hàng. Ngoài ra công ty còn tổ chức một nhóm gọi là “khách hàng bí mật”, đây là một nhóm người “chuyên” góp ý trên tinh thần “ham đóng góp”. Chúng tôi cho họ tự chọn vào một hay nhiều quán Phở 24 bất kì để thưởng thức và họ phải trả lời cho công ty một số câu hỏi. Sau đó công ty sẽ trả cho họ số tiền mà họ đã dùng tại cửa hàng. Dĩ nhiên, những “khách hàng bí mật” này sẽ hoàn toàn xa lạ với các nhân viên của Phở 24. Nhờ những biện pháp quản lý, kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt nên Phở 24 luôn đảm bảo được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở khắp các cửa hàng Phở 24 trong cả nước.

− Để đảm bảo các thủ tục pháp lý được chặt chẽ ngay từ đầu, Phở 24 đã đầu tư đáng kể vào các khâu đăng ký nhãn hiệu trong và ngoài nước, nhờ luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng nhượng quyền mẫu… Các khâu về tổ chức, đào tạo, huấn luyện cũng

được chuẩn bị từng bước để có thể chuyển giao và hổ trợ đắc lực cho phía đối tác mua franchise. Phở 24 quyết định áp dụng hình thức nhượng quyền công thức kinh doanh, trong đó phía đối tác mua franchise được nhượng quyền sử dụng thương hiệu và được hướng dẫn và đào tạo chi tiết cách thức tổ chức, điều hành và quản lý mô hình quán Phở 24 đã được chứng minh thành công trong những năm qua.

Lực lượng nhân viên: Chương trình đào tạo cho đối tác mua franchise Phở 24 bao gồm thời gian 2-3 tuần huấn luyện tại trung tâm đào tạo của tập đoàn dưới hình thức lớp học lý thuyết và thực hành ngay cửa hàng phở hoạt động. Phía đối tác mua franchise được yêu cầu gửi ít nhất một nhân viên quản lý, 1 nhân viên bếp và 1 đại diện chủ đến trung tâm để được huấn luyện miễn phí. Các nhân viên này sau đó sẽ cùng với đội ngũ chuyên gia của tập đoàn huấn luyện toàn thể nhân viên còn lại của cửa hàng franchise. Đội ngũ chuyên gia của tập đoàn này sẽ có mặt tại cửa hàng franchise trước và sau ngày khai trương ít nhất 3 ngày. Lực lượng quản lý nòng cốt được xây dựng dựa trên tính toán tầm vóc công ty muốn phấn đấu ít nhất từ 2 đến 3 năm sau. Nói khác đi, chủ trương công ty phải luôn chuẩn bị đào tạo và tuyển dụng đủ nhân sự giỏi và có kinh nghiệm phù hợp để sẵn sàng điều hành công ty thời điểm 2-3 năm sau, chứ không phải khi cần mới bắt đầu tuyển dụng. Do đó chi phí của bộ phận hành chính, điều hành trước mắt lúc nào cũng có vẻ rất cồng kềnh so với nghề kinh doanh các quán phở!

Chính chủ quản: Một trong những thách thức lớn nhất mà Phở 24 gặp phải trong quá trình nhượng quyền không nằm ở chỗ chính đối tác mua franchise người chủ điều hành của quán phở nhượng quyền. Thật vậy, cho dù mọi thứ trong quán phở nhượng quyền đều tuân thủ các tiêu chuẩn của Phở 24 nhưng nếu chủ quán không quan tâm hay thiếu kinh nghiệm vì chỉ là một nhà đầu tư đơn thuần thì khó có thể cho ra những quyết định đúng đắn và như thế mô hình kinh doanh nhượng quyền sẽ không đạt kết quả tối ưu, ảnh hưởng ít nhiều đến hình ảnh chung của thương hiệu. Ngược lại, trong một số trường hợp khác nếu đối tác mua franchise có quá trình kinh nghiệm trong lãnh vực nhà hàng thì lại có xu hướng tự làm theo cách của mình vì nghĩ mình đã quá rành. Đào tạo nhân viên hay cán bộ quản lý không khó nhưng đào tạo và hướng dẫn chủ quán phở nhượng quyền mới thật sự là một khó khăn lớn

nhân viên. Và đối với ngành kinh doanh ẩm thực, chủ quán đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, việc nghiên cứu hồ sơ, phỏng vấn để “chọn mặt gửi vàng“ đối tác mua franchise phải được đặt lên hàng đầu. Nhưng cũng như việc tuyển chọn nhân viên, cho dù đã qua nhiều cuộc sát hạch rất kỹ lưỡng nhưng công ty vẫn có thể chọn “nhầm“ người. Và đây là một rủi ro, một cái giá phải trả đối chủ thương hiệu khi bán franchise.

Quản trị doanh nghiệp trong kinh doanh nhượng quyền: Đó là quản trị chuỗi. Đây là phương pháp quản trị áp dụng với mô hình kinh doanh có nhiều cửa hàng, địa điểm. Ban đầu sẽ là quản trị chuỗi của công ty mình, nhưng sau khi nhượng quyền thì sẽ phải quản lý chuỗi với đối tác. Chuỗi là nói đến câu chuyện cung ứng, chất lượng, kiểm tra quản trị trong hệ thống của mình. Nhiều người sai lầm khi mới có mô hình kinh doanh của mình thành công đã tìm cách nhượng quyền. Như thế chỉ giúp làm ra 1 cửa hàng giống mình nhưng không thể quản lý được. Ngoài ra người làm kinh doanh nhượng quyền phải biết chia sẻ công thực thành công, chia sẻ bí mật an toàn. Khi kinh doanh theo chuỗi thì không thể ôm bí mật cho riêng mình nhưng cũng không thể chuyển giao hết thì người nhận nhượng quyền vì như thế họ sẽ không còn cần đến mình. Do vậy làm thế nào chia sẻ bí mật kinh doanh an toàn là bí quyết thành công kinh doanh nhượng quyền. Pepsi cũng là kinh doanh nhượng quyền. Các công ty sản xuất Pespi trên thế giới đều được cho biết hết quy trình sản

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN-QTXNK_NHÓM 1 docx (Trang 28 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w