Thực hiện các cơ chế quản lý chi NSNN theo hướng kết quả đầu ra

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 67 - 70)

bộ ngành Chính phủ, điều này cũng tạo điều kiện quản lý ngân sách hiệu quả hơn.

Chương trình đầu tư cơng: Chương trình đầu tư cơng phản ánh mức độ và phân bổ chi đầu tư của nhà nước được đánh giá là cần thiết để đạt được các mục tiêu quan trọng nhất trong chiến lược phát triển KT-XH và kế hoạch dài hạn đã được Quốc hội phê duyệt. Mặt khác, Chương trình đầu tư cơng cũng tổng hợp các nguồn vốn nhà nước có thể huy động được, thơng qua đó đóng vai trị quan trọng trong việc định hướng và động viên các nguồn vốn khác cùng đầu tư, tạo điều kiện thực hiện những mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước.

Dựa trên việc xây dựng Chương trình đầu tư cơng, có ảnh hưởng của chương trình này đối với ngân sách cũng được ước tính. Chương trình đầu tư cơng là một bước đi trong q trình tiến tới xây dựng khn khổ chi tiêu trung hạn.

- Khn khổ chi tiêu trụng hạn có phạm vi rộng hơn, bao gồm một đánh giá đầy đủ về khả năng thu và chi của Chính phủ, cả chi đầu tư và chi thường xuyên cho cả thời kỳ trung hạn được thể hiện trong một kế hoạch tài chính trung hạn. Nhận thức được tính hữu ích và tầm quan trọng của khn khổ chi tiêu trung hạn trong quản lý chi NSNN, hiện nay chính phủ đang cho xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn một số ngành như giáo dục, y tế và thể chế hoá đối với với các lĩnh vực khác.

1.3.4.4. Thực hiện các cơ chế quản lý chi NSNN theo hướng kết quả đầura ra

- Thực hiện cơ chế khốn chi hành chính đồng thời với khốn biên chế đối với cơ quan hành chính.

- Xã hội hố là biện pháp tích cực trong việc tăng cường huy động nguồn thu trong nước để bổ sung cho nguồn thu hạn hẹp của Chính phủ. Xã hội hố cịn có tác dụng thu hút sự tham gia của người dân vào quản lý chi NSNN, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong các quyết định về chi NSNN cũng như có động cơ tiết kiệm chi phí, giữ gìn bảo quản tài sản chung và các cơ sở hạ tầng có đóng góp của chính mình. Với việc áp dụng ngun tắc “Nhà nước và nhân dân cùng làm” và ban hành các chính sách khuyến khích xã hội hố các hoạt động giáo dục y tế, văn hoá, thể thao, xây dựng cơ sở hạ tầng thơng qua lệ phí người sử dụng và chương trình xã hội hố, nhà nước đã tăng cường huy động đóng góp của nguời dân và của khu vực ngồi quốc doanh vào các khu vực này.

Tóm lại, Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của một số quốc gia và địa

phương như các nước của tổ chức OECD, nước đang phát triển, một số tỉnh, thành phố phát triển của Việt Nam về quản lý chi NSNN, tác giả đã đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị như: quy hoạch và quản lý nghiêm theo quy hoạch, bứt phá về cơ sở hạ tầng, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, người có đất ra mặt đường phải đóng tiền,... Mọi chính sách thực thi có hiệu quả cần phải có sự đồng thuận từ phía nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư.... Từ đó rút ra những bài học đối với quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Kết luận chương một

Chương 1 đã tập trung tổng hợp các vấn đề lý luận về chi NSNN; đã làm rõ khái niệm, đặc điểm của chi NSNN, nội dung, vai trò chi NSNN; đồng thời đã cập nhật và phân tích được khái niệm, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN, nguyên tắc quản lý chi NSNN, tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN, nội dung quản lý chi NSNN gồm quản lý các khâu của chu trình ngân sách: lập dự tốn, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách, nhằm tạo cơ sở lý luận cho việc gắn kết chi NSNN với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; đặc biệt chương 1 cũng đã phân tích các phương thức quản lý chi NSNN gồm quản lý chi ngân sách theo kiểu hành chính, truyền thống, quản lý chi ngân sách theo kết quả đầu ra và Quản lý chi ngân sách theo đầu ra trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn; kinh nghiệm quản lý chi NSNN của một số nước trên thế giới và ở một số địa phương, trong đó, các nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý chi tiêu công của các nước thuộc tổ chức OECD, kinh nghiệm đổi mới quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra và khuôn khổ chi tiêu trung hạn, kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương, kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng, từ đó rút ra các bài học đối với tỉnh Hà Tĩnh

Những luận giải lý luận ở chương 1 đã xác lập cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN của Hà Tĩnh trong chương 2 cũng như xác định đúng hướng các nội dung và các giải pháp cần tiến hành để có thể hồn thiện quản lý chi NSNN trên địa bàn của Hà Tĩnh trong chương 3 của luận án.

Chương 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w