a/. Uy tín của ngân hàng thương mại trong nước và trên trường quốc tế
Hoạt động của một ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng có thể được mở rộng hay không là tuỳ thuộc rất nhiều vào uy tín của ngân hàng đó trong nước và trên thế giới. Điều này quyết định lượng khách hàng
mà ngân hàng thu hút được.
Uy tín của ngân hàng được thể hiện ở các mặt: khả năng thanh toán, kỹ
thuật xử lý nghiệp vụ, thời gian thanh toán, khă năng đáp ứng các phương tiện
thanh toán, sự đa dạng của các sản phẩm dịch vụ…
Một ngân hàng có uy tín tốt trên thị trường sẽ là điều kiện đầu tiên để
khách hàng lựa chọn mua các sản phẩm dịch vụ.
b/. Mạng lưới ngân hàng đại lý của ngân hàng thương mại
Thâm nhập vào thị trường nước ngoài nhằm mở rộng qui mô hoạt động, phục vụ khách hàng tốt hơn, các ngân hàng có thể bằng một trong
những cách: mở chi nhánh, mở văn phòng đại diện…Tuy vậy, cho đến khi
khối lượng hoạt động ở một nước chưa đạt đến mức cần thiết, và nhiều
nguyên nhân khác các ngân hàng không thể mở chi nhánh ở khắp mọi nơi trên
thế giới, họ đã chọn phương thức thiết lập các quan hệ ngân hàng đại lý nhằm
giải quyết các yêu cầu công việc ngay tại nước đó.
Quan hệ đại lý giữa hai ngân hàng là quan hệ dịch vụ. Trong mối quan
hệ này, có thể hai bên cùng cung cấp cho nhau các dịch vụ cần thiết mang tính
chất địa phương hoặc chỉ đơn thuần là ngân hàng này làm địa lý cho ngân
hàng kia trong việc xử lý một giao dịch nào đó.
Với một ngân hàng đại lý rộng, các ngân NHTM có điều kiện để thực
hiện các chức năng làm đại lý cho ngân hàng đối tác. Trên cơ sở đó, có thể tăng doanh thu nhờ việc thực hiện các dịch vụ uỷ thác của ngân hàng đại lý của mình, mở rộng nghiệp vụ TTQT như trở thành: ngân hàng thu hộ, ngân
hàng thông báo, ngân hàng bảo lãnh, ngân hàng chiết khấu, ngân hàng chuyển nhượng…Ngược lại, các NHTM có thể sử dụng mạng lưới ngân hàng đại lý đó để hoàn tất việc thực hiện các nghiệp vụ TTQT , giới thiệu thêm các sản
hàng, ngân hàng đối tác có thể được ngân hàng bạn cung cấp một hạn mức tín
dụng (Credit line) hay các dịch vụ đầu tư…Hạn mức tín dụng giúp cho ngân hàng không bị ứ đọng vốn ký quỹ trong trường hợp yêu cầu ngân hàng bạn
xác nhận thư tín dụng.
Với một mạng lưới ngân hàng hạn chế, các NHTM rất khó có thể thực
hiện được các nghiệp vụ TTQT của mình một cách thông suốt bởi vì các ngân
hàng nước ngoài có thể từ chối thực hiện các giao dịch đối với ngân hàng không có quan hệ đại lý, hoặc có quan hệ đại lý không tốt. Chất lượng thực
hiện các nghiệp vụ ngân hàng nước ngoài uỷ thác cũng là một tiêu chuẩn đánh
giá xếp hạng ngân hàng đại lý. Số lượng và mức độ uỷ thác thực hiện các
nghiệp vụ của ngân hàng nước ngoài tuỳ thuộc rất lớn vào mức xếp hạng ngân hàng đại lý.
c/. Hoạt động tài trợ ngoại thương của ngân hàng
Để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào điều kiện đầu
tiên bao giờ cũng là vốn. Đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động với
khối lượng lớn, các mặt hàng đa dạng, thị trường quốc tế phức tạp tiềm ẩn
nhiều rủi ro đòi hỏi phải có một quy mô vốn tương xứng. Trong khi đó thực
lực về vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt nam còn thấp, bởi vậy
nhu cầu được tài trợ về vốn từ ngân hàng là lớn. Ngân hàng phải có khả năng tư vấn, cung cấp các thông tin nhằm đưa đến việc ký kết các hợp đồng và thực
hiện tài trợ cần thiết.
