Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại (nghiên cứu tại ngân hàng TMCP Quân đội)” docx (Trang 28 - 75)

a/. Chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách ngoại thương

nói riêng của một nước

Kinh tế đối ngoại là quan hệ kinh tế của một quốc gia nhất định với các

quốc gia khác trên thế giới, với các tổ chức tài chính và kinh tế quốc tế. Nội

dung của lĩnh vực này rất rộng bao gồm hoạt động ngoại thương, dịch vụ

quốc tế, đầu tư tài chính, chuyển giao công nghệ kỹ thuật…Do đó có thể coi

kinh tế đối ngoại là chiếc cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với kinh tế thế

giới trong đó kinh tế ngoại thương là trung tâm.

Chính sách ngoại thương là một hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động ngoại thương của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia đó. Nhiệm

vụ của chính sách ngoại thương là điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc

tế theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Sự phát triển của hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động

ngoại thương nói riêng kéo theo sự phát triển của các lĩnh vực khác: như đầu tư quốc tế, TTQT , bảo hiểm…Đối với TTQT nói chung và hoạt động TTQT

theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng, việc phát triển hoạt động kinh

tế đối ngoại có một ý nghĩa to lớn. Việc phát triển của kinh tế đối ngoại đặc

biệt là ngoại thương làm phát sinh nhiều nhu cầu thực hiện các nghĩa vụ tiền

tệ với các quốc gia khác. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các nghiệp

vụ TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. Hơn thế nữa, kinh tế ngoại thương phát triển sẽ yêu cầu nhiều loại

hình dịch vụ TTQT trong đó có TTQT theo phương thức tín dụng để đáp ứng

nhu cầu thanh toán đa dạng của nó. b/. Môi trường kinh doanh

Hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động chụi nhiều ảnh hưởng của

các yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội. Các doanh nghiệp có xu hướng

tìm kiếm những thị trường có độ an toàn, đó là do hoạt động thương mại quốc

tế là hoạt động phức tạp, chụi tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố cũng như

tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, khi các yếu tố đó ổn định các doanh nghiệp thấy được quyền lợi của họ được đảm bảo, sẽ tạo niềm tin cho các doanh nghiệp

mở rộng kinh doanh tại nước đó, làm tăng nhu cầu thanh toán L/C, và ngược

lại.

Bên cạnh đó hành lang pháp lý, văn bản hướng dẫn thanh toán quốc tế có phân định rõ ràng lợi ích nghĩa vụ hợp pháp của các bên tham gia xuất

nhập khẩu sẽ tạo niềm tin cho cả người nhập khẩu và người xuất khẩu,

khuyến khích thanh toán quốc tế phát triển.

c/. Sự biến động của tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền nước này được biểu hiện bằng đơn vị đồng tiền nước khác.

Trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng

từ, có qui định đồng tiền nào dùng thanh toán và thời gian thanh toán. Vì thế,

trong thời gian thanh toán, nếu tỷ giá thay đổi tăng hay đồng nội tệ giảm giá

trị, khi đó người nhập khẩu sẽ bị thiệt hại do phải mua ngoại tệ với giá cao và

xu hướng là người nhập khẩu sẽ hạn chế mở L/C nhập nhằm giảm bớt chi phí

do mua với giá cao, kết quả là L/C nhập khẩu giảm. Ngược lại, khi tỷ giá

Tỷ giá hối đoái là một nhân tố nhạy cảm. Sự biến động lên xuống của

nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều hoạt động trong nền kinh tế thế giới trong đó có

hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng

chứng từ nói riêng của ngân hàng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

2.1. Cơ cấu điều hành và hoạt động kinh doanh của NHTM cổ

phần Quân đội

2.1.1. Lịch sử hình thành

Theo quyết định số 194/QĐNH5 của thống đốc ngân hàng Nhà nước,

ngày 4/11/1994 NHTM cổ phần Quân đội được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu ít ỏi là 20 tỷ đồng (chủ yếu là vốn góp của các doanh nghiệp quân đội), trụ sở chính đặt tại 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, TP Hà Nội. Cho đến nay hơn 8 năm đi vào hoạt động NHTM cổ phần Quân đội đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường.

