Thông tin về đặc điểm phân phối tại các thị trường thành viên ASEAN rất phong phú và đa dạng, trong khn khổ đề tài này, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung vào những nội dung có tính đặc thù, những phân khúc có triển vọng và khả thi nhất cho mục tiêu phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa của các DN Việt Nam tại mỗi thị trường.
a) Thái Lan
Với dân số 68 triệu người, thu nhập bình quân 17.800 USD/người/năm, mỗi năm Thái Lan phục vụ thêm khoảng 32 triệu khách du lịch (đứng đầu ASEAN), nền kinh tế có tính mở cao, nên nhu cầu hàng hóa tại thị trường này rất đa dạng, phong phú và vận động rất nhanh theo các xu hướng tiêu dùng mới trên thế giới.
Để phục vụ nhu cầu đó, bên cạnh mạng lưới phân phối truyền thống, các kênh phân phối hàng hóa hiện đại đang phát triển rất mạnh mẽ ở Thái Lan. Ngoài những cửa hàng, trung tâm mua bán, các hàng bán buôn, bán lẻ lớn của các hãng phân phối đa quốc gia cịn thì cịn có một mạng lưới rộng lớn và ngày càng chuyên nghiệp hơn các DN phân phối của Thái Lan có khả năng cạnh tranh được với các hãng của nước ngồi. Thái Lan đã xây dựng được có những trung tâm kho vận, phân phối hàng hóa được trang bị hiện đại, làm nền tảng cho một nền phân phối lớn và chuyên nghiệp.
Về loại hình tổ chức bán bn hiện đại, ở Thái Lan hiện có 22 trung tâm bán bn Makro Cash Carry và có kế hoạch phát triển lên 40 trung tâm, với diện tích bán hàng bình qn cho mỗi trung tâm là 10.000m và 2.275 nhân viên, tổ chức hoạt động của các trung tâm này tương tự như Metro Cash Carry ở Việt Nam.
Thái Lan cũng rất coi trọng việc phát triển hệ thống các chợ đầu mối trên cơ sở kiểm soát tốt chất lượng, giá cả và truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
Hiện nay ở Thái Lan đã có nhiều đại siêu thị, với nhiều cơ sở có diện tích lớn 20.000m, kinh doanh khoảng 50.000 mặt hàng. Trong số các nhà phân phối lớn của Thái Lan phải kể đến Central Group một DN Thái Lan có h oạt động đầu tư và thương mại tại Việt Nam. Tại Thái Lan, hệ thống của Central Group được phân bố rộng khắp với các trung tâm thương mại: Central Embassy, Central Chidlom, ZEN, Central World, Central Festval Eastville, Central Plaza Ladprao với hàng loạt ngành hàng từ bán lẻ, trung tâm thương mại, thực phẩm, điện máy, văn phòng, khách sạn…Với hệ thống phân phối rộng
khắp cả nước, tập đoàn này cam kết hỗ trợ các DN Việt Nam đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối của Tập đồn tại Thái Lan. Đặc biệt, Tập đoàn Central Group tập trung hỗ trợ các DN vừa và nhỏ Việt Nam trong việc thu mua tận nguồn, giảm thiểu khâu trung gian, đóng góp ý kiến và kinh nghiệm trong việc tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm và từng bước xây dựng thương hiệu. Tập đồn này đã phối hợp với Bộ Cơng Thương Việt Nam tổ chức các Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan.
Về bán lẻ, Thái Lan đã áp dụng chính sách hỗ trợ phát triển các DN phân phối vừa và nhỏ trong nước để có thể cạnh tranh với các DN nước ngoài đang hoạt động tại đây. Bộ Thương mại Thái Lan đã thực hiện chính sách thúc đẩy hiện đại hóa hoạt động phân phối bằng cách hỗ trợ các cơ sở bán hàng đơn lẻ, tản mát nâng cấp thành các chuỗi cửa hàng theo mơ hình hiện đại, khuyến khích hoạt động kinh doanh theo chuỗi bằng phương pháp cấp quyền kinh doanh franchise và áp dụng hệ thống điểm bán hàng (point of sales system POS): đây là hệ thống quản lý thông tin về điểm bán hàng rất phổ biến ở các nước phát triển.
Loại hình chợ bán lẻ truyền thống vẫn tồn tại song song cùng loại hình bán lẻ hiện đại. Nhưng trong giai đoạn 201120106, tỷ lệ tăng t rưởng của các cửa hàng tạp hóa truyền thống chỉ khoảng 2%/năm, và tổng doanh thu giảm từ 59% xuống cịn 54%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng trung bình của các cửa hàng tiện ích là 10%/năm, và tổng doanh thu tăng từ 14% đến 19% và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng với tốc độ này. Người tiêu dùng Thái Lan khi được hỏi đều cho biết họ có kế hoạch tăng chi tiêu tại các cửa hàng tiện ích.
