1. Những thành tích đã đạt được trong tiêu thụ sản phẩm những năm gần đây :
Công cuộc thực hiên chính sách kinh tế mở cùng với hoạt động ngoại giao “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước “và những thành quả đạt được đã tạo vị thế thuận lợi cho sự phát triển nội tại của Việt Nam và sự hoà nhập phân công lao động quốc tế .Đặc biệt là ba sự kiện lớn trong năm 1995 :
-Mỹ tuyên bố bình thường hoá quan hệ với Việt Nam ;
-Tiến hành ký kết hiệp định khung kinh tế giữa Việt Nam và liên minh châu âu ; -Việt Nam gia nhập khối ASEAN
đã tạo cơ hội mới trong quan kệ kinh tế thương mại với các doanh nghiệp nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam .
Số lượng sản phẩm giầy dép có chất lượng và Mỹ thuật cao đã góp phần nâng cao đơn giá xuất khẩu bình quân từng chủng loại tăng .
Tay nghề và năng suất công nhân ngày càng được nâng cao ,có thể sản xuất được sản phẩm có chất lượng tốt ,hợp với thị hiếu khách hàng .
Trình độ vận hành sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của đội nhũ cán bộ quán lý đã nâng lên một bước góp phần đưa mức thu nhập bình quân của người lao động tăng
Giầy da Việt Nam hướng hoạt động kinh doanh vào các loại sản phẩm ngày càng có chất lượng cao ,mẫu mã kiểu dáng phù hợp với yêu cầu của khách hàng tiếp cận được với thị trường khó tính như EU ,nhật bản .. Nơi mà chất lượng sản phẩm và mẫu mã là tối quan trọng . Đến nay Việt Nam là 1 trong 5 nước có số lượng giầy dép tiêu thụ nhiều nhất ở EU
Giầy da không chỉ giá rẻ mà cả do chất lượng và mẫu mã đều chấp nhận được . Chất lượng ,giá cả và thời hạn giao hàng đã củng số được lòng tin của các hãng giầy hàng đầu thế giới.
2.Những hạn chế trong tiêu thụ sản phẩm:
-Công tác tổ chức quản lí sản xuất ,tiêu thụ trong các doanh nghiệp việt nam còn lỏng lẻo kém hiệu quả :
+trình độ quản lí sản xuất ở các phân xưởng còn yếu kém ,chưa bố trí đúng người đúng việc .Người sản xuất chưa có tinh thần trách nhiệm với công việc ,gây lãng phí thậm chí đình trệ sản xuất .
+ Quản lí tiêu thụ thiếu khoa học . Việc hoạch toán chậm ,chưa kịp thời phục vụ điều hành sản xuất nhất là các xưởng xản xuất ,quyết toán chậm chạp ,sổ sách chứng từ luân chuyển chậm ,suất nhập chưa rõ ràng tạo ra nhiều sơ hở làm giảm hiệu quả kinh tế .
+ Cơ cấu bộ máy trong các doanh nghiệp chưa khoa học . Nhiều nơi mắc quá nhiều về thủ tục hành chính ,bộ máy quản lí cồng kềnh ,tệ quan liêu còn tồn tại .
-Trình độ tay nghề cuat công nhân các xưởng sản xuất còn thấp . Đây là khó khăn chung của toàn ngành . Cả nước chưa có một trường đào tạo chuyên nghiệp cho lao động ngành da-giầy ,vì vậy kĩ thuật chế biến ,năng lực điều hành máy móc ở các dây chuyền kem dẫn đến tỉ lệ sản phẩm hỏng cao ,đó cũng là một lí do tăng chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp Việt Nam .
-Nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước còn hạn hẹp . Tuy đã được nhà nước đầu tư nhưng với tình trạng như hiện nay ,với sự cạnh tranh gay gắt trên các thị trường đòi hỏi doanh nghiệp da giầy Việt Nam phải nỗ lực nhiều trong việc thu hút vốn để đầu tư vào công nghệ nhằm tạo chất lượng sản phẩm .
-Đối với công tác nghiên cứu thị trường gần như các doanh nghiệp Việt Nam đều chưa có phòng nghiên cứu thị trường mà hay gộp chung vào phòng kinh doanh xuất nhập khẩu . Điều này dẫn đến hiện trạng là ta hay bị thiếu thông tin ,khả năng xử lý thông tin kém ,hạn chế cơ hội kí kết giao dịch với các khách hàng cả mới lẫn cũ . Ngoài ta công tác nghiên cứu ,thiết kế mẫu mã sản phẩm là khâu quan trọng quyết định đến khâu tiêu thụ cũng không được đầu tư thích đáng . Do chậm đổi mới ,sáng tạo trong kiểu dáng giầy ,dép .. nên không đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng ,hạn chế khá năng tiêu thụ sản phẩm .