Khởi đầu với vốn điều lệ 20 tỷ, sau tám năm vố điều lệ của ngân hàng

đã tăng hơn 11 lần lên 230 tỷ, bình quân mỗi năm tăng 20-30 tỷ đồng. Số lượng nhân viên ngân hàng cũng tăng từ 14 người từ thời điểm thành lập ngân

hàng đến nay đã hơn 200 người.

Do nguồn vốn phát triển mạnh, NHTM cổ phần Quân đội đã đáp ứng được nhu cầu vốn ngày càng tăng của các doanh nghiệp, bảo đảm vốn trong thanh toán và đầu tư tín dụng. Tổng mức cho vay cuối năm 2000 là 1,319 tỷ đồng thì đến cuối năm 2002 đã là hơn 2 tỷ đồng. Vốn vay của ngân hàng là một phần quan trọng được dành để hỗ trợ cho các doanh nghiệp quân đội đang tham gia các chương trình lớn, trọng điểm của Nhà nước.

Trong hơn 8 năm qua, mạng lưới hoạt động của ngân hàng đã được mở

rộng nhằm phục vụ lượng khách hàng ngày một gia tăng trong phạm vi cả nước. Tại thời điểm thành lập ngân hàng chỉ có một hội sở chính đặt tại 28A Điện Biên Phủ – Hà Nội. Hiện nay ngân hàng đã có một mạng lưới rộng gồm 4 chi nhánh : Hai chi nhánh đặt tại Hà Nội đó là chi nhánh Lý Nam Đế ( được

chuyển thành từ phong giao dịch số 2 – Lý Nam Đế), chi nhánh Hoàng Quốc

trong TP Hồ Chí Minh (thành lập năm 1996). Không ngừng lại ở đó, ngân

hàng đã đa dạng hoá các hoạt động của mình một cách tích cực hơn nhằm hoà nhập và phát triển trong giai đoạn mới. Bên cạnh thực hiện các chức năng

truyền thống của ngân hàng, NHTM cổ phần Quân đội thành lập công ty

chứng khoán Thăng Long hoạt động với tư cách là một công ty con của ngân hàng, đồng thời mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh khách sạn (Khách sạn

ASEAN liên kết với công ty cổ phầnASEAN). Quan hệ quốc tế của ngân hàng được mở rộng. Hiện nay, ngân hàng có quan hệ đại lý với 152 ngân hàng đại lý của 55 nước trên thế giới. Sự mở rộng mối quan hệ này giúp cho ngân hàng ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Việc ứng dụng

các công nghệ hiện đại cũng được ngân hàng quan tâm và từng bước thực hiện

nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Là một NHTM cổ phần, cơ cấu tổ chức của ngân hàng quân đội được tổ

chức theo mô hình của một công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp.

Đại hội cổ đông là cơ quan quản lý cao nhất của ngân hàng Quân đội. Đại hội cổ đông được triệu tập mỗi năm một lần trong thời hạn 45 ngày kể từ

ngày kết thúc năm tài chính. Đại hội cổ đông quyết định các vấn đề như điều

lệ ngân hàng, chủ trương, phương án hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như quyết định bộ máy tổ chức của ngân hàng.

Dưới đại hội cổ đông là hội đồng quản trị – cơ quan cao nhất của ngân hàng do Đại hội cổ đông bầu ra. Hội đồng quản trị họp thường kỳ 2 tháng một

lần, có quyền nhân danh ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến

mục đích và quyền lợi của ngân hàng. HĐQT có quyền bổ nhiệm, đình chỉ và bãi nhiệm Tổng Giám Đốc ngân hàng quân đội. Tổng Giám Đốc là người điều

hành và chụi trách nhiệm trước hội đồng cổ đông về mọi hoạt động kinh

doanh hàng ngày của ngân hàng.

