2.2.2.1. Quy trình thanh toán thư tín dụng xuất khẩu
Bước 1: Thông báo thư tín dụng, thông báo sửa đổi thư tín dụng.
- Khi nhận được L/C (MT 700/701) hoặc sửa đổi L/C (MT 707) từ ngân hàng đại lý (ngân hàng của người mua), thanh toán viên phải kiểm tra
xác nhận mã Testhey đúng, mẫu chữ ký có thẩm quyền của ngân hàng đại lý
(nếu bằng thủ) và thông báo theo mẫu quy định gửi khách hàng.
- Trường hợp từ chối thông báo L/C yêu cầu ngân hàng xác nhận L/C,
tuỳ từng trường hợp cụ thể Ban Giám đốc xem xét quyết định việc xác nhận hoặc không xác nhận, cần yêu cầu Ngân hàng mở L/C ký quỹ hoặc không ký
quỹ.
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội không thông báo sửa đổi
L/C, nếu Ngân hàng Quân đội không phải là ngân hàng thông báo L/C gốc đồng thời thông báo ngay cho ngân hàng mở L/C về việc không thông báo đó.
- Khi lập thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C, thanh toán viên đồng thời
lập phiếu thu phí thông báo L/C phí thông báo sửa đổi, phí xác nhận (nếu L/C
xác nhận) theo kiểu phí dịch vụ hiện hành của Ngân hàng thương mại Cổ
phần Quân Đội.
Theo như biểu phí dịch vụ hiện hành của Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Quân Đội do chủ tịch hội đồng quản trị ban hành, mức thu phí đối với
thủ tín dụng xuất khẩu được quy định như sau:
+ Thông báo thư tín dụng: 20USD
+ Thông báo sửa đổi thư tín dụng: 10USD
+ Thông báo khác: 10USD
+ Xác nhận thư tín dụng do Ngân hàng đại lý phát hành: 0,3%/quý
Tối thiểu 10USD
+ Thanh toán bộ chứng từ xuất khẩu:
Tối thiểu: 150USD
Tối đa: 25USD/GD
+ Chuyển nhượng.
+ Chiết khấu bộ chứng từ
Bằng lãi suất vay ngắn hạn cao nhất tại thời điểm triết khấu. Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra, gửi chứng từ và đổi tiền.
- Khi nhận được thư yêu cầu thanh toán (theo mẫu), kèm chứng từ do
khách hàng xuất trình cùng bản gốc L/C và các bản sửa đổi liên quan (nếu
có), thanh toán viên phải kiểm tra sóo lượng chứng từ, loại chứng từ và ghi rõ giờ, ngày xuất trình và ký hiệu.
- Sau khi kiểm tra chứng từ, thanh toán viên phải rút số dư trên L/C
bằng cách ghi vào mặt sau của L/C gốc, nếu chứng từ xuất trình do ngân hàng khác thông báo nên lập hồ sơ theo dõi.
- Việc kiểm tra chứng từ phải thực hiện khẩn trương ngay sau khi nhận được đầy đủ chứng từ của khách hàng và phải đảm bảo đúng quy định của
L/C và “các quy tắc và thực hành thống nhất về TDCT” của phòng thương
mại quốc tế (ICC) ban hành có hiệu lực.
Sau khi kiểm tra chứng từ.
+ Chứng từ phù hợp với L/C: Gửi đòi tiền theo quy định của L/C.
+ Chứng từ không phù hợp với L/C: Nếu chứng từ xuất trình không phù hợp với điều kiện, điều khoản L/C mà khách hàng không thể sửa chữa được, trên thư hoặc điện đòi tiền gửi ngân hàng nước ngoài phải nêu rõ các
điểm không phù hợp và chỉ thị trả tiền nếu được chấp nhận (sử dụng MT 750
nếu bằng SWIFT).
- Trường hợp khách hàng yêu cầu (bằng văn bản) thanh toán ngay bộ
+ Chiết khấu miễn truy đổi: Ngân hàng mua đứt bộ chứng từ và chịu
rủi ro trong việc đòi tiền nước ngoài.
+ Chiết khấu có truy đổi: Ngân hàng thực hiện triết khấu chứng từ, nếu nước ngoài từ chối thanh toán chứng từ thì Ngân hàng có quyền đòi lại khách
hàng.
