Hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ, định mức chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 164 - 167)

- Giải pháp chung:

3.2.4. Hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ, định mức chi ngân sách nhà nước

nhân cung ứng.

+ Đối với các chi dịch vụ kinh tế cần xem xét lại một cách toàn bộ và chi tiết để có chính sách chuyển dần các khoản chi cho lĩnh vực này từ hình thức cấp phát khơng hồn lại vốn sang hồn lại vốn.

+ Đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc các ngân hàng thương mại quốc doanh và DNNN để giảm bớt chi phí tài trợ cho những chương trình này, bao gồm chi phí tái cấp vốn (ước tính khoảng 8-10% GDP, kéo dài trong vài năm); xử lý các khoản nợ và chi phí thường xuyên hàng năm (2,5% GDP); trả lãi cho vốn vay tín dụng, trợ cấp người lao động dôi dư hàng năm của DNNN (2%GDP). Nếu tiến trình cải cách trì trệ, khơng những gây kìm hãm tốc độ tăng trưởng, mà cịn kéo dài tính kém hiệu quả của các DNNN và làm tăng thêm các khoản vay không sinh lời, tương ứng các NHTM quốc doanh sẽ có nhiều khoản nợ vay quá hạn. Các yếu tố này sẽ làm cho chi phí tài trợ của Nhà nước ngày càng tăng và làm giảm sút niềm tin của cơng chúng vào ngân hàng; vì vậy hệ thống ngân hàng khó mà huy động được vốn tiết kiệm.

3.2.4. Hồn thiện hệ thống định mức phân bổ, định mức chi ngân sách nhànước nước

Trong khi vẫn sử dụng hệ thống định mức phân bổ làm căn cứ để xác định nhu cầu ngân sách cho các cơ quan, tổ chức, ngành nghề, các cấp chính quyền, thì để có thể tập trung ngân sách cho các ưu tiên phát triển KT-XH cần phải điều chỉnh lại các mức ngân sách phân bổ. Các lĩnh vực thuộc ưu tiên của giai đoạn này cần phải nhận được nhiều ngân sách hơn, ngược lại các lĩnh vực không thuộc đối tượng ưu tiên của giai đoạn này chỉ nên duy trì ở mức cũ, hoặc tăng ít hơn so với mức tăng chi chung của các lĩnh vực. Khi có biến động tăng nguồn thu, thì cần phải xem xét tăng ngân sách phân bổ cho các lĩnh vực ưu tiên trước các lĩnh vực khác. Ngược lại, khi có biến động giảm nguồn thu, thì phải xem xét, điều chỉnh giảm ngân sách phân bổ cho các lĩnh vực không thuộc đối tượng ưu tiên trước. Cần phải đảm bảo sự

thống nhất giữa ưu tiên phân bổ ngân sách với ưu tiên phát triển KT-XH và đảm bảo sự nhất quán trong phân bổ ngân sách giữa các năm.

Khi phân bổ và quản lý ngân sách vẫn theo một số hạng mục chi, chế độ, định mức chi, thì để hạn chế việc lạm dụng, sử dụng ngân sách bừa bãi cần phải ban hành đầy đủ các chính sách, chế độ chi tiêu. Tuy nhiên, vấn đề kiểm tra, giám sát thường cũng khơng dễ dàng, vì vậy, cần tăng cường sự tham gia trực tiếp của dân. Thực tiễn cho thấy rằng, đối với các cơng trình, dự án có sự đóng góp của dân, có sự tham gia trực tiếp của dân thì hiệu quả của dự án thường cao hơn. Đối với các cơng trình, dự án khác, cũng cần tăng cường sự giám sát của dân. Tuy nhiên, để dân có thể tham gia giám sát được cần phải công khai, minh bạch, tăng cường dân chủ ở cơ sở.

Cần đơn giản hố và thay đổi vai trị của hệ thống các định mức chi tiêu. Hệ thống định mức chi tiêu cần mang tính định hướng (hướng dẫn), để cho những người sử dụng ngân sách có thể tự quyết định trong chi tiêu, miễn là đạt được hiệu quả, hiệu lực trong phân bổ và sử dụng nguồn lực, khơng vi phạm tính kỷ luật tài chính tổng thể. Theo đó, cần xây dựng các chỉ tiêu về hiệu quả, cơng bằng, tính tương hợp trong những giới hạn nguồn lực có thể đáp ứng.

