- Phỏng vấn thông tin chung và kiến thức thực hành dinh dưỡng của các bà mẹ
So sánh giữa trẻ trai và trẻ gái cho thấy, mặc dù ở trẻ trai tỷ lệ các thể SDD đều có xu hướng cao hơn so với trẻ gái nhưng khơng thấy sự khác
4.2.4. Hiệu quả của bột đa vi chất dinh dưỡng Bibomix tới chế độ dinh dưỡng ở trẻ
dưỡng ở trẻ
Trẻ từ lúc 6 tháng tuổi trở đi, khi sữa mẹ khơng cịn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, trẻ bắt đầu được ăn bổ sung và dần từng bước chuyển đổi để đến giai đoạn tiếp cận và ăn những thức ăn thông thường như mọi thành viên trong gia đình. Ở giai đoạn này, thành phần dinh dưỡng, cách chế biến và chăm sóc trẻ có ảnh hưởng rất nhiều đến TTDD của trẻ. Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hợp cho thấy các yếu tố như cai sữa trước 12 tháng, ăn bổ sung sớm, chất lượng bữa ăn bổ sung kém, mắc bệnh tiêu chảy, NKHHC trong 2 tuần qua là các yếu tố liên quan đến SDD trẻ em [33].
Mặt khác, các quan niệm dinh dưỡng sai lầm của người mẹ hoặc gia đình trong vấn đề chăm sóc thai sản, nuôi con bằng sữa mẹ và thức ăn bổ sung là những nguyên nhân quan trọng, trực tiếp làm cho trẻ dễ bị SDD. Trẻ không được
bú sữa mẹ, cho ăn bổ sung quá sớm, quá muộn hoặc protein trong khẩu phần ăn thấp cũng đều dễ dẫn tới SDD [232]. Trong khu vực, ở Philippin, việc tăng cường Vitamin A vào đường và bột mỳ, thức ăn bổ sung cho trẻ em đã được đưa vào luật bắt buộc . Ở Indonesia, việc tăng cường sắt, axit folic, vitamin A vào bột mì đã trở thành chương trình Quốc gia [201]. Ở Thái Lan, việc tăng cường vi chất vào thực phẩm khơng bắt buộc, nhưng có tới 80% mỳ ăn liền được tăng cường Vitamin A, sắt và iot [220].
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trước can thiệp mức tiêu thụ ngũ cốc, rau, thịt, trứng của hai nhóm tương tự nhau, cịn các thực phẩm khác nhóm can thiệp đều tiêu thụ nhiều hơn. Tuy nhiên, riêng sữa mẹ nhóm can thiệp tiêu thụ (631,8 ± 75,9 ml) ít hơn rõ rệt so với nhóm đối chứng (689,5 ± 62,2 ml) (p=0,0000). Kết quả này được lý giải; là do nhóm can thiệp trẻ được cho ăn bổ sung sớm và ăn nhiều hơn, đồng thời lượng sữa mẹ cũng giảm đi. Sau can thiệp, tiêu thụ lượng thực phẩm khá cân bằng giữa hai nhóm nghiên cứu, việc truyền thông về dinh dưỡng cơ bản và kiến thức về dinh dưỡng cũng được nâng cao cho người chăm sóc trẻ có hiệu quả. Bên cạnh đó, chế độ ăn bổ sung và sữa mẹ cũng tương tự nhau ở hai nhóm. Tuy vậy, ở nhóm can thiệp, lượng ngũ cốc, rau và trứng vẫn được tiêu thụ nhiều. Kết quả này được lý giải; khi trẻ ăn tốt hơn và được sử dụng sản phẩm bột đa vi chất dinh dưỡng Bibomix giúp trẻ có cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng vì vậy trẻ ăn được nhiều hơn, tăng lượng thức ăn thông thường hàng ngày, tăng khối lượng ngũ cốc, rau và dầu mỡ đáng kể. Điều này cũng phù hợp với kết quả được đưa ra sau đó là năng lượng toàn phần và các loại năng lượng từ protid động vật, liptid động vật, lipid thực vật và lượng glucid trong khẩu phần ăn đều tăng nhiều hơn ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng (p<0,01).
Trước can thiệp, các chất dinh dưỡng Protid thực vật, Sắt, Vitamin B1, Vitamin E, Vitamin K, Lycopen trong khẩu phần của nhóm can thiệp cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng (p<0,05 ở các so sánh); còn lại các chất dinh dưỡng khác khơng khác biệt giữa 2 nhóm (p>0,05). Sau can thiệp, tất cả các chất dinh dưỡng trong khẩu phần của nhóm can thiệp đều cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p<0,05), ngoại trừ protid động vật, lipid động vật và vitamin
PP. Hầu hết sự thay đổi về lượng chất dinh dưỡng được cung cấp cho trẻ ở nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm chứng, tuy nhiên sự khác biệt giữa hai nhóm về mức độ thay đổi lượng chất dinh dưỡng chỉ có ý nghĩa thống kê ở các nhóm năng lượng, Protid động vật, Glucid, Canxi, Kẽm, Selen, Vitamin C, Vitamin B2, Folat, Vitamin B12 và Vitamin D. Kết quả này có thể được giải thích khi nhóm can thiệp được cung cấp một lượng đa vi chất dinh dưỡng Bibomix vào thức ăn hàng ngày, mặt khác, khi sử dụng sản phẩm này giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn, hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng tốt hơn, như (glucid, protid động vật…).
KÊT LUẬN