Về công tác quản lý nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dụng cụ số 1 (Trang 50 - 52)

BẢNG KÊ SỐ 3 Tháng 11 năm

3.2.1. Về công tác quản lý nguyên vật liệu

kế tốn mới của Bộ Tài chính.

Cơng ty cần xây dựng một “Sổ danh điểm vật tư” thống nhất để tránh gây nên những khó khăn trong việc quản lý nguyên vật liệu và để đối chiếu kiểm tra dễ dàng, dễ phát hiện khi sai sót, thuận tiện cho việc muốn tìm kiếm thơng tin về một loại vật tư nào đó. Hệ thống danh điểm phải được mở và dùng thống nhất trong tồn Cơng ty. Việc mở và áp dụng “Sổ danh điểm vật tư” sẽ góp phần giảm bớt khối lượng cơng việc kế tốn, xử lý nhanh chóng, cung cấp thơng tin kịp thời phục vụ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và thuận tiện cho việc hạch toán trên máy vi tính.

Hiện nay tại Cơng ty, việc phân tích tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức.

Do khoản chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm thường chiếm tỷ trọng lớn, một sự biến động nhỏ của khoản chi phí này cũng có thể làm ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm nên để đạt được mục tiêu hạ giá thành sản phẩm thì biện pháp quan trọng khơng thể thiếu là giảm chi phí nguyên vật liệu nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Muốn vậy, Công ty cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc phân tích tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu để đảm bảo cho quá trình sản xuất từ việc khai thác các nguồn cung cấp nguyên vật liệu đến việc thu mua nguyên vật liệu và bảo quản sử dụng nguyên vật liệu thế nào cho khoa học và hợp lý.

Công ty cần xác định xem phịng Kinh doanh vật tư có năng động trong việc thu mua nguyên vật liệu hay khơng; Nguồn cung cấp ngun vật liệu có dảm bảo được tính đầy đủ, kịp thời, đúng chủng loại, quy cách, phẩm chất khơng. Việc dự trữ ngun vật liệu có đảm bảo đủ cho quá trình sản xuất trong một thời gian nhất định không. Công ty cần phải xác định xem việc dự trữ nguyên vật liệu ở mức nào là hợp lý, tránh tình trạng bị ứ đọng vốn hay thiếu vốn trong sản xuất.

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Kế toán K39

Đặc biệt cần phải nghiêm cứu, phân tích khoản chi nguyên vật liệu tính vào giá thành sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm được sản xuất và chế tạo từ những loại nguyên vật liệu khác nhau, với mức tiêu hao khác nhau và giá cả của từng loại cũng khác nhau. Cơng tác kế tốn cần phải xác định được mức tiêu hao của nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm, xem xét sự biến động của khoản chi này giữa kế hoạch, định mức với thực tế sản xuất, tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự biến động là do nhân tố nào gây nên : nhân tố giá cả thay đổi, sự khan hiếm vật liệu đó trên thị trường, nhân tố mức tiêu hao bình quân của từng loại vật liệu thay đổi hay nhân tố giá trị phế liệu thu hồi thay đổi…

Ngoài các nhân tố trên, trong thực tế sản xuất vì nhiều lý do khác nhau Cơng ty có thể phải sử dụng vật liệu này thay thế cho vật liệu khác trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. Giữa các nguyên vật liệu khác nhau có mức tiêu hao nguyên liệu, giá cả khác nhau. Việc thay thế nguyên vật liệu trong sản xuất cũng làm cho các khoản chi vật liệu trong giá thành sản phẩm biến động. Một mặt, Công ty đưa ra những biện pháp nhằm quản lý quá trình sản xuất sản phẩm cũng như theo dõi giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng nguyên vật liệu ở các phân xưởng. Mặt khác, thực hiện chế độ quy trách nhiệm, gắn trách nhiệm quản lý và sử dụng nguyên vật liệu cho từng bộ phận cá nhân cũng như các phân xưởng, khuyến khích sáng kiến, biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu.

Từ đó đánh giá được việc sử dụng nguyên vật liệu vào quá trình sản xuất là hợp lý, lãng phí hay tiết kiệm. Đồng thời rút ra được nguyên nhân của sự biến động và có biện pháp nhằm khắc phục những nhược điểm, hạn chế, phát huy những ưu điểm mà Công ty đã đạt được, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động của Công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dụng cụ số 1 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w