Ngoài ra, ban kiểm soát giám sát hoạt động của HĐQT, đồng thời tư

CƠ CẤU TỔ CHỨC

BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI CỔĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC C.N Hải Phòng C.N Lý Nam Đế C.N Hoàng Q.Việt P. Giao dịch số 1 P. Giao dịch số 3 C.Ty chứng khoán Thăng Long P. Ngân Quỹ P. QHệ và TTQT P. Kế toán P. Tín dụng Văn phòng P. KS nội bộ Phòng ĐT & PT Phòng CNTT P. Nguồn vốn và KD ngoại tệ P. Kế hoạch tổng hợp CN. TP HCM P. Giao dịch Ba son

Mục tiêu của ngân hàng được xác định từ khi thành lập là đi theo mô

hình ngân hàng đa năng, vì thế ngay từ ngày đầu ngân hàng đã có đủ các

phòng nghiệp vụ và hành chính- tổ chức để đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn.

2.1.3. Hoạt động kinh doanh của NHTM cổ phần Quân đội

a/. Hoạt động huy dộng vốn

Năm 2002, Ngân hàng Quân đội đã có mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn

chung trên cơ sở tăng cường tăng cường huy động vốn trung và dài hạn. Để

thực hiện mục tiêu, ngân hàng đã dạng các hình thức huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng. Một hướng nữa mà ngân hàng đang đẩy mạnh nhằm huy động hơn nữa nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế là nâng cao chất lượng

cung cấp các dịch vụ ngày một tốt hơn cho khách hàng.

Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn qua các năm

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ

trọng Vốn huy động 2.211,8 83% 2.548 83,98% 2.834 84,61% Vốn vay TCTD khác 0 0 0 0 Vốn và quỹ 195 7,4% 219 7,23% 235,2 7,02% Vốn điều lệ 171 209 221 Các quĩ 24 10 14,2 Vốn khác 226,6 9,6% 267 8.79% 280 8,37% Tổng nguồn vốn 2663,4 100% 3.034 100% 3349,2 100%

Trong năm 2002, tổng nguồn vốn của NHTM cổ phần Quân đội tăng trưởng liên tục và đạt mức 3349,2 tỷ tại thời điểm 31/12/2002 tăng thêm 10,3% so với năm 2001. Tính riêng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng

năm 2002 lên 2.834 tỷ đạt mức tăng trưởng 11,22%. Cùng với nó là vốn điều

lệ cũng tăng trưởng đáng kể, tính đến ngày 31/12/2001, vốn điều lệ của ngân hàng đã đạt 209 tỷ đồng, và năm 2002 là 221tỷ đồng, cơ cấu nguồn vốn cũng thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng của nguồn vốn huy động mà nguyên nhân của nó là do ngân hàng tăng cường huy động vốn nhằm đáp ứng một số

dự án lớn ngân hàng tham gia tài trợ.

Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Vốn huy động 2211.8 100% 2548 100% 2.834 100% Tiền gửi của của khách hàng 1850,3 83,7% 1979 77,71% 2274,9 80,27% Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 361,5 16,3% 568 22,29% 559,1 19,73%

Xét riêng cơ cấu nguồn vốn huy động, ta thấy tỷ trọng vốn vay từ các tổ

chức tín dụng có xu hướng tăng đều từ năm 2000 do ngân hàng tích cực mở

rộng quan hệ trên thị trường liên ngân hàng. Tổng nguồn vốn huy động từ các

khách hàng cũng như từ các tổ chức tín dụng khác đều có sự tăng trưởng qua các năm.

b/. Hoạt động sử dụng vốn

Đây là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Phản ánh đặc thù của NHTM, hoạt động cho vay chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ

Bảng 3 : Cơ cấu sử dụng vốn Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2000 31/12/2001 31/12/2002 Tiền dự trữ 1.208 1.197 1.252 Tiền mặt 21,5 23 26 Tiền gửi tại NHNN 264 169 193 Tiền gửi các TCTD khác 923 1.005 1033 Cho vay các tổ chức kinh tế 1.320 1.743 1.988,5

Đầu tư 22,5 23 23,5

Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 16 14,9 15,2

hùn vốn, mua cổ phần 6,5 8 8,3 Tài sản cố định 36,3 36.9 37,1 Tài sản khác 46 34 43 Tổng 2.633 3.034 3.344