-Chính sách cạnh tranh ,phân phối và giá cả sản phẩm của da giầy Việt Nam chưa đạt yêu cầu
-Các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ chưa phát huy được hiệu quả do tình hình chung về sản xuất kinh doanh khó khăn . Thêm vào đó ,cũng như sự hạn chế trong khâu nghiên cứu thị trường ,doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng đến bộ phận tiêu thụ sản phẩm tương xứng với quy mô hoạt động của mình . Mạng lưới tiêu thụ hẹp ,phương thức tiêu thụ chủ yếu là bán buôn tại doanh nghiệp nên ít quảng cáo ,khuyếch trương rộng ra thị trường bên ngoài .
-Máy móc thiết bị của ngành cũ kỹ lạc hậu và thiếu tính đồng bộ không còn phù hợp với nhu cầu sản phẩm hiện nay . các doanh nghiệp mới chỉ đầu tư nâng cấp được một số máy móc thiết bị do thiếu kinh phí.
-Khâu cung cấp nguyên liệu có nhiều hạn chế . Da động vật gia súc còn mang tính tự nhiên chưa chuyên môn hoá . kỹ thuật lấy da ,bảo quản nguyên liệu chưa được quan tâm nên chất lượng da kém bất định ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm .
-Sự quản lý không thống nhất của chính phủ ,những thủ tục hành chính rườm rà ,thói quen quan liêu của cán bộ ngành thuế ,hải quan đã gây không it trở ngại cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp
3. Những nguyên nhân cơ bản :
-Khủng hoảng tài chính châu á và của thế giới trong thời gian qua đã và đang gây ra nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp da- giầy Việt Nam .
-Thả nổi nguyên liệu da do tư nhân xuất lậu qua biên giới và nhập lậu giầy da dép của trung Quốc .
-Đặc điểm quy trình công nghệ kéo dài ,thời gian thi hồi vốn lâu ,gây đình trệ sản xuất ,chậm tiêu thụ ,giảm hiệu quả kinh tế ,tăng chi phí lưu kho ,bảo quản ,tăng giá thành sản phẩm .
-Công nhân giầy da chưa được đaò tạo chuyên nghiệp . -Tình trạng thiếu vốn kinh doanh .
-Máy móc cũ kỹ lạc hậu ,không đồng bộ .
-Chất lượng sản phẩm thấp ,chưa cao ,mẫu mã kiểu giá đơn giản ,giá cao . -trình độ quản lí của cán bộ kém .
-Công tác nghiên cứu tiêu thụ sản phẩm ,hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm ,quản lí sản xuất kinh doanh kém năng động ,kém hiệu quả .
II. Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm giầy –da Việt nam : 1/ phương hướng phát triển trong thời gian tới :
a/dự báo nhu cầu thị trường :
Dưới đây sẽ tập hợp các nhận định của các nhuyên gia hàng đầu của hiệp hội giầy Đức ,ý và liên đoàn giầy Châu Âu :
Trong khi các nước châu á đang giữ vai trò chủ yếu trong sản xuất và xk thì đài loan và Nhật Bản lại trở thành các nước nhập khẩu lớn .
xu hướng tiêu dùng trên các thị trường cùng với sự phát triển của xã hội ,nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi ngày một cao . Xu hướng tiêu dùng nhằm vào các chủng loại giầy dép ,phong phú về chủng loại mẫu mã ,đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý . Đối với từng khu vực kinh tế và thương mại khác nhau có thị hiếu tiêu dùng khác nhau :
-Thị trường EU :
Với 360 triệu dân .Đây là thị trường lớn có sức tiêu thụ giầy dép cao 6-7 đôi /người /năm .Hàng năm EU có nhu cầu nhập khẩu giầy dép với khối lượng lớn.đây là thi trường yêu cầu cao về chất lượng và mẫu mã (65% là giầy dép mốt thời trang )
-Thị trường mỹ và Bắc mỹ :
với số dân trên 260 triệu người .bình quân tiêu thụ giầy dép là 6-7 đôi /người /năm .Xu hướng tiêu thụ những lợi giầy dep mang tính quốc tế cao kiểu dáng đẹp mang nhãn mác của các hãng nổi tiếng .Xu hướng tiêu dùng là giầy dép thời trang .
dân số trên 300 triệu người .tiêu dùng 5-6 đôi /người /năm ,có sức tiêu thụ lớn không cần hạn ngạch ,xu hướng tiêu dùng giầy dép phổ thông chất lượng không quá cao .,có triển vọng hợp tác theo phương thức hàng đổi hàng .
