Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 60 - 62)

Năm 2010 là năm thứ sáu, tỉnh Bình Dương thực hiện thí điểm việc xây dựng Kế hoạch tài chính trung hạn, chi tiêu trung hạn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt đối với tỉnh Bình Dương năm 2009 là năm thứ hai thực hiện việc phân cấp ngân sách mạnh cho các huyện, thị xã, trong đó lần đầu tiên tỉnh đã phân cấp ngân sách chi xây dựng cơ bản cho các huyện, thị (trừ nguồn thu xổ số kiến thiết), là năm đầu trong việc thực hiện cải cách tài chính trong lĩnh vực thuế (áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi; Thuế thu nhập cá nhân…), tiếp tục thực hiện các cam kết WTO trong lĩnh vực thuế; về chi tiêu ngân sách tiếp tục thực hiện chủ trương thắt chặt chi tiêu, kiềm chế lạm phát song song với việc thực hiện ổn định, phát triển kinh tế bền vững, thực hiện các vấn đề an sinh xã hội, ổn định an ninh, trật tự, chính trị - xã hội;

Trong điều kiện có nhiều những biến động về nhiệm vụ thu, chi nhưng tỷ lệ điều tiết ngân sách giữa Trung ương và tỉnh được ổn định đến hết 2011 (theo Thông tư 55/2008/TT-BTC), Kế hoạch chi tiêu trung hạn của tỉnh Bình Dương được xây dựng với mục địch chủ yếu cung cấp các tài liệu để tiếp tục hồn thiện Chương trình thí điểm xây dựng Kế hoạch tài chính và Kế hoạch chi tiêu trung hạn trong khuôn khổ Dự án “Cải cách quản lý tài chính cơng”, đồng thời cung cấp thơng tin

cho các cấp, các ngành, các tổ chức một bức tranh tương đối tồn diện về ngân sách để thực hiện chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Chính sách phân phối tài chính trong thời kỳ trung hạn theo hướng phục vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững; chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu kinh tế; thực hiện phân phối và sử dụng có hiệu quả cơ cấu kinh tế; thực hiện phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính. Gắn kết việc phân phối NSNN với việc huy động các nguồn lực xã hội đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu KT- XH, cũng như của từng ngành, lĩnh vực, từng huyện thị… trong khn khổ tài khố, sớm đưa các cơng trình vào sử dụng để tạo ra sự tăng trưởng về kinh tế; đầu tư cho con người, an sinh xã hội, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khắc phục và cải thiện chất lượng môi trường; nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng kinh phí nhà nước của các đơn vị…

Trong khn khổ chi tiêu trung hạn, tỉnh Bình Dương đã có những chính sách và dự báo chi, đó là:

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ, tạm dừng mua sắm các phương tiên đi lại, các tài sản đắt tiền. Tập trung nguồn lực NSNN đầu tư vào những lĩnh vực, nhiệm vụ phát triển hạ tầng KT-XH, sớm đưa các cơng trình vào sử dụng để tạo ra sự tăng trưởng về kinh tế; thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực, có mức tăng hợp lý tỷ trọng chi tiêu của ngành y tế so với các lĩnh vực khác, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án và các giải pháp an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống của người nghèo, phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, các đối tượng xã hội, bảo đảm thực hiện chế độ đối với các đối tượng chính sách, người có cơng, xố đói giảm nghèo, tạo việc làm; bố trí đủ kinh phí để đẩy nhanh cơng tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai và Nghị quyết của Quốc hội…. Đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hoá, huy động nguồn lực ngoài xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Duy trì và hồn thiện việc khốn chi giao quyền tự chủ tài chính đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp (giáo dục, y tế, văn hoá,… trên cơ sở Nghị định 43/2006/NĐ- CP), thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp theo hướng NSNN tập trung cho các nhiệm vụ mang tính xã hội (chi đào tạo nhân tài, chi cho người nghèo, chi cho đối tượng chính sách…), cịn lại huy động nguồn lực xã hội để phát triển.

- Bố trí phân bổ ngân sách theo chương trình mục tiêu phát triển KT-XH. Đổi mới chế độ viện phí, học phí… theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ, trên cơ sở đó đảm bảo tồn bộ hoặc một phần đối với đối tượng chính sách xã hội, thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp có khả năng tự hạch toán để phát triển.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w