Viêm tiểu phế quản

Một phần của tài liệu Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp (Trang 187 - 193)

IV ARI sau ra viện K

b) Viêm tiểu phế quản

Định nghĩa: viêm tiểu phế quản là một nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, gồm tổn thương viêm cấp ở các tiểu phế quản, các đường dẫn khí có đường kính nhỏ hơn 2mm. Tổn thương viêm bao gồm: tăng xuất tiết nhầy quánh, bong các tế bào biểu mô và phù nề thành tiểu phế quản.

Triệu chứng lâm sàng.

Thay đổi tuỳ theo mức độ nặng nhẹ. - Giai đoạn khởi phát

+ Thể điển hình: những ngày đầu trẻ xuất hiện chảy nước mũi trong và nghẹt mũi.

+ Sốt thường là sốt nhẹ, đôi khi sốt rất cao 40 độ C hoặc trên 40 độ C. Có trường hợp trẻ khơng sốt.

- Giai đoạn toàn phát

Trẻ thường được đưa đến viện trong tình trạng:

+ Tinh thần: ngủ khơng n giấc, hoặc kích thích, nhưng khơng có các triệu chứng tồn thân hoặc li bì.

+ Khị khè lan toả

+ Tắc nghẹt mũi, phập phồng cánh mũi. + Không bú được hoặc bú kém.

+ Nôn sau ho Khám phổi

+ Trẻ thở nhanh nơng + Thì thở ra kéo dài

+ Ran rít, ran ngáy khắp hai trường phổi. Giảm thơng khí, thậm chí mất thơng khí phổi.

Suy hơ hấp với các dấu hiệu: + Da tái, vã mồ hôi

+ Nhịp thở nhanh

+ Rút lõm lồng ngực, co kéo các cơ hô hấp phụ. + Tím quanh mơi và đầu chi.

+ Ngừng thở gặp 2-7%. Ngừng thở hay gặp ở trẻ sơ sinh, hoặc trẻ sinh non, và thường xuất hiện trong 3 ngày đầu tiên.

Cận lâm sàng - X QUANG:

+ Dày quanh phế quản/ viêm phổi kẽ: 50-80% + Ứ khí: 50%, ứ khí đơn thuần: 2%

+ Thâm nhiễm phổi: 30% ± do viêm /xẹp khu trú + Đông đặc phân thùy 10-25%

+ Xẹp thùy trên phải 16%

+ Xẹp thùy dưới hai bên & trên trái 5% + Bình thường 10%

- Bạch cầu & cơng thức bình thường hoặc tăng nhẹ

+ BC tăng, CRP tăng, VSS tăng khi nhiễm RSV bệnh viêm phổi thùy + Khí máu để đánh giá trao đổi khí

+ Xác định virus: test nhanh từ dich tỵ hầu, miễn dịch huỳnh quang (MDHQ), PCR, canh cấy. Real time PCR nhạy 100%, đặc hiệu 90%,

+ Tăng tiết ADH khơng thích hợp trong viêm tiểu phế quản nặng 33% (tăng áp lực thẩm thấu niệu, giảm áp lực thẩm thấu huyết tương, tăng ADH)

Chẩn đoán xác định.

- Hầu hết các trường hợp, chẩn đoán dựa vào hỏi tiền sử bệnh và khám. - Tuổi < 2 tuổi

- Tiền sử có phơi nhiễm virus hợp bào hơ hấp hoặc có dịch ở cộng đồng + Lâm sàng:

Khởi phát: viêm long đường hơ hấp trên Tồn phát:

Khị khè, thường xuất hiện lần đầu tiên. Thở nhanh

Suy hô hấp (tuỳ theo mức độ của bệnh) Trẻ sơ sinh có thể ngừng thở.

+ Cận lâm sàng: test chẩn đoán nhiễm RSV

c) Viêm phổi

Triệu chứng lâm sàng

- Sốt: hầu hết trẻ có sốt nhưng mức độ sốt tùy thuộc vào nguyên nhân. Các nghiên cứu nhận thấy rằng nếu căn nguyên do vi khuẩn thì trẻ thường sốt cao trên 38,5 độ C. Đơi khi có thể gặp tình trạng hạ thân nhiệt đối với những trẻ bị bệnh quá nặng, trẻ sơ sinh, trẻ SDD nặng.

- Ho: là triệu chứng đặc hiệu của đường hô hấp. Phản xạ ho giúp cơ thể tống được dị vật và các chất viêm nhầy xuất tiết ra khỏi đường thở. Trong một số nghiên cứu về viêm phổi thì triệu chứng ho chiếm từ 82,8% đến 96,8%.