- Trường hợp ngân hàng mở L/C từ chối thanh toán chứng từ, phải
thông báo ngay cho khách hàng kèm theo lý do từ chối. Mặt khác phải điện
phản đối lại việc từ chối của ngân hàng nước ngoài nếu lý do từ chối không xác đáng.
- Khi nhận được thư báo có của Ngân hàng nước ngoài, thông báo cho phòng kế toán hạch toán thanh toán tiền hàng và thu phí.
2.2.2.2. Thực trạng thanh toán hàng xuất khẩu
Hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu bằng L/C của ngân hàng thương
mại Cổ phần Quân đội so với thanh toán bằng L/C nhập khẩu nhỏ hơn về quy
mô cũng như giá trị của L/C. Điều này phù hợp với thực trạng chung của nền
kinh tế Việt Nam với cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển dịch sang xuất
khẩu sau nhiều năm nhập siêu. Ngoài ra, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội phải chịu sự cạnh tranh do khách hàng tập trung giao dịch tại Ngân hàng Thương mại.
Bảng 10: Thanh toán hàng xuất qua Ngân hàng Thương mại cổ
phần Quân Đội
Đơn vị tính: 1.000USD
Phương thức thanh toán
Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Chuyển tiền 4.137 57.87 4.193 33.14 4.251 32.35 4.310 31,16 Nhờ thu 398 5.57 2.258 17.85 2.289 17.42 2.313 16,96
L/C xuất 2614 36.56 6.200 49.01 6.600 50.23 7.011 51,88 Tổng chi 7149 100 12.651 100 13.140 100 13.634 100
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Quân Đội.
Trong thanh toán xuất khẩu, năm 1999 tỷ trọng thanh toán bằng hình thức L/C chiếm một tỷ lệ thập hơn nhiều so với hình thức thanh toán chuyển
tiền. Điều này do thực tế hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thường là hàng
gia công, hàng thô chưa qua chế biến, tinh chế, độ tín nhiệm của khách nước ngoài chưa cao, khi ký hoạt động các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam do
không am hiểu nhiều nên thường bị ép thế yếu hơn đối tác nước ngoài, giá xuất thường không được cao. Tuy nhiên tỷ trọng thanh toán theo L/C ngày
càng tăng qua các năm, điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ngày càng lấy lại được uy tín trên thị trường quốc tế. Đây cũng là một lỗ
lực tích cực tư vấn cho khách hàng để rủi ro không đáng có của Ngân hàng
Bảng 11: Tình hình thanh toán L/C xuất khẩu tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quân Đội.
Đơn vị tính: 1.000USD
Năm Số lượng Giá trị %
1999 89 2.614
2000 101 6200 137.18
2001 133 6600 6.45
2002 146 7.011 6.22
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT tại Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Quân Đội.
Qua bảng trên ta thấy năm 2000 là năm có mức tăng đột phá 137.18%
so với năm 1999, nhưng sau đấy mức tăng có phần chững lại và chậm, thấp so
với L/C nhập. Để đạt được những kết quả trên ngoài sự nỗ lực của các cán bộ ngân hàng như mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng ở các nước trên thế
giới. Ngoài ra còn do các chính sách kinh tế của Nhà nước và chính phủ tác động như: chính sách thương mại Việt - Mỹ...
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, mức độ an toàn cao, rủi ro luôn ở dưới mức 1%. Đó là do quá trình thẩm định chặt chẽ của các nhân viên ngân hàng thương mại Cổ
phần Quân Đội, không vì để lôi kéo lượng khách hàng lớn đến với ngân hàng mà chấp nhận mức kỹ quỹ thấp hay chấp nhận mở L/C.
Việc xử lý những tồn đọng trong lượng thanh toán L/C trả chậm có kết
quả tốt. Trong năm 2001 đã giải quyết thanh toán xong các số L/C 97&98 với
số tiền được giảm là 223.000USD. L/C số 226 đã đàm phán xong với giá nước ngoài và được thanh toán vào quý I/2002 thanh toán 03 L/C trả chậm
với giá trị 450.245. Đó là sự cố gắng đáng ghi nhận của Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Quân Đội, góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính của ngân
hàng.
