Thương hiệu Phở 24

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN-QTXNK_NHÓM 1 docx (Trang 31 - 36)

Ông Lý Quí Trung cho biết: ông chọn hình thức này áp dụng cho phở 24 vì nó giúp chia sẻ những gánh nặng về vốn, nhân công và năng lực quản lí. Chiến lược đường dài

của công ty là sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình quán phở tại Việt Nam và nước ngoài thông qua hình thức bán franchise và hợp tác kinh doanh.

Hương vị: Một điểm quan trọng góp phần làm nên thành công của Phở 24 là đã xác định được khẩu vị, không những phù hợp với người trong nước mà cả đối với người nước ngoài. Công ty đã bỏ ra hơn một năm để nghiên cứu chỉ riêng về khẩu vị: đó phải là một khẩu vị thời thượng, bớt béo, ăn thanh, ăn phải no, đầy đủ chất dinh dưỡng…Phở 24 không phải muốn nói cho khách hàng biết là “1 tô phở có giá 24 ngàn” mà là nó được chế biến từ 24 nguyên liệu khác nhau để tạo ra một tô phở ngon đúng điệu. Đó là nét đặc trưng riêng, một hương vị mới cho món phở mà doanh nghiệp muốn tạo ra khi kinh doanh phở 24 trên thị trường. sau một thời gian nghien cứu hương vị phở của 3 miền: Bắc, Trung, Nam thì công ty quyết định dung hòa lại thành một hương vị đặc biệt cho người tiêu dùng cả nước đều yêu thích, có thể chấp nhận. Có thể nói đây là bước đột phá lớn trong việc chế biến một món ăn truyền thống của người Việt.

Giá trị truyền thống: Phở 24 còn hấp dẫn thực khách bởi chính không khí văn hoá ẩm thực Việt mà nơi này mang lại. Tất cả những cửa hàng Phở 24 đều được thiết kế theo một cách thống nhất và đồng nhất và cách trang trí cửa hàng đều xuất phát từ ý tưởng, nguồn cảm hứng từ phố cổ Hà Nội. Để tạo cảm giác dễ chịu cho khách hàng, cửa hàng được trang trí giản dị nhưng sang trọng với các băng ghế dài kiểu truyền thống nhưng không quá chật chội với bàn kê san sát để tiết kiệm diện tích như các hàng ăn khác. Nổi bật trên tông màu đen sang trọng đó là màu trắng của những chiếc bát sứ Minh Long cùng màu đỏ của những chiếc đèn lồng mang phong cách cung đình. Bước vào quán là khách nhìn thấy ông đầu bếp đội mũ làm bếp, mang tạp dề trắng sạch sẽ, nét mặt niềm nở… Phở là món ăn đặc biệt phổ biến, người ta có thể ăn chơi hay ăn no, ăn sáng hay ăn trưa hoặc ăn tối… đều được. Hơn nữa, nếu như các nước láng giềng gần nước ta đều có món mì thì không có nước nào có món phở như phở Việt Nam. Tất cả đã tạo nên những nét đặc trưng cho hệ thống cửa hàng Phở 24..

Chất lượng thương hiệu: Phở 24 tập trung vào chất lượng và chiều sâu của mô hình kinh doanh nói chung và mô hình nhượng quyền nói riêng trước khi bành trướng ra chiều rộng. Do đặt trọng tâm phát triển chiều sâu nên Phở 24 phải chấp nhận tốc độ

một rủi ro rất lớn cho thương hiệu: đó là bị các đối thủ cạnh tranh sao chép mô hình kinh doanh. Là một nhà kinh doanh, cũng là giảng viên của một trường đại học quốc tế, ông Lý Quý Trung cho rằng: “Xây dựng thương hiệu nói chung là một việc làm, một chiến lược rất cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc xây dựng thương hiệu càng trở nên quan trọng hơn do chúng ta đang đứng ngay trên ngưỡng cửa của hội nhập kinh tế thế giới. Vì hội nhập kinh tế đồng nghĩa với chuyện rất nhiều thương hiệu mạnh quốc tế sẽ vào Việt Nam và sẽ thống lãnh thị trường. Khách hàng, người tiêu dùng có thói quen (hay nếu chưa thì sẽ có thói quen) ưu tiên mua những hàng hóa, dịch vụ có thương hiệu. Do đó, để tồn tại và cạnh tranh trong một bối cảnh thị trường như vậy đòi hỏi các sản phẩm của Việt Nam cũng phải có thương hiệu. Thấy được tầm quan trọng nên năm 2003, khi gây dựng thương hiệu Phở 24 tại TPHCM, Công ty phở 24 đã đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu này tại Cục Sở hữu trí tuệ. Thương hiệu này cũng được đăng ký độc quyền tại nhiều nước trên thế giới như: Anh, Mỹ, Canada và các nước tham gia thỏa ước Madrid. Cuối năm 2006, Công ty Phở 24 cũng đăng ký và được Cục bản quyền cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả đối với bản vẽ thiết kế chi tiết mô hình cửa hàng Phở 24.

An toàn thực phẩm: Phở 24 có các đội kiểm tra vệ sinh, đội kiểm tra chất lượng của bếp thường xuyên kiểm tra đột xuất các cửa hàng. Ngoài ra công ty còn tổ chức một nhóm gọi là “khách hàng bí mật”, đây là một nhóm người “chuyên” góp ý trên tinh thần “ham đóng góp”. Chúng tôi cho họ tự chọn vào một hay nhiều quán Phở 24 bất kì để thưởng thức và họ phải trả lời cho công ty một số câu hỏi. Sau đó công ty sẽ trả cho họ số tiền mà họ đã dùng tại cửa hàng. Dĩ nhiên, những “khách hàng bí mật” này sẽ hoàn toàn xa lạ với các nhân viên của Phở 24. Nhờ những biện pháp quản lý, kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt nên Phở 24 luôn đảm bảo được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở khắp các cửa hàng Phở 24 trong cả nước.

− Để đảm bảo các thủ tục pháp lý được chặt chẽ ngay từ đầu, Phở 24 đã đầu tư đáng kể vào các khâu đăng ký nhãn hiệu trong và ngoài nước, nhờ luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng nhượng quyền mẫu… Các khâu về tổ chức, đào tạo, huấn luyện cũng

được chuẩn bị từng bước để có thể chuyển giao và hổ trợ đắc lực cho phía đối tác mua franchise. Phở 24 quyết định áp dụng hình thức nhượng quyền công thức kinh doanh, trong đó phía đối tác mua franchise được nhượng quyền sử dụng thương hiệu và được hướng dẫn và đào tạo chi tiết cách thức tổ chức, điều hành và quản lý mô hình quán Phở 24 đã được chứng minh thành công trong những năm qua.

Lực lượng nhân viên: Chương trình đào tạo cho đối tác mua franchise Phở 24 bao gồm thời gian 2-3 tuần huấn luyện tại trung tâm đào tạo của tập đoàn dưới hình thức lớp học lý thuyết và thực hành ngay cửa hàng phở hoạt động. Phía đối tác mua franchise được yêu cầu gửi ít nhất một nhân viên quản lý, 1 nhân viên bếp và 1 đại diện chủ đến trung tâm để được huấn luyện miễn phí. Các nhân viên này sau đó sẽ cùng với đội ngũ chuyên gia của tập đoàn huấn luyện toàn thể nhân viên còn lại của cửa hàng franchise. Đội ngũ chuyên gia của tập đoàn này sẽ có mặt tại cửa hàng franchise trước và sau ngày khai trương ít nhất 3 ngày. Lực lượng quản lý nòng cốt được xây dựng dựa trên tính toán tầm vóc công ty muốn phấn đấu ít nhất từ 2 đến 3 năm sau. Nói khác đi, chủ trương công ty phải luôn chuẩn bị đào tạo và tuyển dụng đủ nhân sự giỏi và có kinh nghiệm phù hợp để sẵn sàng điều hành công ty thời điểm 2-3 năm sau, chứ không phải khi cần mới bắt đầu tuyển dụng. Do đó chi phí của bộ phận hành chính, điều hành trước mắt lúc nào cũng có vẻ rất cồng kềnh so với nghề kinh doanh các quán phở!

Chính chủ quản: Một trong những thách thức lớn nhất mà Phở 24 gặp phải trong quá trình nhượng quyền không nằm ở chỗ chính đối tác mua franchise người chủ điều hành của quán phở nhượng quyền. Thật vậy, cho dù mọi thứ trong quán phở nhượng quyền đều tuân thủ các tiêu chuẩn của Phở 24 nhưng nếu chủ quán không quan tâm hay thiếu kinh nghiệm vì chỉ là một nhà đầu tư đơn thuần thì khó có thể cho ra những quyết định đúng đắn và như thế mô hình kinh doanh nhượng quyền sẽ không đạt kết quả tối ưu, ảnh hưởng ít nhiều đến hình ảnh chung của thương hiệu. Ngược lại, trong một số trường hợp khác nếu đối tác mua franchise có quá trình kinh nghiệm trong lãnh vực nhà hàng thì lại có xu hướng tự làm theo cách của mình vì nghĩ mình đã quá rành. Đào tạo nhân viên hay cán bộ quản lý không khó nhưng đào tạo và hướng dẫn chủ quán phở nhượng quyền mới thật sự là một khó khăn lớn

nhân viên. Và đối với ngành kinh doanh ẩm thực, chủ quán đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, việc nghiên cứu hồ sơ, phỏng vấn để “chọn mặt gửi vàng“ đối tác mua franchise phải được đặt lên hàng đầu. Nhưng cũng như việc tuyển chọn nhân viên, cho dù đã qua nhiều cuộc sát hạch rất kỹ lưỡng nhưng công ty vẫn có thể chọn “nhầm“ người. Và đây là một rủi ro, một cái giá phải trả đối chủ thương hiệu khi bán franchise.

Quản trị doanh nghiệp trong kinh doanh nhượng quyền: Đó là quản trị chuỗi. Đây là phương pháp quản trị áp dụng với mô hình kinh doanh có nhiều cửa hàng, địa điểm. Ban đầu sẽ là quản trị chuỗi của công ty mình, nhưng sau khi nhượng quyền thì sẽ phải quản lý chuỗi với đối tác. Chuỗi là nói đến câu chuyện cung ứng, chất lượng, kiểm tra quản trị trong hệ thống của mình. Nhiều người sai lầm khi mới có mô hình kinh doanh của mình thành công đã tìm cách nhượng quyền. Như thế chỉ giúp làm ra 1 cửa hàng giống mình nhưng không thể quản lý được. Ngoài ra người làm kinh doanh nhượng quyền phải biết chia sẻ công thực thành công, chia sẻ bí mật an toàn. Khi kinh doanh theo chuỗi thì không thể ôm bí mật cho riêng mình nhưng cũng không thể chuyển giao hết thì người nhận nhượng quyền vì như thế họ sẽ không còn cần đến mình. Do vậy làm thế nào chia sẻ bí mật kinh doanh an toàn là bí quyết thành công kinh doanh nhượng quyền. Pepsi cũng là kinh doanh nhượng quyền. Các công ty sản xuất Pespi trên thế giới đều được cho biết hết quy trình sản xuất nhưng chỉ có 1 vài nguyên liệu vẫn phải nhập từ công ty mẹ. Đó cũng là cách để chia sẻ bí mật an toàn, để đối tác vẫn cần đến mình.

Hiện nay (năm 2011), Phở 24 đã có thêm hơn 60 nhà hàng tại Việt Nam. Như vậy, tốc độ phát triển của nó còn nhanh hơn tốc độ phát triển của thương hiệu đồ ăn nhượng quyền đắt nhất Việt Nam - KFC. Có thể nói, sau sự thành công của café Trung Nguyên thì Phở 24 là thương hiệu Việt thứ hai thành công khi áp dụng hình thức nhượng quyên thương mại. Đó là thành công lớn của các doanh nghiệp Việt khi tham gia thị trường thế giới hiện nay.

Để có thể thành công như vậy với thương hiệu phở 24 thì theo Tổng Giám đốc công ty Nam An-Lý Quí Trung cho biết: khi áp dụng mô hình nhượng quyền thương mại cho

phở 24 thì doanh nghiệp gặp không ít khó khăn:

− Tại thời điểm đó thì có rất ít thông tin về “nhượng quyền thương mại” ở Việt Nam, ít các doanh nghiệp thành công không thông hiểu về kinh doanh nhượng quyền. Ông phải tự tìm tòi tài liệu về phương thức, các thông tin về nhượng quyền thương mại trên thế giới, không những vậy, trong thời gian du học ở nước ngoài, ông đã tiếp xúc và tìm hiểu về “nhượng quyền thương mại” nên khi về nước thì khi tiếp quản công ty Nam An thì ông mới có kiến thức nhất định về lĩnh vực này.

− Ở các nước phát triển khác thì người xây dựng lên thương hiệu không nhất thiết phải là người thông hiểu về nhượng quyền. Bên Mỹ muốn tìm công ty tư vấn về nhượng quyền thì hàng ngàn công ty, nói cách khác cơ sở hạ tầng đề phát triển nhượng quyền đầy đủ, còn tại Việt Nam thì gần như không có.

− Đây là loại hình kinh doanh rất mới mẻ đối với doanh nghiệp Việt, chỉ có cà phê Trung Nguyên áp dụng đầu tiên ở nước ta nên vấn đề về kĩ thuật, trình độ quản lý, quản trị đòi hỏi phải có sự đổi mới, phải có thay đổi một cách đột phá trong quá trình kinh doanh, khó áp dụng đối với các doanh nghiệp vì họ vẫn hoạt động theo phương thức truyền thống của Việt Nam.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN-QTXNK_NHÓM 1 docx (Trang 31 - 36)

w