Phân định rõ nội dung và phạm vi chi NSNN, tập trung nguồn lực thực hiện những nhiệm vụ khu vực tư nhân không thể hoặc ít có động lực tham gia. Ngay cả đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đối với một số khâu, một số cơng đoạn, có thể xem xét, tạo cơ chế cho khu vực tư nhân tham gia dưới các hình thức PPP (quan hệ đối tác tư nhân - Nhà nước); triệt để xóa bao cấp trực tiếp và hạn chế bao cấp gián tiếp từ NSNN; cơ cấu lại chi NSNN với cải cách hành chính cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan công quyền địa phương. Đồng thời, hệ thống định mức chi tiêu cũng cần được xây dựng dựa trên nguồn lực tài chính tồn diện, khơng phân biệt nguồn trong ngân sách và ngoài ngân sách…

- Cần thay đổi định mức chi hành chính trong việc phân phối nguồn lực tài chính giữa các khu vực hành chính sự nghiệp. Định mức chi hành chính cần được chi tiết hoá hơn để tăng thêm giá trị thực tiễn trong q trình lập ngân sách. Theo đó, định

mức chi hành chính khơng chỉ bao gồm “lương và tiền công” và các khoản chi “vận hành và bảo dưỡng” mà nên gồm:

+ Về khoản mục tiền lương, cần xem xét dựa vào 2 định mức chung, đó là xu hướng phát triển số lượng cơng chức và chính sách việc làm.

+ Các khoản chi thường xuyên khác, việc xác định các định mức phân bổ cần căn cứ vào các tiêu thức sau:

* Các khoản chi tiêu liên quan đến trụ sở hành chính và trụ sở đi thuê; * Các khoản chi mua sắm trang thiết bị và đồ dùng;

* Các khoản chi thuộc về nghiệp vụ văn phòng;

* Các khoản chi khác liên quan đến hoạt động thường xuyên của đơn vị (nghiên cứu khoa học, đào tạo…)

- Về định mức phân bổ và chuyển giao nguồn lực tài chính giữa trung ương và địa phương cần căn cứ vào các tiêu thức:

+ Hiệu quả kinh tế

• Đủ lớn để đạt hiệu quả kinh tế theo quy mô và đủ nhỏ để không làm mất hiệu quả kinh tế;

• Sẵn sàng cung cấp các dịch vụ thay thế có giá cả và chất lượng chấp nhận được;

• Điều chỉnh chính sách giá đối với các dịch vụ khi cần thiết. + Cơng bằng về tài chính

• Đủ lớn để có thể tạo ra lợi ích trong q trình thực thi chức năng, nhiệm vụ hoặc có thể bù đắp cho các khu vực khác khi có những yếu tố ngoại ứng;

• Có đủ tiềm lực tài chính để trang trải cho nhiệm vụ cung cấp dịch vụ và sẵn sàng thực hiện các biện pháp để đạt được sự cơng bằng về tài khố giữa các cấp chính quyền trong q trình thực thi chức năng, nhiệm vụ.

+ Trách nhiệm về chính trị

Các chức năng, nhiệm vụ phù hợp cần được giao cho các cấp chính quyền:

• Có trách nhiệm trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác nhau và có thể dung hồ được các xung đột về lợi ích;

• Bao phủ các khu vực địa lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả;

• Khẳng định rõ ràng mục tiêu và phương thức thực thi nhiệm vụ trong việc cung cấp các dịch vụ và định kỳ đánh giá các mục tiêu đã đặt ra dựa trên các tiêu chuẩn thực hiện;

• Thúc đẩy sự hợp tác để giảm bớt sự xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các địa phương;

• Có đủ năng lực pháp lý để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ trong khn khổ quyền hạn đã định;

• Áp dụng cơ chế khốn chi;

• Chuyển đổi lập ngân sách đầu vào sang lập ngân sách đầu ra (đánh giá theo kết quả và tác động)

+ Hiệu lực hành chính quản lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 164 - 167)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w