Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu 23_DINH THI PHUONG THANH (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu luận văn

1.4. Phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính

1.4.1. Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung, phân tích tài chính nói riêng. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần chú ý những vấn đề sau đây [5, tr.18]:

Thứ nhất: Điều kiện so sánh

- Phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng

- Các đại lượng (chỉ tiêu) phải đảm bảo tính so sánh được. Đó là sự

thống nhất về nội dung kinh tế, về phương pháp tính tốn, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.

Thứ hai, Xác định gốc so sánh Kỳ gốc so sánh tùy thuộc vào mục đích

của phân tích. Cụ thể [5, tr.18]:

- Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước (năm trước). Lúc này sẽ so sánh chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước, năm nay với năm trước hoặc hàng loạt kỳ trước. Để phát hiện tính quy luật về sự biến đổi của mỗi hiện tượng tài chính, phân tích dựa trên nguồn dữ liệu của nhiều năm hiện tượng đó và chọn 1 năm điển hình để làm gốc, so sánh các năm cịn lại với năm gốc, dựa trên quy luật số lớn để xem xét sự biến động theo thời gian, nếu có tính chu kỳ có nghĩa là quy luật biến động.

- Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc so sánh là trị số kế hoạch, dự tốn, định mức của chỉ tiêu phân tích. Khi đó, tiến hành so sánh giữa thực tế với kế hoạch, dự tốn, định mức của chỉ tiêu. Kết quả này khơng chỉ kiểm tra tình hình thực hiện mục tiêu mà cịn đánh giá được chất lượng của công tác dự báo, cơng tác lập kế hoạch tài chính.

- Khi xác định vị trí, thứ hạng của DN thì gốc so sánh được xác định là trị số của các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trung bình của ngành, các tiêu chuẩn, chuẩn mực xép hạng của tổ chức đánh giá, xếp hạng chun nghiệp cơng bố hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh.

Thứ ba: Kỹ thuật so sánh thường được sử dụng là so sánh bằng số tuyệt

đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh dọc, so sánh ngang...

- So sánh bằng số tuyệt đối để thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích (CTPT)

- So sánh bằng số tương đối để thấy tốc độ hay tỷ lệ tăng hay giảm bao nhiêu % của CTPT. Thực tế thường sử dụng số tương đối để nghiên cứu các chỉ tiêu trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác nhằm đánh giá các quan hệ kinh tế của DN thơng qua hệ tỷ lệ. Để đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của DN nếu chỉ so sánh các thơng tin có sẵn trong BCTC của DN thì chưa đủ mà cần thơng qua phân tích các tỷ số (hệ số) tài chính, các chỉ số kinh tế. Các tỷ số tài hính bao gồm: các tỷ lệ phản ánh khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lãi, hiệu quả sử dụng tài sản, tốc độ luân chuyển vốn...Các chỉ tiêu này cho thấy mối quan hệ giữa các khoản mục khác nhau trong các BCTC. Khi so sánh các hệ số hay tỷ số tài chính có thể cho ta những thơng tin hữu dụng hơn.

- So sánh dọc (hay còn gọi là kỹ thuật phân tích dọc) là so sánh bằng số tương đối của từng bộ phận với tổng thể, hoặc bộ phận này với bộ phận khác của tổng thể để đánh giá cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của các phần tử trong tổng thể có từ 2 phần tử hợp thành trở lên.

- So sánh ngang (hay cịn gọi là kỹ thuật phân tích ngang) là so sánh mỗi chỉ tiêu theo thời gian hoặc theo khơng gian khác nhau có tính tương đồng.

Một phần của tài liệu 23_DINH THI PHUONG THANH (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w