2.2.3. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội
Trong những năm qua, hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quân Đội không ngừng phát triển và ngày càng được
hoàn thiện hơn, doanh thu từ hoạt động này luôn cao so với các phương thức
thanh toán quốc tế khác. Góp phần nâng cao uy tín ngân hàng nhưng luôn đảm
bảo từ khi hoạt động đến nay chưa có rủi ro nào xảy ra trong hoạt động thanh
toán hàng hoá xuất nhập khẩu theo phương thức TDCT đối với Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quân đội.
Bảng 12: Kết quả thu phí theo phương thức TDCT tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quân Đội.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Năm Phí thanh toán quốc tế Phí thanh toán L/C Tỷ trọng trong lợi
nhuận %
1999 46.331 35.212 10
2000 53.706 40.280 12
2001 57.039 43.920 13
2002 59.110 47.288 13.8
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quân Đội.
Để đạt được kết quả trên, ngân hàng thương mại Cổ phần Quân Đội đã có những chính sách thích hợp như thu hút khách hàng giao dịch tại ngân
hàng mình, đem lòng tin cho khách hàng trong nước và quốc tế tin tưởng khi thanh toán quốc tế tại ngân hàng; mở rộng mối quan hệ đại lý với các ngân
hàng ở các nước trên thế giới đã góp phần phát triển hoạt động thanh toán
quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Ngoài ra đó là cả một sự nỗ lực
của tập thể cán bộ ngân hàng thương mại cổ phân Quân Đội.
2.2.4. Những khó khăn tồn tại trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại NHTM cổ phần Quân đội
2.2.4.1. Khó khăn tồn tại từ phía ngân hàng
Trong hoạt động TTQT, NHTM cổ phần Quân đội cung ứng một số phương thức thanh toán truyền thống như thanh toán nhờ thu, thanh toán L/C,
dịch vụ chuyển tiền còn các phương thức khác đặc biệt trong thanh toán L/C chưa được đa dạng như thanh toán đối ứng, thanh toán hàng đổi hàng, mở sổ
ghi chứng từ, thanh toán L/C tuần hoàn, L/C điều khoản đỏ hay L/C giáp lưng chưa có hay nếu có thì hiếm.
Để tài trợ cho hoạt động XNK góp phần phát triển hoạt động thanh toán
quốc tế theo phương thức TDCT, NHTM cổ phần Quân đội đã sử dụng
nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng hoá xuất khẩu, tuy nhiên còn trong qui mô hẹp, số lượng chưa lớn. mà trong phương thức TDCT là phương thức thanh toán đảm bảo nhất về quyền lợi cho cả hai bên. Tuy nhiên với thời gian
luân chuyển chứng từ lâu ảnh hưởng đến người bán bị ứ đọng vốn. Để khắc
phục nhược điểm này ngân hàng có thể áp dụng hiết khấu bộ chứng từ hàng hoá xuất khẩu, có thể cho phép nhà xuất khẩu có được vốn tiếp tục hoạt động
kinh doanh của mình. Đây là hình hức tài trợ XNK mà hiện nay các ngân hàng đang áp dụng, hoạt động này góp phần phát triển hoạt động XNK, khi đó không những ngân hàng có nguồn thu từ cung cấp dịch vụ này mà còn phát triển được hoạt động TTQT .
b/. Đối tượng khách hàng bó hẹp
Hiện nay khách hàng chủ yếu của NHTM cổ phần Quân đội chủ yếu là các doanh nghiệp quân đội trực thuộc bộ quốc phòng chiếm 70-80% trong tổng số khách hàng giao dịch tại NHTM cổ phần Quân đội, chỉ có khoảng
10% là các doanh nghiệp ngoài quân đội và ít có doanh nghiệp XNK. Đó là
khó khăn mà hiện nay ngân hàng đang gặp phải đặc biệt là trong hoạt động
TTQT. Doanh số thanh toán cho việc cho việc nhập khẩu các thiết bị quân sự
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thanh thanh toán quốc tế tại NHTM cổ
phần quân đội, tuy nhiên số lượng trang thiết bị nhập khẩu lại phụ thuộc vào các chính sách, chiến lược của bộ quốc phòng. Vì thế khi có bất cứ sự thay đổi nào trong việc giảm chi tiêu cho ngân sách trong lĩnh vực quốc phòng đều ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho
hoạt động TTQT theo phương thức TDCT còn hạn chế.
