Trong bối cảnh quốc tế khơng thuận lợi, q trình xây dựng phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn sau, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong giai đoạn 2004 - 2012 Hà Tĩnh đã đạt được hầu hết các mục tiêu phát triển kinh tế. Cụ thể:
- Nền kinh tế thị trường với sự đa dạng hóa sở hữu đã hình thành và tạo ra những biến đổi chất lượng trong đời sống KT-XH.
Khu vực kinh tế Nhà nước thu hẹp và củng cố theo hướng nâng cao hiệu quả và khẳng định vai trò chủ đạo trong các ngành, các lĩnh vực then chốt. Kinh tế hợp tác xã trong quá trình đổi mới và tổ chức lại, kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh đóng góp một phần rất lớn vào thu nhập quốc dân, còn kinh tế tư nhân đang phát triển theo hướng hình thành các cơng ty sở hữu hỗn hợp. Kinh tế tư bản Nhà nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các công ty liên doanh với nước ngoài.
- Kinh tế liên tục tăng trưởng, cơ cấu chuyển dịch đúng định hướng; kết cấu hạ tầng KT-XH được cải thiện; các cơng trình, dự án trọng điểm được tập trung đẩy nhanh tiến độ; thu hút đầu tư đạt kết quả cao.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 9,4% (giai đoạn 2004 - 2008 là 8,6%/năm), cao hơn nhiều so với mức trung bình cả nước là 7,07%; GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt khoảng hơn 13 triệu đồng, tăng 1,63 lần so với giai đoạn 2004 - 2008.
+ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng trưởng nhanh, tạo nền tảng cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị và
chuyển dịch lao động ở khu vực nơng thơn. Sản xuất cơng nghiệp có bước chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu sản xuất nội ngành; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 19,3% (giai đoạn 2004 - 2008 là 17,2%). Chất lượng sản phẩm được nâng cao; tỷ trọng cơng nghiệp khai khống từ 24,4% giảm xuống cịn 19,5%, cơng nghiệp chế biến và phân phối điện, nước tăng từ 75,6% lên 78,3%. Tỷ trọng ngành dịch vụ tương đối ổn định, dao động từ 16,45% năm 2004 lên mức 34,7 năm 2012, trong khi vẫn tăng trưởng về giá trị với tốc độ trung bình 10% trong giai đoạn này, thấp hơn mục tiêu 15-20%.
Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trong tỉnh (đơn vị: tỷ đồng, %) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng trưởng BQ Tổng SP trong tỉnh- GDP (giá tt) (tỷ đồng) 11244,86 13389,91 16129,83 20938,16 24823,57 1,22
- Công nghiệp, xây dựng
(tỷ đồng) 3320,51 4376,538 5132,99 6505,54 9403,74 1,30
- Nông, lâm, ngư nghiệp
(tỷ đồng) 4390,98 4897,14 4658,2 6177,61 6416,34 1,11
- Dịch vụ (tỷ đồng) 3533,37 4116,23 6113,21 7418,21 8153,38 1,24
- Thuế nhập khẩu 198,43 836,8 850,12 2,62
Cơ cấu GDP (giá tt) 100 100 100 100 100
- Công nghiệp, xây dựng
(%) 29,53 32,69 31,82 31,07 37,88 1,07
- Nông, lâm, ngư nghiệp
(%) 39,05 36,57 29,05 29,5 25,85 0,91
- Dịch vụ (%) 31,42 30,74 37,9 35,43 32,85 1,02
- Thuế nhập khẩu 1,23 4 3,42 2,05
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh, 2008-2012
+ Sản xuất nơng nghiệp đạt kết quả tồn diện cả về cây trồng và vật ni, giá trị sản xuất tăng bình qn hàng năm 5,64%; sản lượng lương thực bình quân đạt 47 vạn tấn/năm, riêng năm 2010 đạt 49 vạn tấn. Cơ cấu cây trồng, vật ni chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa; nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng,
góp phần tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Hà Tĩnh đã có những bước tiến đáng kể trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. Theo giá cố định, GDP khu vực này tăng 5,8% trong giai đoạn 2004 - 2008, từ khoảng gần 4000 tỷ đồng năm 2004 lên đến khoảng 6000 tỷ đồng năm 2012. Điều này cho thấy năng suất của khu vực đã tăng trong thập niên qua.