-Thị trường Nhật Bản và một số nước phát triển trong khu vực :
Bình quân tiêu thụ giầy dép là 6-7 đôi /người /năm .Xu hướng tiêu thụ những loại giầy dép mang tính quốc tế cao kiểu dáng đẹp mang nhãn mác của các hãng nổi tiếng .Xu hướng tiêu dùng là giầy dép thời trang .
Dự báo phát triển của toàn ngành đến 2010 :
(về giá trị xuất khẩu và sản phẩm chủ yếu )
Chỉ tiêu đơn vị tính dự kiến 2000 dự kiến 2010 1.Các sản phẩm chủ yếu
+ giầy dép các loại
trong đó : xuất khẩu +giầy thể thao
trong đó : xuất khẩu +giầy vải
trong đó : xuất khẩu +giầy nữ
trong đó : xuất khẩu +giầy da nam nữ trong đó : xuất khẩu +giầy dép khác trong đó : xuất khẩu + cặp túi các loại trong đó : xuất khẩu
1000 đôi 1000 đôi 1000 đôi 1000 đôi 1000 đôi 1000 cái 1000 cái 250.000 225.000 110.000 103.400 51.250 45.100 46.250 43.937 8.000 2.000 35.000 28.063 31.352 30.098 610.000 561.000 265.000 258.086 127.000 110.458 114.000 107.611 18.000 10.000 85.000 74.845 80.698 77.470 2. Kim ngạch xuất khẩu 1000 USD 1.350.000 4.700.000
2/ Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường và đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp giầy da việt nam ở các doanh nghiệp giầy da việt nam
Qua việc phân tích những lí luận chung nhất về công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ,qua việc phân tích tình hình chung về kết quả sản xuất kinh doanh ,đặc biệt là chất lượng của công tác tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua ,em nhận thấy các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trong thời gian tới phải liôn coi trọng và quan tâm tới công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm .Em xin đưa ra một số ý kiến góp phầm nâng cao chất lượng công tác tiêu thụ sản phẩm như sau :
A:biện pháp từ phía nhà nước :
1/ Chính sách bảo hộ của nhà nước: Để bảo hộ và phát triển sản xuất trong nước ,nhà nước cần có biện pháp kiên quyết hơn để ngăn chặn hàng nhập lậu của Trung Quốc đang tràn vào thị trường nội địa ,cạnh tranh bất bình đẳng về giá vả với các sản phẩm da giầy trong nước .
2/ Chính sách tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp da giầy làm ăn đúng pháp luật ,khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu :
Các biểu mẫu và thuế suất cần phải được rõ ràng ,chi tiết . Mặt hàng gia công đã được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu ,phụ liệu và bao gồm cả dụng cụ ,công cụ có liên quan .Chấm dứt tình trạng sản xuất phải trình định mức tiêu hao nguyên phụ liệu cho từng mẫu mã sản phẩm gia công bởi làm chậm trễ thời gian làm thủ tục hải quan .
- Từng bước thay đổi cơ cầu sản xuất sản phẩm da giầy theo hướng giảm dần khối lượng gia công ,tăng dần sản xuất và trực tiếp tiêu thụ trong nước và xuất khẩu .Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi nhiều yếu tố chung và riêng cho ngành da giầy , đây là mục tiêu lâu dài của ngành .Lợi thế cạnh tranh chỉ dựa trên cơ sở giá nhân công rẻ sẽ không còn mạnh như xưa .Ta đang bị cạnh tranh bởi thị trường lao động Trung Quốc ,Ân độ ,Inđônêxia ,Thái Lan…
Thực tiễn đòi hỏi tiếp tục cuộc đổi mới mạnh mẽ về cơ chế kinh tế cả tầm vĩ mô và vi mô ,trong đó có hoạt động kinh koanh ngành da ,giầy dép .Thị trường các sản phẩm da và giả da trên thế giới rất nhậy cảm ,muốn giành giật thị trường về sản phẩm da giầy không chỉ là giá cả ,chất lượng mà còn mẫu mã theo thị hiếu ,theo vùng ,theo mùa ,theo cơn sốt …
+ Thực hiện ưu đãi thuế nhập khẩu nguyên kiệu để phục vụ cho xuất khâủ
+Ưu đãi thuế quan trong việc nhập khâủ thiết bị ,đây chuyền sản xuất các loại sản phẩm bằng da ,giả da ,giầy vải ,giầy thể thao…
+Được vay tín dụng ưu đãi theo quy định của nhà nước cho tất cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tức là “thế chấp bằng thiết bị mua bằng vốn vay “có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài coá hiệu quả cao.