- Nhịp thở nhanh: nhịp thở là thơng số sớm nhất thay đổi khi có tổn thương phổi ở trẻ em. Tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh, nhịp thở có thể nhanh, hoặc chậm hay khơng đều. Khi có cơn ngừng thở là biểu hiện của suy hơ hấp nặng.

- Khị khè: khi trẻ bị viêm nhiễm sự tăng tiết đờm dãi kết hợp với sự co thắt làm hẹp lòng đường thở, cản trở thơng khí gây ra tiếng khị khè.

- Khó thở: biểu hiện bằng cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp thở, rút lõm lồng ngực là một dấu hiệu của viêm phổi nặng.

- Tiếng ran ở phổi: tình trạng viêm tiết dịch trong lịng phế nang tạo ra ran ẩm to, nhỏ hạt. Khi có tình trạng co thắt, bít tắc đường thở tạo ra ran rít, ngáy.

- Tím tái: khi trẻ bị viêm phổi nặng có thể có dấu hiệu tím tái với nhiều mức độ, tím quanh mơi, đầu chi hoặc tím tồn thân.

Ngồi các triệu chứng trên có thể cịn gặp các triệu chứng: nơn, trớ, tiêu chảy, suy tim, biểu hiện thần kinh như kích thích vật vã hoặc li bì.

Cận lâm sàng

Xét nghiệm huyết học: số lượng bạch cầu (BC), tỷ lệ BC đa nhân trung tính tăng là những dấu hiệu chỉ điểm căn nguyên gây bệnh do vi khuẩn.

- Các xét nghiệm sinh hóa:

+ CRP (C Reactive Protein): CRP bản chất là protein miễn dịch có vai trị quan trọng trong giai đoạn cấp thuộc hệ thống đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu. CRP tăng ngay từ 6 giờ đầu tiên khi có q trình viêm, nồng độ đỉnh đạt được ở 48-50 giờ và trở về bình thường khi hết viêm, mức độ tăng của CRP tương ứng với mức độ nhiễm khuẩn nặng trên lâm sàng.

+ Khí máu và độ bão hịa oxy qua da: theo DukeT và cộng sự khi SpO2< 95% thì được coi là giảm oxy máu và cần được can thiệp. Nếu SpO2 < 80% là rất nặng đe dọa tử vong.

- X-quang phổi: X-quang phổi có thể khẳng định sự tồn tại và vị trí của sự thâm nhiễm phổi, phát hiện các tổn thương phổi và màng phổi, hạch rốn phổi đi kèm. Một số trường hợp các nốt mờ tập trung tại một thùy hay phân thùy phổi, có thể kèm theo tràn khí, tràn dịch màng phổi.

Những tổn thương này thường biểu hiện: - Các nốt mờ rải rác

- Các nốt mờ theo định khu giải phẫu bệnh - Các nốt mờ mô kẽ lan tỏa

- Tổn thương phối hợp

Tuy nhiên trong một số trường hợp hình ảnh X-quang phổi có thể bình thường như:

- Những trường hợp khơng có khả năng tạo phản ứng viêm. - Khi còn quá sớm (viêm phổi tụ cầu lan qua đường máu). - Viêm phổi do pneumocystis carinii ở bệnh nhân HIV. Chẩn đoán xác định viêm phổi

- Lâm sàng: tồn thân có hội chứng nhiễm trùng, ho, nhịp thở nhanh, rút lõm lồng ngực (khi có tổn thương phổi nặng), nghe phổi có ran ẩm nhỏ hạt.

- Cận lâm sàng: tổn thương phổi trên phim X-quang là những chấm nốt mờ rải rác ở 2 phổi cùng với xét nghiệm có số lượng bạch cầu tăng, CRP tăng.

Phân loại viêm phổi.

- Viêm phổi: ho hoặc khó thở kèm theo tần số thở nhanh: + < 2 tháng tuổi: ≥ 60 lần/phút

+ 2- < 12 tháng: ≥ 50 lần/phút + 12 tháng - 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút

Khơng có dấu hiệu của viêm phổi nặng hoặc rất nặng. - Viêm phổi nặng: ho hoặc khó thở kèm theo:

+ Rút lõm lồng ngực.

+ Khơng có các dấu hiệu nguy hiểm tồn thân.

- Viêm phổi rất nặng: ho hoặc khó thở kèm theo ít nhất một trong các dấu hiêu sau:

+ Tím trung tâm.

+ Không bú được hoặc không uống được hoặc + Co giật hoặc

+ Li bì hoặc khó đánh thức hoặc + Thở rít khi nằm yên hoặc + Suy dinh dưỡng nặng.

Một phần của tài liệu Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp (Trang 187 - 193)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w