Tài trợ nhập khẩu:
Ngân hàng có thể cho người nhập khẩu vay với mục đích là thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu. Khách hàng có thể lập phương án sản xuất
kinh doanh mang tính khả thi cao cho lô hàng nhập khẩu về, lên kế hoạch tài
chính xác định khả năng thanh toán, xác định khoản cần tài trợ. Trên cơ sở đó
ngân hàng sẽ ra quyết định tài trợ và xác định mức ngân hàng chấp nhận tài trợ. Trong trường hợp người nhập khẩu không thanh toán hoặc không tập trung đủ tiền để thanh toán bộ chứng từ giao hàng, ngân hàng sẽ cho vay trên giá trị tiền hàng còn thiếu để thanh toán đúng hạn cho ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng cũng có thể cho vay kí quỹ khi khách hàng đề nghị ngân hàng phát
hành thư tín dụng, xác nhận thư tín dụng. Khách hàng kí quỹ sẽ phải nộp một
khoản tiền nhất định vào tài khoản của họ tại ngân hàng và khoản tiền đó sẽ bị
phong toả. Ký quỹ nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong quá trình thực
hiện bảo lãnhcho khách hàng. Ký quỹ nhằm khẳng định khách hàng có năng
lực nhất định về vốnvà rằng buộc khách hàng làm tròn nghĩa vụ của người được bảo lãnh. Vì trong trường hợp rủi ro của thương vụ quá cao, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng ký quỹ với giá trị lớn mà khả năng doanh nghiệpkhông đáp ứng nổi hoặc chỉ đáp ứng được một phần. điều này gây trở ngại cho
doanh nghiệp vì kí quỹ là món tiền bị phong toả, khách hàng không được sử
dụng, vốn lưu động của doanh nghiệp bị thu hẹp. Khi đó căn cứ trên uy tín của khách hàng, hiệu quả của thương vụ hoặc trên tài sản đảm bảo, ngân hàng có thể cho vay kí quỹ. Điều đó sẽ giả quyết được khó khăn về vốn lưu động cho khách hàng, tăng tính an toàn và mang lại hiệu qủ cao cho ngân hàng.
Như vậy bằng các hình thức tài trợ nhập khẩu khác nhau, ngân hàng sẽ đáp ứng được nhu cầu tối đa cho khách hàng, dẫn đến mở rộng thanh toán quốc tế.
Tài trợ xuất khẩu:
Đây chính là các khoản ngân hàng cho người xuất khẩu vay với mục đích bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp để họ có khả năng thực hiện hợp đồng ngoại thương đã kí, liên tục sản xuất kinh doanh, không bị hụt vốn trong
thời gian chờ tiền thanh toán. Ngân hàng có thể tài trợ cho người xuất khẩu
trong giai đoạn chuẩn bị hàng xuất khẩu vì với những giá trị hợp đồng lớn,
thời gian tạo thành phẩm dài người xuất khẩu thường không đủ vốn lưu động.
Ngân hàng sẽ quyết định hạn mức tài trợ trên cơ sở các giấy tờ chứng minh
mục đích vốn vốn tài trợ do người xuất khẩu xuất trình. Bên cạnh đó ngân
hàng có thể chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu thông qua việc mua lại hoặc cho vay trên cơ sở bộ chứng từ xuất khẩu hoàn hảo được ngươì xuất khẩu
xuất trình. Ngân hàng có thể áp dụng hìnhd thức chiết khấu miễn truy đòi hoặc chiết khấu có truy đòi. Việc áp dụng các hạn mức tài trợ và hình thức
chiết khấu khác nhau tạo điều kiện cho người xuất khẩu đảm bảo quyền lợi
trong hoạt động ngoại
Bất cứ một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh đều muốn gắn
kinh doanh của mình với thị trường. Bởi trong cơ chế thị trường chỉ có như
vậy mới hy vọng tồn tại và phát triển được. Marketing trong hoạt động ngân
hàng với chức năng nghiên cứu thị trường và phát triển đưa ra các loại sản
phẩm mới cũng như hình thành cầu và phân phối sản phẩm của khách hàng sẽ
là chiếc cầu nối các ngân hàng với thị trường. Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động
Marketing là thu hút khách hàng và tạo mọi điều kiện kích thích khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
e/. Các nghiệp vụ ngân hàng khác có liên quan
Trong NHTM, các nghiệp vụ có quan hệ mật thiết với nhau và hỗ trợ cho nhau, như trong hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ,
ngoài cung cấp dịch vụ đó, ngân hàng còn có thể có thu nhập từ hoạt động tài trợ hoạtđộng xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ,…