Trong hoạt động TTQT, ngân hàng nào có mạng lưới chi nhánh rộng
khắp hoặc mạng lưới các ngân hàng đại lý nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động thanh toán quốc tế phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng trong
việc thiết lập các mối quan hệ với các ngân hàng đại lý ở trên nhiều nước,
trong những năm qua NHTM cổ phần Quân đội không ngừng thiết lập và mở
rộng mối quan hệ đó. Tuy nhiên năm 2002 NHTM cổ phần quan đội mới chỉ
thiết lập được 155 ngân hàng đại lý ở 55 quốc gia trong đó có cả Việt nam.
Con số này đem so sánh với các NHTM cổ phần khác thì là ngân hàng đứng
thứ ba về ngân hàng có số lượng ngân hàng đại lý lớn. Tuy nhiên con số này thật khiêm tốn và quá nhỏ bé so với một số ngân hàng quốc doanh khác (trừ
ngân hàng Ngoại thương) như ngân hàng công thương có đến hơn 2500, ngân hàng đầu tư có gần 3000 và ít nhất ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt nam, một ngân hàng ít tiến hành các hoạt động thanh toán quốc tế
nhất cũng có đến gần 1300 ngân hàng đaị lý.
Sự hạn chế này một phần là do uy tín của NHTM cổ phần quân đội còn thấp trên thị trường quốc tế, mặt khác do NHTM cổ phần Quân đội còn quá non trẻ, mới đi vào hoạt động được 8 năm, qui mô hoạt động của ngân hàng
chưa lớn, mạng lưới chi nhánh mới chỉ được thiết lập ở những trung tâm kinh
tế lớn của cả nước. Mặt khác đội ngũ cán bộ của ngân hàng cũng có những ưu
thế nhưng kinh nghiệm còn quá ít. Các doanh nghiệp chưa thực sự tin tưởng
khi tham gia hoạt động TTQT với các NHTM cổ phần, thường giao dịch với
một số ngân hàng quốc doanh như ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng Công thương, ngân hàng Đầu tư…đó cũng là hạn chế và gây khó khăn cho các
NHTM cổ phần và đối với NHTM cổ phần Quân đội. Bên cạnh đó, hệ thống
NHTM Việt nam trên thi trường tài chính tiền tệ thế giới bị đánh giá thấp
cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
Để tạo được mối quan hệ đại lý với các ngân hàng lớn trên thế giới hơn
nữa thì tất yếu NHTM cổ phần Quân đội phải khẳng định uy tín của mình khong chỉ trong nước mà còn cả trường quốc tế. Đây là một nhiệm vụ chiến lược lâu dài, đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện đồng thời nhiều biện pháp và phải hy sinh lợi ích trước mắt có như thế mới thúc đẩy phát triển hoạt động
d/. Hệ thống cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn
Trong hoạt động ngân hàng hệ thông cơ sở hạ tầng và trang thiết bị
hiện đại là rất cần thiết đối với mỗi ngân hàng, nó không những phản ánh qui
mô hoạt động của ngân hàng mà còn tạo niềm tin để thu hút khách hàng đến
giao dịch, mặt khác tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn. Nhận thấy tầm quan trọng đó, hiện nay ngân hàng thương mại
cổ phần Quân đội đang từng bước xây dựng và đổi mới trang thiệt bị cho phù hợp với vị thế của ngân hàng mình. Hội sở chính của ngân hàng đang được
xây dựng và nhanh chóng đưa vào sử dụng thay cho việc hiện nay ngân hàng
đang đi thuê toà nhà làm hội sở của Tổng cục hậu cần làm giao dịch nó đã ảnh hưởng đến việc giảm lợi nhuận của ngân hàng mặt khác vị thế của hội sở hiện
nay làm hạn chế tầm nhìn của khách hàng ảnh hưởng đến lượng khách hàng
đến giao dịch. Và hiện đang là khó khăn đối với hoạt động của ngân hàng.
2.2.4.2. Khó khăn khách quan
Những hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng