Đa dạng hoá các loại hình L/C sử dụng

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại (nghiên cứu tại ngân hàng TMCP Quân đội)” docx (Trang 61 - 75)

Hiện nay việc sử dụng L/C trong thanh toán quốc tế tại NHTM cổ phần Quân đội vẫn còn phải thanh toán loại Confirmed irrevocable L/C, tức là L/C có xác nhận của ngân hàng thứ ba. Do vậy việc đa dạng hoá các loại hình L/C là một trong những giải pháp cho việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT. Bởi vì khi cung ứng phong phú các loại sản phẩm

dịch vụ khách hàng có thể lựa chọn và sử dụng các loại sản phẩm dịch vụ phù hợp với mình, thu hút được sự chú ý của khách hàng tiềm ẩn trên thị trường.

Loại hình L/C được mở rộng sử dụng phải nhằm đáp ứng được nhu cầu của

khách hàng, ngân hàng phải tiến hành tổ chức nghiên cứu thị trường, quan

tâm sâu sắc đến nhu cầu đó để đưa ra những sản phẩm có ý nghĩa thực tiễn

cao trong kinh doanh.

Các loại hình L/C được mở rộng áp dụng tất nhiên cần phải qua nghiên cứu tìm hiểu để phù hợp với thực tiễn hoạt động của cả ngân hàng và khách hàng. Không nên áp dụng những loại hình quá phức tạp mà với những hạn

chế về chuyên môn, tài chính và công nghệ ngân hàng nên không có tính khả

thi. Một số loại NHTM cổ phần Quân đội có thể nghiên cứu áp dụng trong

thời gian tới là:

* L/C đối ứng

Loại này áp dụng cho các khách hàng nhập nguyên liệu từ nước ngoài về gia công sau đó lại xuất khẩu sản phẩm đó sang chính người cung cấp

nguyên vật liệu. Vì đây là hình thức bảo đảm nhất cho các đơn vị gia công.

Với loại hình này họ có trách nhiệm bảo đảm thanh toán cho người xuất khẩu

những thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu đó. Rõ ràng quyền lợi của người gia công được bảo đảm hơn khi sử dụng 2 L/C không huỷ ngang riêng biệt cho mỗi giao dịch. Vì có thể sau khi nhập, thanh toán giá trị nguyên vất

phẩm đó, người gia công sẽ bị tổn thất lớn vì do khó bán được sản phẩm có tính đặc thù.

* L/C tuần hoàn

Loại này áp dụng cho những đơn vị giao dịch thường xuyên định kỳ

với khối lượng lớn cho cùng một đối tác. Sử dụng L/C tuần hoàn sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian đi lại cho khách hàng, giảm bớt những thủ tục phải

tiến hành khi mở L/C đồng thời giữ được khách hàng giao dịch thường xuyên mà không cần gỉm phí dịch vụ để lôi kéo.

* L/C có thể chuyển nhượng hoặc L/C giáp lưng

Hai loại này áp dụng cho những đơn vị có nhu cầu xuất nhập khẩu qua

trung gian.

Với hai loại này trách nhiệm thanh toán của người nhập khẩu không có

gì thay đổi, song người nhập khẩu có điều kiện thuận lợi thông qua ngườì

trung gian để thu gom hàng của mình cần. Đây là tính ưu việt hơn so với các

loại L/C khác. Tuy nhiên với L/C có thể chuyển nhượng người trung gian có

lợi hơn so với loại L/C giáp lưng, nên tuỳ thuộc vào mức độ tin cậy của người trung gian đến đâu mà người nhập khẩu có thể sử dụng loại hình L/C nào cho thích hợp.

Rõ ràng việc đa dạng hoá các loại hình L/C là rất cần thiết trong quá

trình phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM cổ phần Quân đội. Tuy nhiên bên cạnh đó ngân hàng cũng cần hạn chế sử dụng một số loại

L/C bất lợi cho mình như. Ví dụ như hiện nay một số L/C mở tại ngân hàng yêu cầu phải có xác nhận. Việc này phải trả phí xác nhận rất cao và quan trọng hơn là nó chứng tỏ phía đối tác của khách hàng không tin tưởng vào khả năng thanh toán của NHTM cổ phần Quân đội nghĩa là uy tín của ngân hàng trong mắt họ chưa cao. Do đó ngân hàng nên gợi ý với khách hàng từ chối mở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

L/C xác nhận và thuyết phục bạn hàng về khả năng thanh toán cũng như uy

tín của ngân hàng. Làm được như vậy sẽ tạo được sự tin tưởng của các doanh

nghiệp nước ngoài và khi mở L/C tại ngân hàng phục vụ mình họ sẽ chọn

NHTM cổ phần Quân đội là ngân hàng thông báo. Đây là một điều kiện thuận

tế và tạo ra tiền đề cho quá trình phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT .

3.2.2 Thực hiện các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán L/C

Trong các phương thức TTQT, phương thức TDCT là phương thức được sử dụng phổ biến, rộng rãi nhất hiện nay, do có tính ưu điểm nhiêù hơn

so với các phương thức thanh toán khác. Tuy nhiên nó không phải phương

thức thanh toán hoàn hảo, có thể tránh được rủi ro cho các bên. Để phát hoạt động TTQT theo phương thức TDCT, ngân hàng cần nghiên cứu và áp dụng

những biện pháp để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Những rủi ro ngân hàng

thường gặp như:

+ Với vai trò là ngân hàng phát hành, ngân hành gặp phải những rủi

ro về tỷ giá, rủi ro do nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán, rủi ro do nhà xuất khẩu có hành vi lừa đảo giả mạo chứng từ.

+ Với vai trò là ngân hành thông báo, ngân hàng gặp phải những rủi

ro có thể xảy ra do thiển cẩn trong quá trình kiểm tra, thông báo hay sửa đổi

L/C.

Để hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro trên mà ngân hàng có thể

gặp phải, ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Định mức kỹ quỹ hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng tránh rủi ro về tỷ giá

khi tỷ giá tăng mạnh. Tuy nhiên ngân hàng phải cân nhắc trong việc qui định

ký quỹ, vì giữa rủi ro và an toàn có sựđánh đổi nhau. Khi ngân hàng qui định

mức ký quĩ cao, có thể lượng khách hàng sẽ giảm (do khách hàng chuyển

sang ngân hàng khác giao dịch). Do vậy, việc ký quỹ phải được căn cứ hay

phụ thuộc vào uy tín, khả năng tài chính của khách hàng, mối quan hệ giữa

khách hàng với ngân hàng.

- Sử dụng các nghiệp vụ ngân hàng nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá giữa

mua bán kỳ hạn, giao dịch tương lai. Nó không những hạn chế rủi ro mà còn

- Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng lập bộ chứng từ phù hợp với quy định, lựa chọn loại hình L/C sử dụng phù hợp tránh những rủi ro có thể

xảy ra về qui trình nghiệp vụ kỹ thuật.

- Thông qua mạng lưới ngân hàng đại lý của NHTMCP Quân Đội để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thảm định khả năng tài chính của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro do nhà nhập

khẩu mất khả năng thanh toán, khả năng giao hàng của của nhà xuất khẩu,

lịch sử và tư cách đạo đức của đối tác nước ngoài của khách hàng cho họ

trong quá trình kí kết hợp đồng ngoại thương. Tuy nhiên nó không tỏ ra hữu

hiệu vì bản chất của L/C là độc lập với hợp đồng ngoại thương và hàng hoá,

mà khả năng nắm bắt chính xác các thông tin thị trường luôn luôn thay đổi đối với cán bộ ngân hàng còn có hạn.

3.2.3. Mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức TDCT TDCT

Để mở rộng hoạt động tài trợ xuất khẩu, trước tiên NHTMCP Quân Đội

phải huy động được nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu về vốn cho các đơn vị

kinh doanh xuất nhập khẩu. Muốn vậy, ngân hàng phải xây dựng được chiến lược huy động vốn như:

- Xây dựng chiến lược khách hàng thực hiện đa dạng hoá dịch vụ huy động vốn. Xây dựng chiến lược khách hàng ở đây là ngân hàng cần phân loại đối tượng khách hàng để có chính sách huy động phù hợp.

+ Đối với khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh XNK.

