Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp

Một phần của tài liệu Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp (Trang 35 - 36)

- Phân loại theo mức độ nặng nhẹ

1.5.3. Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ; chiếm khoảng 15% tử vong trẻ em dưới 5 tuổi [166], [238]. Dịch tễ học nhiễm khuẩn hô hấp cấp rất khác nhau trên thế giới. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương (cộng gộp của 2 khu vực Đơng Nam Á và Tây Thái Bình Dương) dẫn đầu về gánh nặng bệnh tật nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em [204], [238]. Về gánh nặng bệnh tật: năm 2015, nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ em gây ra gần 900,000 tử vong dưới 5 tuổi, hơn 90% xảy ra tại các nước có thu nhập vừa và thấp [167]. Theo UNICEF (2021): riêng chỉ với viêm phổi đã làm chết nhiều trẻ em hơn bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào khác, cướp đi sinh mạng của hơn 800.000 trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm, hoặc khoảng 2.200 trẻ em mỗi ngày và ước tính cứ 39 giây lại có một đứa trẻ chết vì viêm phổi; con số này bao gồm hơn 153.000 trẻ sơ sinh. Hầu như tất cả những cái chết này đều có thể phịng ngừa được. Trên tồn cầu, có hơn 1.400 trường hợp viêm phổi trên 100.000 trẻ em, hoặc 1 trường hợp trên 71 trẻ em hàng năm, với tỷ lệ mắc cao nhất xảy ra ở Nam Á (2.500 trường hợp trên 100.000 trẻ em); ở Tây Phi và Trung Phi (1.620 trường hợp trên 100.000 trẻ em) [228].

Với Việt Nam: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2008 đã xếp Việt Nam vào nhóm 15 quốc gia có gánh nặng bệnh tật nhiễm khuẩn hơ hấp cấp cao nhất, với ước tính 2,9 triệu trường hợp và 0,35 đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp/trẻ dưới 5 tuổi/ năm [204]. Mặc dù đạt được nhiều tiến triển tốt trong thời gian gần đây, gánh nặng bệnh tật nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại Việt Nam vẫn cao gần gấp 10 lần các nước phát triển trong cùng khu vực như Úc, Nhật Bản (Bảng 1.1). WHO (2015) ước tính nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính chiếm 11% tử vong dưới 5 tuổi tại Việt Nam, trong khi đó tử vong do suy giảm miễn dịch mắc phải như (HIV) và sốt rét cộng lại chiếm ít hơn 2% [257]. Gần đây theo báo cáo năm 2021 của UNICEF ước tính riêng tỷ lệ tử vong do viêm phổi ở trẻ [228].

Ở Việt Nam, NKHHC là lý do nhập viện phổ biến nhất tại các Bệnh viện nhi khoa [254], là nguyên nhân chính cho 39,9% số trường hợp nhập viện và 7,9% số ca tử vong tại bệnh viện [158]. Theo thống kê của chương trình phịng

chống nhiễm khuẩn hơ hấp cấp (NKHHC) thì trung bình mỗi năm một trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp từ 3 đến 5 lần, trong đó 1-2 lần bị viêm phổi [63]. Số trẻ em

viêm phổi chiếm 30-40% những trường hợp khám và điều trị tại các bệnh viện, gây ra 75% số ca tử vong do các bệnh hô hấp và 30-35% tử vong chung ở trẻ em [63]. D.N. Tran và cộng sự nghiên cứu trên 1082 bệnh nhi NKHHC cho thấy trẻ dưới 2 tuổi chiếm tới 86%. Virus hợp bào được tìm thấy trong 23,8% số đối tượng nghiên cứu, trong đó gặp nhiều nhất trong nhóm trẻ 6 - 23 tháng tuổi [224]. Nghiên cứu tình hình trẻ nhập viện do bệnh hơ hấp tại khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ viêm phổi là 30,5%. Tại khoa nhi - Bệnh viện Nguyễn Trí Phương, thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ viêm phổi là 44%; tại khoa nhi Bệnh viện Tiền Giang 28,7% trẻ nhập viện là do viêm phổi. Tại Bệnh viện nhi đồng Cần Thơ, tỷ lệ trẻ khám do viêm phổi cấp tính là 37,3% và nhập viện do viêm phổi là 32,02% [11], [62]. Tại Bệnh viện nhi Trung ương tỷ lệ trẻ khám do NKHHC là 55,9%, số trẻ phải nhập viện là 4,62%. Trẻ vào viện trong tình trạng nặng chiếm 61,02% (có suy hơ hấp) [81].

Một phần của tài liệu Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w