Trong chuỗi các cửa hàng tiện lợi có sức cạnh tranh cao, Big C và Tesco được người tiêu dùng đánh giá cao nhất về chủng loại hàng hóa, trong khi 7Eleven được đánh giá đầu bảng về sự tiện lợi và dịch vụ. Tính đến tháng 6/2017, 7Eleven đã có hơn 10.000 cửa hàng ở Thái Lan.
Ngồi ra, cịn có nhiều loại khác như siêu thị, cửa hàng bách hoá, cửa hàng chuyên doanh,... cửa các hãng nước ngoài.
b) Indonesia
Với dân số hơn 250 triệu người, đông dân thứ 4 trên thế giới, Indonesia được dự đốn đến năm 2030 có khoảng hơn 90 triệu người thuộc tầng lớp người tiêu dùng với thu nhập hàng năm hơn 3.600 USD (theo McKinsey & Company, 2014). Tầng lớp người tiêu dùng này, thường được coi là nhóm có thu nhập trung bình, đang tạo ra sự bùng nổ về tiêu dùng ở Indonesia. Khả năng người tiêu dùng trong nước dễ dàng tiếp cận hơn với các
nguồn tín dụng cũng đóng vai trị quan trọng trong việc làm tăng chi tiêu đối với các mặt hàng tiêu dùng và các mặt hàng khơng thuộc nhóm hàng thiết yếu khác.
Thương mại điện tử đang tăng trưởng rất nhanh chóng tại Philippines. Khả năng kết nối ngày càng cao và sự phát triển về cơ sở hạ tầng đóng góp lớn cho sự tăng trưởng này. Indonesia có gần 90 triệu thuê bao Internet và tổng doanh thu thương mại điện tử năm được dự báo sẽ đạt khoảng 20 tỷ USD vào năm 2020.
Cạnh tranh trong phân phối hàng hóa tại Philippines ngày càng gay gắt do có sự tham gia của nhiều cơng ty đang hoạt động và công ty mới, cả các thương hiệu trong nước và nước ngoài.
Về bán bn, các nhà NK Indonesia có thể chun về một số nhóm hàng đặc thù hoặc phân phối nhiều loại hàng khác nhau. Một số công ty lớn tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối đến tận cấp bán lẻ để tăng khả năng tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng. Sự mở rộng này thường dựa trên các hoạt động nhằm tăng cường hình ảnh thương hiệu của họ và thu hút khách hàng mới ở nhiều vùng khác nhau của Indonesia.
Các kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng phụ thuộc nhiều vào các kênh bán lẻ hiện đại – như trung tâm thương mại, các cửa hàng chuyên một loại sản phẩm được đặt tại các trung tâm mua sắm. Những nhà bán lẻ này hoặc mua hàng từ các nhà NK và phân phối hoặc NK trực tiếp từ nhà sản xuất nhưng đang vận động theo hướng thiết lập quan hệ mật thiết hơn với người tiêu dùng. Thói quen tiêu dùng của người dân Philippines có nhiều điểm chung, trong đó dành khoảng 50% thu nhập cho việc ăn uống; khi mua sắm thường quan tâm đến giá cả phù hợp với chất lượng; thích những sản phẩm có trọng lượng nhỏ. Các chuỗi cửa hàng, siêu thị liên tục thay đổi danh mục hàng hóa để đáp ứng các xu hướng mới cho người tiêu dùng.
Tương tự như thế, mạng lưới phân phối hiện đại cho các ngành dệt may, giầy dép, đồ nội thất, mỹ nghệ, sản phẩm chăm sóc sức khỏe... cũng đang ngày càng phát triển, do thu nhập khả dụng tăng lên và các tiêu chuẩn xã hội thay đổi. Các nhà phân phối thường xuyên thay thế hàng hóa và hàng trưng bày cũng như áp dụng các mức giá đa dạng để thu hút các nhóm khách hàng ngày càng phân hóa tại thị trường này.