Dựa vào tính chất giao dịch của khách hàng, ngân hàng có thể huy động

nguồn ngoại tệ với chi phí rẻ bởi vì nhiều doanh nghiệp gửi vào tài khoản tại ngân hàng để giao dịch, ngân hàng không phải trả lãi hoặc nếu có thì với lãi suất thấp, do tính nhàn rỗi trong khâu thanh toán mà ngân hàng có nguồn

ngoại tệ từ khách hàng này.

+ Đối với khách hàng là tầng lớp cư : họ gửi ngoại tệ vào ngân hàng với mục đích là sinh lời an toàn và tin tưởng vaò sự đảm bảo giữ kín thông tin

về thu nhập của mình. Tuy nhiên để thu hút được lượng khách hàng này ngày một gia tăng, các công cụ huy động ngân hàng đưa ra cần phải có thêm những điều kiện nghiêm ngặt khác: Như với các công cụ trung và dài hạn ngoài bảo

toàn được giá trị vốn gốc tiền gửi (không bị ảnh hưởnghay mất giá trị do trượt

giá làm giảm sức mua của đồng tiền ) mà còn mang lại khả năng thu nhập

xuống với số vốn, thời gian gửi và mức độ rủi ro của môi trường tài chính tiền tệ.

Với các công cụ ngắn hạn, bên cạnh mục đích sinh lời, khách hàng còn thêm tính linh hoạt, khả dung cao, nó cho phép khách hàng có thể rút vốn

thuận lợi dễ dàng mà không mất thêm chi phí nào.

Ngoài ra NHTMCP Quân Đội cần đưa thêm đặc tính chuyển nhượng được giữa các cá nhân vào một số công cụ huy động vốn và dài hạn của chính

phủ, của các tổ chức tài chính, tín dụng khác tạo cho thói quen mua bán, cất

giữ và chuyển đổi góp phần thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán. Đồng

thời ngân hàng nên giảm bớt một số thủ tục gửi tiết kiệm, thay vì gửi tiết kiệm

bằng sổ, NHTMCP Quân Đội đưa vào hình thức tài khoản tiền gửi tiết kiệm,

Với hình thức này sẽ tạo thuận lợi việc chi trả được nhanh chóng, thuận lợi và an toàn.

+ Đối với khách hàng là người nước ngoài và Việt kiều: NHTMCP Quân Đội cần có chính sách thu hút nguồn vốn ngoại tệ từ đối tượng khách

hàng này, vì đây là đối tượng khách hàng ngày một gia tăng, không những thế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mà còn đối với tất cả các NHTM. Hiện nay, đối tượng khách hàng này chưa

thực sự tin tưởng vào thói quen giao dịch với các NHTM Việt Nam do thủ tục rườm rà, chưa nhanh chóng và thuận tiện, phí thu cao. Chính vì thế để có hiệu

quả tốt, NHTMCP Quân Đội tích cực tăng cường quảng cáo, hướng dẫn

khách hàng dịch sử dụng dịch vụ một cách phù hợp, qui định thu phí phải hợp

lý và áp dụng tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ phù hợp.

- Xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi. Thông qua

nghiệp vụ này, NHTMCP Quân Đội đã tạo thêm sự tin tưởng cho khách hàng khi khách hàng gửi tiền. Mặt NHTMCP Quân Đội huy động được vốn ổn và không phá sản do người gửi tiền đến rút tiền ồ ạt.

Việc bảo hiểm tiền gửi tiền cho người gửi tiền ở ngân trước mắt chỉ áp

dụng cho những khoản tiền gửi có số dư tối thiểu từ 10.000.000VND hoặc tương đương trở lên và bảo hiểm bằng hai loại:

Loại thứ hai: Bảo hiểm giá trị của tiền gửi do mất giá của đổng tiền.

- Tích cực tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, chuẩn bị điều kiện tham gia thanh toán hối đoái quốc tế thực hiện kinh doanh và bảo

toàn vốn ngoại tệ.

 Trong hoạt động TTQT, không phải lúc nào người nhập khẩu cũng đủ

khả năng tài chính để sẵn sàng thanh toán và không phải lúc nào người xuất

khẩu cũng đợi đến hạn thanh toán mới lấy tiền. Do những đặc điểm trên ngân

hàng luôn là người bạn đáng tin cậy đối với các doanh nghiệp trong việc cung

cấp dịch vụ để thoả mãn các nhu cầu hoạt động kinh doanh của các doanh

nghiệp. Trong TTQT, họ có thể nhận được các khoản tín dụng tài trợ dưới

nhiều hình thức khác nhau. Các hình thức tài trợ càng đa dạng càng thuận

tiện, càng đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng thì càng thu được nhiều khách

hàng, từ đó góp phần phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương

thức TDCT tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.

- Tài trợ nhập khẩu:

Bên cạnh việc cấp tín dụng dưới hình thức L/C, cho vay ký quỹ, cho

vay bắt buộc khi đến hạn trả tiền khách hàng không có khả năng thanh toán,

chi nhánh có thể áp dụng một số biện pháp tài trợ nhập khẩu như:

+ Cho khách hàng xin vay mở L/c thế chấp ngay bằng chính lô hàng sắp nhập về.

+ Cho vay để thanh toán tiền đặt cọc cho phía nước ngoài

+ Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu trong thời gian nhận hàng về cho đến khi tiêu thụ. Tuy nhiên, trong hình thức tài trợ này rủi ro xảy ra có thể

nhiều, ngân hàng cần xem xét đành giá kỹ bởi vì khả năng tiêu thụ của mỗi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

doanh nghiệp không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi. Với hình thức tài trợ

này, ngân hàng có hể đòi hỏi các khoản thế chấp như: chứng từ về quyền sở

hữu hàng hoá, vận đơn đường biển, hoá đơn kiêm phiếu nhận hàng, biên lai chứng nhận gửi hàng …hay còn gọi là các giấy tờ theo lệnh đều có thể dùng làm thế chấp. Tuy nhiên, các chứng từ này phải được lập dưới dạng có thể

+ Ngoài ra, một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp nhập khẩu thường gặp phải đó là thanh toán thuế VAT, vì ngay sau khi nhận được hàng hoá ở cảng thì phải nộp thuế. Trước khó khăn đó, ngân hàng có thể đứng ra

bảo lãnh cho khách hàng.

- Tài trợ xuất khẩu:

Ngân hàng có thể tài trợ xuất khẩu dưới hình thức chiết khấu chứng từ

khi nhà xuất khẩu có nhu cầu dưới các hình thức:

+ Chiết khấu miễn truy đòi: ở đây ngân hàng mua đứt bộ chứng từ và chụi rủi ro trong việc đòi tiền nước ngoài

+ Chiết khấu có truy đòi: ở đây ngân hàng thực hiện chiết khấu chứng

từ, nếu nước ngoài từ chối thanh toán chứng từ, thì ngân hàng có quyền đòi lại khách hàng.

3.2.4. Thực hiện chính sách khách hàng phù hợp

Thực hiện chính sách khách hàng phù hợp được coi là giải pháp tạo ra

sự hấp dẫn đối với khách hàng, lôi kéo họ đến với ngân hàng, tạo ra mối quan

hệ lâu dài và bền vững. Việc ứng dụng Marketing vào thực tiễn này sẽ nâng

cao hiệu quả kinh doanh đối ngoại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Đối

với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn, nhu cầu ngoại tệ nhiều, chi nhánh luôn

gặp phải khó khăn khi cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng Công thương. Tuy nhiên, không vì thế mà ngân hàng không có những chính sách nhằm thu hút đối tượng khách hàng này

trong điều kiện có thể. Hiện nay đối tượng khách hàng của ngân hàng thương

mại cổ phần Quân đội chủ yếu là các doanh nghiệp quân đội. Trong điều kiện

khả năng có hạn về vốn ngoại tệ, ngân hàng nên có các chính sách hướng về

các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những công ty kinh doanh xuất nhập khẩu mới được thành lập đi vào hoạt động, các doanh nghiệp thành viên của các tổng

công ty lớn đặc biệt các tổng công ty ngân hàng đã có quan hệ từ trước. Số lượng những công ty này chiếm phần lớn trong các doanh nghiệp Việt nam

nên tuy giá trị các giao dịch không lớn, phí dịch vụ sẽ thu được nhiều khi số lượng các giao dịch tăng lên. Bên cạnh đó khi việc cung ứng dịch vụ thanh

những sản phẩm dịch vụ có liên quan như tín dụng, chuyển tiền…nhằm tăng

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại (nghiên cứu tại ngân hàng TMCP Quân đội)” docx (Trang 61 - 75)