7. Nội dung nghiên cứu
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2.3. Kinh nghiệm của một số nước ASEAN:
Trong số các nước ASEAN, Thái Lan, Malaysia, Philippines có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa của mình tại khơng chỉ ASEAN mà cịn vươn ra nhiều thị trường lớn trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ…
Một kinh nghiệm chung là Chính phủ và các DN của họ đều rất chú trọng công tác xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường XK thông qua nhiều kênh khác nhau như tham
gia hội chợ triển lãm, các thương vụ ở nước ngoài, các tổ chức xúc tiến thương mại, các hiệp hội ngành hàng và với mỗi kênh này đều có một chiến lược rất bài bản. Các chiến lược đó thường được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu thị trường nước bạn hàng, không chỉ thông qua thương vụ và các tổ chức xúc tiến thương mại của nước mình mà cịn thơng qua các tổ chức, cơng ty quốc tế có uy tín và kinh nghiệm phát triển thị trường, xây dựng mạng lưới phân phối tại nước sở tại… Ví dụ, việc Bộ Thương mại Thái Lan liên tục tổ chức Triển lãm hàng Thái Lan trong hàng chục năm qua tại Việt Nam là minh chứng rõ nét về hoạt động hỗ trợ DN nước này thâm nhập và xây dựng các kênh phân phối hàng hóa tại các thị trường XK.
Phát triển mạng lưới thông qua nhượng quyền cũng là một kinh nghiệm. Ví dụ đối
phẩm và dịch vụ qua hình thức XK mơ hình, Chính phủ Malaysia đã đặt mục tiêu nâng tỉ lệ đóng góp GDP của ngành nhượng quyền lên 9,4% đến năm 2020 với tham vọng biến Malaysia thành trung tâm nhượng quyền của Đông Nam Á.
Phát triển hệ thống phân phối thơng qua hoạt động đầu tư nước ngồi, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối cũng tạo ra lợi thế rất lớn cho các nhà XK của ba nước này tại thị trường ASEAN. Ví dụ, hiện tại, khoảng gần 30% đầu tư của người Thái tập trung ở khu
vực Đông Nam Á. Việc đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài đã trở thành một chiến lược thay thế để giúp họ có thể nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị khu vực và tồn cầu. Ngay tại thị trường Việt Nam, Tập đoàn CP của Thái Lan mua lại toàn bộ chuỗi bán lẻ Metro Cash & Carry Việt Nam vào tháng 8/2014, khi Metro đang có 19 trung tâm trên cả nước, doanh thu năm 2012 2013 đạt hơn 690 triệu USD. Trước đó, BJC đã hợp tác với một hệ thống bán lẻ khác là Family Mart sau khi đối tác Nhật Bản rút khỏi liên doanh này và sau đó hệ thống được đổi tên thành B’mart thương hiệu lâu đời của BJC.
Ngồi ra cũng có thể thấy kinh nghiệm của các DN Philippines trong quá trình họ âm thầm thâm nhập thị trường Việt Nam và từng bước lan tỏa khắp ASEAN thơng qua các hình thức phân phối độc đáo. Các sản phẩm khác như bia San Miguel, thương hiệu
snack Oishi, các loại bánh kẹo của Philippines đã rất phổ biến trong các siêu thị của Việt Nam hay mơ hình bán đồ ăn nhanh Jollibee có thể cạnh tranh được với cả các thương hiệu lớn như KFC, McDonald tại thị trường Việt Nam.
Một ví dụ khác là các sản phẩm của Unilab, tập đoàn dược đa quốc gia khởi nguồn từ Philippines, cũng là một thương hiệu đã có chỗ đứng tại VN với một nhà máy sản xuất quy mơ tại Bình Dương, bên cạnh sáu nhà máy tại Philippines, một nhà máy tại Thái Lan và hai nhà máy ở Indonesia. Từ Bình Dương, dược phẩm của Unilab tỏa đi khắp các thị trường lân cận như Singapore và Myanmar…Trong lĩnh vực hạ tầng và kho vận, Philippines cũng thâm nhập thị trường VN và từng bước lan tỏa khắp ASEAN với Tập đoàn Manila Water và ICTSI, tập đoàn kho vận và cảng biển lâu đời của Manila, tạo ra một sự kết nối hiệu quả hơn cho chuỗi cung ứng và mạng lưới phân phối hàng hóa của họ tại ASEAN.
1.2.2.4.Tổng kết các kinh nghiệm quốc tế và lựa chọn tham khảo cho Việt Nam:
Từ các kinh nghiệm quốc tế đã trình bày ở trên có thể thấy một số kinh nghiệm có thể vận dụng cho các DN Việt Nam trong quá trình xây dựng mạng lưới phân phối các sản phẩm công nghiệp tại thị trường ASEAN như sau:
Tổ chức tốt việc nghiên cứu thị trường: nghiên cứ u phân tích kỹ để chọn lọc và dồn sức vào từng điểm, từng phần của thị trường (Kinh nghiệm của Nhật Bản, Thái Lan).
Phát triển mạng lưới phân phối theo hướng xây dựng các thương hiệu tốt: Đối với những thị trường có tính cạnh tranh cao như ASEAN việc chinh phục người tiêu dùng bằng thương hiệu tốt, đáng tin cậy là hết sức cần thiết. Đây là kinh nghiệm của Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines và họ đã rất thành công ngay tại thị trường Việt Nam.
Lựa chọn những đầu mối phù hợp trong mạng lưới phâ n phối, trong đó có các nhà phân phối bản địa, liên minh, liên kết giữa các DN Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối: Khơng chỉ các DN có bề dày kinh nghiệm và tầm ảnh hưởng lớn của Nhật Bản, các DN Trung Quốc và Thái Lan cũng đã rất thành công với chiến lược này.