Số dư tiền mặt và tiền gửi tại các ngân hàng khác năm 2000 là 1208 tỷ đồng chiếm 45,88% tổng sử dụng vốn, năm 2001 giảm xuống còn 39,45% với

mức dự trữ là 1197 tỷ đồng, năm 2002 giảm xuống còn 37,44% với mức dự

trữ là 1252 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây vẫn là tỷ lệ dự trữ lớn hơn mức bình

thường. Tiền dự trữ là một bộ phận sinh lời thấp (0,1% tháng), thậm chí còn không sinh lời trong các tài sản ngân hàng. Việc duy trì một tỷ lệ dự trữ cao

giúp cho ngân hàng hoạt động an toàn, đáp ứng nhanh chóng và kịp thời được

các nhu cầu cung ứng vốn, vì thế ngân hàng cần cân nhắc giữa lợi ích và những cơ hôi bị bỏ qua do ngân hàng duy trì tỷ lệ dự trữ ngân hàng áp dụng.

Tuy nhiên, cũng có thể thấy một trong những nguyên nhân tỷ lệ dự trữ

cao của ngân hàng chính là từ tỷ lệ cho vay thấp mà bắt nguồn từ tình trạng ứ đọng vốn của ngân hàng quân đội cũng như trong cả hệ thống ngân hàng trong thời gian qua. Năm 1998, 1999 là hai năm mà người ta nói nhiều nhất

tục tăng. Điều này xuất phát từ tình trạng nền kinh tế cũng như một số nguyên nhân chủ quan của hệ thống ngân hàng.

c/. Hoạt động tín dụng

Tín dụng là một nghiệp vụ chính, ra đời và phát triển cùng với sự ra đời

và phát triển của ngân hàng. Xuất phát từ chức năng của một NHTM, tín dụng đóng một vai trò hết sức to lớn và luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong

hoạt động của ngânhàng Quân đội.

Là một NHTM, hoạt động tín dụng của ngân hàng Quân đội bị chi phối

bởi luật các tổ chức tín dụng và các văn bản liên quan đến tổ chức tín dụng

nói chung. Ngoài ra, còn các văn bản trực tiếp liên quan tới hoạt động tín

dụng như văn bản 283, 284 về nghiệp vụ tín dụng và bảo lãnh, văn bản 154 về đồng tài trợ.

Các loại tín dụng ngân hàng Quân đội cung cấp gồm: cho vay ngắn,

trung và dài hạn. Các loại hình cấp tín dụng ngắn hạn bao gồm: cho vay ngắn

hạn (chủ yếu là cho vay vốn lưu động), chiết khấu, cầm cố, thế chấp. Đối với

tín dụng trung và dài hạn, ngân hàng thực hiện cho vay các dự án thông thường đồng thời phối hợp với các ngân hàng khác thực hiện cho vay đối với

các dự án đồng tài trợ.

Đối tượng cấp tín dụng là mọi tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần

kinh tế. Tuy nhiên, với đặc thù là một ngân hàng quân đội và được thành lập

xuất phát từ nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp quân đội nên phần lớn

khách hàng là các doanh nghiệp quân đội hoạt động kinh tế. Một số khách

hàng truyền thống được ngân hàng cấp tín dụng là Công ty 28, Xí nghiệp liên hiệp BaSon, công ty Lũng Lô, công ty hoá chất 26, …

Bảng 4: Cơ cấu cho vay

( Theo thành phần kinh tế)

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Tổng dư nợ cho vay 1319 100% 1743 100% 1988,5 Cho vay doanh

nghiệp quốc doanh

1212,5 92% 1597 91,65% 1791,8 90,11%

Cho vay doanh nghiệp

ngoài quốc doanh

106,5 8% 145,6 8,25% 196,7 9,89%

Nhìn vào biến động cơ cấu cho vay theo các thành phần kinh tế, ta thấy xu hướng giảm cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, tuy nhiên đây vẫn là

đối tượng phục vụ chính và quan trọng nhất của ngân hàng, trong đó đặc biệt

là các doanh nghiệp quân đội (chiếm khoảng 75%). Mục tiêu lâu dài của ngân

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại (nghiên cứu tại ngân hàng TMCP Quân đội)” docx (Trang 28 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)