+ Hoạt động tài chính - tín dụng đạt kết quả tương đối cao. Thu ngân sách địa phương (nội địa) năm 2005 đạt 461 tỷ đồng, chiếm 9,1% GDP tỉnh (mục tiêu là 16%).
Đồ thị 2.1: Thu ngân sách nội địa thực hiện giai đoạn 2008 - 2012
Nguồn: Sở Tài chính Hà Tĩnh
Năm 2012 đạt trên 3100 tỷ đồng, chiếm khoảng 12%GDP tỉnh. Trong đó: Thuế và lệ phí, thu khác đạt trên 1500 tỷ đồng, tiền sử dụng đất đạt khoảng 700 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu trên 1.000 tỷ đồng, tăng 31,5% so với năm 2011. Dịch vụ tài chính và ngân hàng của Hà Tĩnh cũng đã tăng giai đoạn 2004 - 2012, đặc biệt ở thành phố Hà Tĩnh. Hoạt động mơi giới tài chính đóng góp 43,97 tỷ đồng, đến năm 2010 đã tăng 36% và đạt 60,006 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy
động và quản lý của các NHTM và các TCTD trên địa bàn đến cuối năm 2012 ước đạt 17.120 tỷ đồng, tăng 25% so với 2011. Tổng dư nợ ước đạt 16.700 tỷ đồng, tăng 12% so với 2011. Nhìn chung, hoạt động ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn chi trả và cho vay đối với nền kinh tế địa phương.
- Hoạt động thương mại - dịch vụ được mở rộng, nâng cao chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng; Đối với quan hệ kinh tế quốc tế, tỉnh tăng cường cả xuất và nhập khẩu trong suốt thời kỳ qua. Kim ngạch xuất khẩu tăng 4,3 lần từ 22,4 triệu USD năm 2004 lên 87 triệu USD năm 2012. Kim ngạch nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn năm 2012 đạt 3.242 triệu USD, chủ yếu là máy móc trang thiết bị và dụng cụ phục vụ thi công các dự án lớn trên địa bàn như Dự án của Tập đoàn Formosa, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I. Thương mại nội địa chuyển biến tích cực; tốc độ tăng trưởng bình qn hàng năm của các ngành dịch vụ đạt 10,3%, đóng góp trên 30% tăng trưởng GDP. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội bình quân hàng năm tăng trên 30%. Đáp ứng tốt hơn nhu cầu về trao đổi hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ năm 2012 đạt 24.469 tỷ đồng, tăng 29,1% so với năm 2011, tăng 8,26% kế hoạch.
- Đã tập trung huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển đô thị, đầu tư các cơng trình trọng điểm, xây dựng các khu kinh tế và khu công nghiệp. Tổng vốn đầu tư từ NSNN trong giai đoạn này đạt trên 59.748 tỷ đồng. Trong đó năm 2010 đạt 11.475 tỷ đồng, năm 2011 đạt 9.966,335 tỷ đồng, năm 2012 đạt 6.460 tỷ đồng. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Tĩnh giai đoạn 2004- 2012 là 43 dự án với tổng vốn đăng ký trên 10 tỷ USD, trong đó vốn đã thực hiện đạt gần 598 triệu USD, chiếm trên 37% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hàng năm giảm dần, từ 70,25% xuống còn 44%; nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp và dân cư tăng, chiếm 34% tổng vốn đầu tư xã hội trong năm 2010. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp - nông thôn, đô thị, các khu kinh tế, khu công nghiệp, hệ thống giao thông vận tải, điện... được tăng cường.
- Cơ sở Hạ tầng Vật chất của Hà Tĩnh đã đạt được bước tiến lớn về phát triển đường xá trong tỉnh giai đoạn 2004 - 2012. Hà Tĩnh đạt được mục tiêu mở rộng ít nhất 75% hệ thống đường bộ cho vận tải hàng hóa.Năm 2005, 92,19% giá trị hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ và 7,25% bằng đường biển. Vận tải biển đang chuyển dần sang vận tải đường bộ với khối lượng lớn. Năm 2012, 98,7% hàng hóa được vận tải bằng đường bộ và chỉ cịn 0,08% bằng đường biển.