Đối với thực phẩm và dược phẩm, thách thức cho các công ty quốc tế mới tiếp cận thị trường Indonesia là quy định của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Indonesia (BPOM). Tất cả sản phẩm đều phải đăng ký và dán nhãn của BPOM trước khi bày bán trên giá kệ. Indonesia đã thông qua Dự luật chứng nhận sản phẩm Halal vào tháng 9 năm
2014, yêu cầu tất cả sản phẩm, bao gồm cả các thương hiệu mỹ phẩm phải có chứng nhận halal vào trước năm 2019.
c) Malaysia
Với dân số chỉ 31 triệu người (năm 2016), Malaysia không phải là một quốc gia đông dân nhưng mỗi năm nước này đón thêm khoảng 26 triệu khách du lịch nên nhu cầu tiêu dùng vẫn rất lớn. Là một nền kinh tế có thu nhập trung bình, kết cấu dân số đa dạng về độ tuổi và văn hóa tiêu dùng, hệ thống bán bn, bán lẻ hàng hóa của Malaysia rộng khắp trên phạm vi cả nước và được qui hoạch tương đối khoa học.
Theo quy định thì cứ một khu vực có khoảng 250 nghìn dân thì được thành lập một trung tâm thương mại bao gồm các siêu thị, nhà hàng, cửa hàng, các dịch vụ vui chơi giải trí, trơng xe, gửi xe, đỗ xe, tạo nên những “One Stop Center” rất thuận tiện cho người mua sắm và giảm được ách tắc giao thông. Các trung tâm thương mại này vừa là điểm thu hút khách du lịch đến để mua sắm và thăm quan, giải trí.
Các tập đồn bán bn, bán lẻ quốc tế và trong nước được phép hoạt động tại Malaysia như: Carrefour, Giant, Makro, Jusco, Seven Eleven, Parkson, Mydin, lsetan hiện đang có tầm ảnh hưởng lớn trong mạng lưới phân phối hàng hóa của nước này. Cơ chế hoạt động của các hệ thống bán buôn, bán lẻ này là cơ chế mở, cạnh tranh lành mạnh và tự giác tuân thủ luật pháp. Các siêu thị, cửa hàng mở cửa theo giờ qui định của nhà nước và cũng có siêu thị, cửa hàng được phép mở cửa bán hàng 24 giờ một ngày. Hàng hóa được niêm yết giá và bán theo giá niêm yết.
Malaysia đã khuyến khích phát triển mạnh mẽ các hình thức phân phối hiện đại nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến mua sắm.
Theo dự báo của Euromonitor (2018), các siêu thị được sẽ chứng kiến sự tăng trưởng giá trị tích cực do người tiêu dùng di chuyển từ cửa hàng lớn sang các cửa hàng nhỏ hơn nhằm mang lại sự thuận tiện và dễ dàng mua sắm hơn. Các siêu thị được định vị tốt để hưởng lợi từ xu hướng này, với người tiêu dùng dần dần di chuyển từ các đại siêu thị sang các siêu thị lân cận có quy mơ nhỏ hơn.
Econsave Cash & Carry dẫn đầu trong lĩnh vực siêu thị tại Malaysia, sau đó là các cơng ty khác như Trendcell, Village Grocer Holdings và GCH. Lợi thế của công ty là mạng lưới cửa hàng rộng lớn, với thương hiệu Econsave bao gồm 66 cửa hàng trong năm 2017, lớn nhất ở Malaysia.
Song song với phát triển các siêu thị và trung tâm thương mại lớn, Malaysia cũng khuyến khích các loại hình kinh doanh thương mại vừa và nhỏ bằng cách mở cửa thị trường bán lẻ, ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực kinh doanh thương mại.
Hệ thống phân phối của Malaysia ngày càng chịu tác động bởi sự phát triển của thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng, hiện chiếm khoảng 2% tổng doanh số bán hàng tại Malaysia nhưng dự kiến sẽ tăng lên hai con số trong những năm tới. Lĩnh
vực thương mại điện tử ở Malaysia đã phát triển hơn so với tất cả các nước ASEAN khác trừ Singapore. Năm 2018, doanh thu trên thị trường thương mại điện tử lên tới 1.380 triệu USD và dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm là 17,6%, dẫn đến khối lượng thị trường là 2.635 triệu đô la vào năm 2022.
Sự tham gia thương mại điện tử của người tiêu dùng đã tăng lên 48,8% so với 35,3% của năm trước. Hiện có 19,8 triệu người tham gia các hoạt động mua sắm trực tuyến thường xuyên tại Malaysia, với các động lực lựa chọn phương thức phân phối này là lợi thế về giá cả, danh mục sản phẩm và phân phối. Năm 2018, tỷ lệ tham gia của người tiêu dùng dùng được ước tính là 61,6% và dự kiến sẽ đạt 63,2% vào năm 2022.
d) Singapore:
Singapore là một đảo quốc phát triển với diện tích 432 km2 và dân số 5,41 triệu người, trong đó, 74% là người Hoa, 13,3% là người Malay, 9% là người Ấn Độ và 3,5% còn lại đến từ những quốc gia khác. Nằm ở vị trí chiến lược trong vùng lưu thơng hàng hóa giữa châu Á, châu Úc, châu Âu, Trung Đông và Hoa Kỳ, Singapore là một trong những nền kinh tế mở nhất và cũng độc lập nhất trên thương trường quốc tế. KNXK của quốc gia này cao hơn 3,5 lần so với mức GDP. Năm đối tác thương mại chính của Singapore là các quốc gia EU, châu Âu, Malaysia, Trung Quốc và Mỹ.
