Hiệu quả của bột đa vi chất dinh dưỡng bibomix tới tình trạng mắc NKHHC

Một phần của tài liệu Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp (Trang 137 - 139)

- Phỏng vấn thông tin chung và kiến thức thực hành dinh dưỡng của các bà mẹ

So sánh giữa trẻ trai và trẻ gái cho thấy, mặc dù ở trẻ trai tỷ lệ các thể SDD đều có xu hướng cao hơn so với trẻ gái nhưng khơng thấy sự khác

4.2.3. Hiệu quả của bột đa vi chất dinh dưỡng bibomix tới tình trạng mắc NKHHC

NKHHC

Ở Việt Nam, NKHHC là lý do nhập viện phổ biến nhất tại các Bệnh viện nhi khoa [254], là nguyên nhân chính cho 39,9% số trường hợp nhập viện và 7,9% số ca tử vong tại bệnh viện [158]. Theo thống kê của chương trình phịng chống NKHHC thì trung bình mỗi năm một trẻ có thể mắc nhiễm khuẩn đường hơ hấp cấp từ 3 đến 5 lần [63]. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy, trong 6 tháng can thiệp, số đợt mắc NKHHC ở nhóm trẻ can thiệp trung bình là 4 lần (ít nhất là 2 lần và nhiều nhất là 6 lần), ở nhóm trẻ đối chứng trung bình 5 lần (ít nhất 2 lần và nhiều nhất 10 lần); khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,000). Có thể thấy, trong thời gian can thiệp, nhóm can thiệp có số lần mắc NKHHC thấp hơn so với nhóm cịn lại. Kết quả này có thể được giải thích do mối liên hệ giữa tình trạng dinh dưỡng và các bệnh NKHHC.

Có mối liên hệ chặt chẽ giữa suy dinh dưỡng và tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp và suy dinh dưỡng được coi là một yếu tố nguy cơ quan trọng của viêm phổi hơn là tiêu chảy [114]. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và mắc bệnh cao ở trẻ em dưới 5 tuổi [144]. Chúng cũng là nguyên nhân thường xuyên nhất của các dịch vụ y tế được sử dụng trên khắp thế giới. NKHHC chiếm từ 30-50% số ca, tư vấn y khoa nhi khoa và từ 20- 40% số ca nhập viện ở trẻ em. Yếu tố nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp liên quan đến suy dinh dưỡng [121]. Nhiễm khuẩn đường hô hấp, như viêm phổi, xảy ra thường xuyên nhất trong 24-36 tháng đầu đời khi khả năng miễn dịch bị suy giảm và khi trẻ lần đầu tiên tiếp xúc với mầm bệnh. Sự kích thích phản ứng miễn dịch do nhiễm khuẩn đường hô hấp làm tăng nhu cầu về năng lượng đồng hóa có nguồn gốc chuyển hóa, điều này dẫn đến tình trạng dinh dưỡng bất lợi. Hơn nữa, bệnh nhiễm khuẩn đường hơ hấp có thể làm mất đi các kho dự trữ protein và năng lượng quan trọng của cơ thể. Trong quá trình phản ứng miễn dịch, tiêu hao năng lượng tăng lên đồng thời với việc cơ thể bị nhiễm bệnh giảm lượng chất dinh dưỡng hấp thụ [119]. Khi so sánh tình trạng NKHHC giữa hai nhóm nghiên cứu về số lần mắc phải sau khi ra viện (dưới 3 lần NKHHC trong 6 tháng) thì nhóm can thiệp thấp hơn nhóm chứng 7,2 lần, cho thấy tác dụng bột đa vi chất dinh dưỡng Bibomix làm tăng sức đề kháng bệnh. Xém xét các yếu tố tác động đến NKHHC của trẻ, khi xem xét các yếu tố gồm đặc điểm của mẹ, đặc điểm của trẻ về thai kỳ, dinh dưỡng, tiền sử bệnh cho thấy có ngoại trừ yếu tố tiền sử số lần mắc NKHHC là yếu tố nguy cơ bệnh tái phát và SDD thấp còi (HAZ-score≥-2) lúc nhập viện.

Tình trạng nhiễm khuẩn và SDD ln có mối liên quan phức tạp. Trẻ SDD có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cao hơn và ngược lại [156]. Một phân tích tổng hợp liên quan đến trẻ em trong 10 nghiên cứu tại Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ của Ibironke Olofin và cộng sự vào năm 2013 cho thấy nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính dẫn đến SDD [187]. Những bệnh nhi có vấn đề về sức khỏe phải điều trị nội trú như NKHHC cũng có nhiều nguy cơ về dinh dưỡng; trẻ mắc bệnh càng nặng, nguy cơ suy dinh dưỡng càng cao. Khi trẻ càng nhỏ sức đề

kháng càng yếu thì khả năng chống đỡ bệnh cũng kém hơn, mức độ ảnh hưởng của bệnh tới tình trạng dinh dưỡng cũng nặng hơn và sự phục hồi bệnh thường chậm, nếu không được điều trị kịp thời, kết hợp với cung cấp các đa chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ khi mắc bệnh dễ tạo nên vòng xoắn bệnh lý luẩn quẩn và hậu quả có thể dẫn tới tử vong [13]. Ngược lại, nhiều bằng chứng khác cũng cho thấy có mối liên quan giữa TTDD và việc mắc NKHHC ở trẻ em [108], [157], [173], [197], [218]. Trẻ em SDD bị suy giảm đáng kể khả năng miễn dịch, đặc biệt là miễn dịch tế bào khiến chúng dễ mắc NKHHC hơn. Trẻ SDD có phản ứng miễn dịch bị suy giảm khi mắc nhiễm khuẩn thường nặng hơn. SDD năng lượng protein có thể ảnh hưởng đến các cơ chế bảo vệ không đặc hiệu và kháng nguyên. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào bị ảnh hưởng đặc biệt; những thay đổi bao gồm teo tuyến ức và các mô bạch huyết khác, giảm số lượng tế bào lympho T, kích hoạt tế bào lympho bị suy yếu và phản ứng quá mẫn chậm trễ [223]. Hậu quả là giảm sức mạnh của cơ gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, làm tăng khả năng nhiễm khuẩn đường hô hấp [109]. SDD cũng tác động tiêu cực tới tình trạng đáp ứng của cơ thể với quá trình điều trị bệnh, làm kéo dài thời gian hồi phục, và tăng nguy cơ tử vong [222], [241].

Một phần của tài liệu Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w