Trợ giúp thông tin và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đi nghiên cứu thị trường nước ngoài .
+Miễn giảm thuế nhập khẩu da bò có như thế da thuộc Việt Nam mới cạnh tranh được với da thuộc đang ồ ạt ngập vào dưới mọi hình thức để sản xuất giầy da xuất khẩu và tiêu thụ nội địa mới đảm bảo được sự công bằng trong cùng một sân chơi giữa các nhà sản xuất là mgười Việt Nam và người nước ngoài tránh được tình trạng nhà sản xuất nước ngoài lấn áp nhà sản xuất trong nước
+Chi phí dịch vụ cho sản xuất ở Việt Nam hiện nay rất cao so với các nước .đó là một nguyên nhân quan trọng làm cho giá thành sản phẩm lên cao .Đáng chú ý là chi phí dịch vụ cho hải quan trong quá trình xuất nhập khẩu ,chi phí điện ,nước ,bưu điện ,xăng dầu …cho sản xuất .Nhà nước có thể quan tâm hỗ trợ nhằm làm giảm chi phí dịch vụ này .
3/ Chính sách đào tạo nhân lực :
Hiện nay nước ta chưa có trường đào tạo kỹ sư chuyên ngành da giầy .Trong thời gian gần đây tổng công ty da giầy phối lợp với trường cao dẳng kỹ thuật công nghiệp nhẹ đã mở 3 khoá học cao đẳng kỹ thuật da giầy ,nhà nước nên có sự tài trợ cho ngành da giầy phối hợp với trường ĐH Bách Khoa mở lớp kỹ sư cho ngành ,đồng thời tiếp tục hỗ trợ chỉ tiêu và kinh phí đào tạo ,dạy nghề cho công nhân kỹ thuật chuyên ngành da giầy .
4/ Chính sách hợp tác :
Cũng như các nước , da giầy phải tập trung thành các khu công nghiệp riêng ,có ít nhất ở 3 vùng : Bắc ,trung ,nam để thuận tiện trong phân công và hợp tác sản xuất , cạnh tranh với thị trường ngoài nước ,đồng thời mới dễ dàng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và thuận lợi trong việc sử lý nước thải và bảo vệ môi trường . Cụ thể với tổng công ty da giầy Việt Nam cần thiết phải cây dựng 3 dự án gầm 2 trung tâm liên hợp sản xuất giầy ở phía bắc và phía nam ,một trung tâm sản xuất da thành phẩm với quy mô lớn có công nghệ tiên
tiến và trang thiết bị hiện đaị .Đề nghị nhà nước tạo nguồn vốn ưu đãi hoặc vốn tài trợ và cấp đất cho 3 trung tâm sản xuất của ngành da giầy mỗi trung tâm từ 15- 20 ha đất .
5/ Chính sách về nguồn nguyên liệu :
Đề nghị bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong chương trình mập hoá đại gia súc ,nhanh chóng lai tạo rộng rãi đàn bò vàng ,đàn dê và giống trâu nước Việt Nam để tăng số đầu con lên khoảng 30% trước năm 2010 .Tổ chức khai thác da trong chương trình nạc hoá đàn lợn xuất khẩu thịt ,chỉ đạo các đô thị giết mổ tập trung để thuận lợi khai thác da .Đầu tư khu chăn nuôi khép kín từ nuôi dưỡng làm thịt lột da để tăng chất lượng da tươi sống .
6/Chính sách về vốn :
Nhà nước đã ban hành một số cơ chế chính sách và giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp đỡ căng thẳng về vốn .Để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn đề nghị nhà nước tiếp tục xem xét để cấp bổ sung vốn lưu động và có cơ chế ưu tiên các doanh nghiệp vay vốn tạo các ngân hàng thương mại quốc doanh .Nhà nước nên điều chỉnh thủ tục vay