Với lợi thế địa lý đặc biệt và độ mở cao của nền kinh tế, Singapore là nơi đặt trụ sở của các cơng ty lớn về phân phối hàng hóa.
Singapore là giao điểm của các tuyến đường hàng không và hàng hải quan trọng của khu vực châu Á Thái Bình Dương, là trung tâm và cũng là điểm trung chuyển hàng hóa chính của khu vực Đông Nam Á và tiểu lục địa Ấn Độ. Vai trò của Singapore trong giao thương của khu vực được thể hiện ở chỗ 4550% tổn g KNXK của nước này là tái XK.
Thông thường, các nhà NK đại diện cho các thương hiệu nước ngoài sẽ chịu trách nhiệm phát triển thị trường, xây dựng chiến lược quảng cáo và khuyến mãi, tăng cường các kênh phân phối trong thị trường bán lẻ.
Các chuỗi siêu thị lớn và một vài các nhà bán lẻ sản phẩm cao cấp nhập trực tiếp sản phẩm từ các nước nguồn, bên thu gom, nhà phân phối về bán ở các cửa hàng của họ. Trong khi đó, các nhà bán lẻ nhỏ hơn thường nhập hàng từ nhà phân phối địa phương.
Hai chuỗi siêu thị chính chiếm lĩnh thị trường bán lẻ Singapore là Dairy Farm và NTUC Fairprice. Cửa hàng Dairy Farm nhắm đến đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình và cao, trong khi NTUC Fairprice lại phục vụ đối tượng đại trà. NTUC Fairprice hiện vẫn thống lĩnh trong ngành bán lẻ với 32% thị trường.
+ Chuỗi siêu thị lớn nhất tính về số lượng các cửa hàng bán lẻ là Dairy Farm với 123 cửa hàng, gồm 47 cửa hàng Kho lạnh (Cold Storage), 9 cửa hàng Thị trường hàng đầu (Premier Market Place), 4 cửa hàng Đặc sản (Specialty), và 62 cửa hàng Khổng lồ (Giant Stores) (trước kia còn được gọi là Mua sắm tiết kiệm). Dairy Farm vận hành 7 chuỗi cửa hàng tiện lợi bao gồm 530 cửa hàng và 128 cửa hàng Dược phẩm Guardian.
+ Đứng thứ hai là chuỗi cửa hàng NTUC Fairprice với 97 siêu thị, 16 cửa hàng Fairprice Thượng hạng, và 7 cửa hàng Fairprice Đặc biệt (Đại siêu thị). Thêm vào đó, chuỗi NTUC có 160 cửa hàng tiện lợi vui vẻ, 20 cửa hàng Fairprice tiện lợi với một vài cửa hàng nằm ở các trạm Esso – Mobil. Khách hàng mục tiêu của NTUC Fairprice chủ yếu là nhóm có thu nhập trung bình và thấp. Giá cả cạnh tranh là một trong các yếu tố quyết định việc đưa các sản phẩm mới vào chuỗi cửa hàng NTUC Fairprice. Chuỗi NTUC Fairprice được xem là rộng lớn nhất xét về độ bao phủ khách hàng, địa lý và các nhóm thu nhập. Các cửa hàng của Fairprice có mặt ở hầu hết các khu dân cư tập trung đơng đúc. Các nhà NK có mong muốn phân phối sản phẩm trên tồn quốc, hướng đến thị trường đại trà thường ưa thích làm việc với NTUC Fairprice. Bên cạnh đó cũng có một số siêu thị quản lý độc lập như Isetan, MeidiYa, Must afa’s, và Prime.
Ngồi ra cịn có các chuỗi siêu thị phát triển lên từ mơ hình kinh doanh gia đình, bắt đầu từ những cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ với giá cạnh tranh do hàng hóa chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc và các quốc gia châu Á lân cận có chi phí thấp. Khách hàng của cả hai chuỗi siêu thị này phần lớn là nhóm có thu nhập trung bình và thấp. Các siêu thị còn lại kể trên đều vận hành độc lập với một cửa hàng duy nhất. Isetan và MeidiYa nhắm vào đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình và cao và cộng đồng người Nhật Bản ở