Từ phía doanhnghiệ p:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tiêu thụ sản phẩm Giày- Da ở Việt Nam hiện nay ,thực trạng và giải pháp doc (Trang 50 - 63)

II. Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm giầy –da Việt nam :

B:Từ phía doanhnghiệ p:

Tăng cường hoạt động quảng cáo xúc tiến:

Trong nền kinh tế thị trường mục tiêu của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận cao mà để thu nhiều lợi nhuận thì phải sản xuất và tiêu thụ được hàng hoá, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất. Sản phẩm muốn tiêu thụ được thì ngoài vấn đề chất lượng giá cả mẫu mã thị hiếu thì phải làm cho người tiêu dùng biết đến nó, không chỉ vài người mà nhiều người biết đến. Quảng cáo sẽ làm cho người tiêu dùng biết đầy đủ về từng loại sản phẩm để họ lựa chọn.

Hiện nay công tác quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp rất yếu mà chủ yếu là do chưa xây dựng một ngân sách quảng cáo hợp lý, chưa có sự đánh giá đúng đắn hiệu quả của công tác quảng cáo nên hoạt động quảng cáo trong các doanh nghiệp mới là: Một vài bản tin ngắn trên báo chí như báo thời báo kinh tế Việt Nam, các bản catalogue thông qua hoạt động chào hàng của Công ty. Với những hoạt động quản cáo này kết quả thu được rất hạn chế chưa đạt được mục tiêu của quản cáo là làm cho nhiều người biết và ghi nhớ sản phẩm của Công ty.

Trong thời gian tới để tăng sản lượng tiêu thụ và mở rộng thị trường các doanh nghiệp cần tăng cường công tác quảng cáo trên một số mặt sau:

- Xác định mục tiêu quảng cáo : Mục tiêu quảng cáo có thể gồm:

+ Tăng số lượng hàng tiêu thụ trên thị trường truyền thống: Bằng việc nhắc lại những mối quan hệ tốt đẹp của 2 bên trong thời gian qua, giới thiệu cho khách hàng biết các chủng loại sản phẩm mà các doanh nghiệp sản xuất bán trên thị trường. Đồng thời nêu ra những điểm cải tiến về chất lượng sản phẩm.

+ Mở ra những thị trường mới: Hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp phải sôi động từ trước khi tung sản phẩm ra thị trường cho đến khi sản phẩm thâm nhập được thị trường. Đối với thị trường mới Các doanh nghiệp hầu như chưa quen biết với khách hàng vì vậy trong công tác quảng cáo doanh nghiệp cần khai thác triệt để những thông tin về lợi thế của Công ty: quá trình hoạt động lâu năm trong ngành, uy tín và vị thế của Các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất giầy da, những ưu điểm nổi bật của sản phẩm của Công ty. Trang quảng cáo với mục tiêu mở ra những thị trường mới cần đưa ra những thông tin về việc muốn phát triển hệ thống đại lý của Các doanh nghiệp trong khu vực mới.

+ Thông tin cho người sử dụng biết chất lượng sản phẩm điều này làm khách hàng tin vào sự ổn định chất lượng sản phẩm của Công ty, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

- Xác định thời gian và phương thức tiến hành:

doanh nghiệp có thể sử dụng một số phương thức quảng cáo sau: + Quảng cáo liên tục theo một đợt.

+ Quảng cáo định kỳ: Trong một khoảng thời gian nhất định lại quảng cáo một lần. - Xác định phương tiện quảng cáo.

- Quảng cáo trên truyền hình: với khả năng phủ sóng khắp cả nước của Đài truyền hình TW, thông tin quảng cáo về các doanh nghiệp và sản phẩm của các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng đến được với nguời sử dụng, đến các nhà buôn, đại lý và đó là điều kiện tiền đề quan trọng để tăng lượng tiêu thụ mở rộng thị trường.

+ Quảng cáo trên các tạp chí chuyên ngành: Với mặt hàng giầy da quảng cáo trên các tạp chí này sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng một cách nhanh nhất, đưa đến cho họ nhứng thông tin cần thiết qua đó xây dựng một hình ảnh đẹp của các doanh nghiệp trước con mắt của khách hàng.

+ Quảng cáo qua catalogue: Các nhân viên tiếp thị đi chào hàng và phát catalogue một cách rộng rãi cho các khách hàng.

+ Quảng cáo qua các hội chợ triển lãm, hội thảo khoa học của ngành để giới thiệu quảng cáo sản phẩm, thông qua sự đánh giá của các cuyên gia trong hội thảo để khẳng định chất lượng sản phẩm của mình.

Như vậy: Nếu thực hiện công tác quảng cáo như trình bày ở trên sẽ phải chi phí một khoản không nhỏ mà với sản phẩm công nghiệp như giầy da thì quảng cáo không đem lại hiệu quả tức thì. Tuy vậy, trong thời gian dài quảng cáo có tác dụng rất lớn trong việc tăng sản lượng tiêu thụ và mở rộng thị trường.

2/ Hoàn thiện chính sách giá bán và phương thức thanh toán :

Xây dựng chính sách giá cả hợp lý.

Mức giá trong nền kinh tế thị trường không chỉ đơn thuần là mức trao đổi nó còn là vũ khí cạnh tranh sắc bén của mỗi các doanh nghiệp trên thương trường. Do vậy để bán được sản phẩm trong lâu dài các doanh nghiệp cần thiết phải xây dựng mức giá khoa học hợp lý linh hoạt vừa tao ưu thế trong cạnh tranh vừa bảo đảm cho các doanh nghiệp thu

lợi nhuận cao.Để có thể khai thác có hiệu quả công cụ giá cả cần xây dựng nhiều mức giá khác nhau:

+ Mức giá cho người sử dụng giá bán lẻ, mức giá cho các khâu tiêu thụ trung gian (giá bán buôn).

+ Mức giá theo khối lượng bán để khuyến khích mua nhiều

+ các doanh nghiệp cũng cần đặt ra các mức giá cho từng vùng, từng khu vực thị trường. Tuỳ thuộc vào mục tiêu của các doanh nghiệp trên khu vực thị trường: Tăng sản lượng bán hàng thâm nhập thị trường mà định giá cho thích hợp.

+ áp dụng các mức giá phân biệt theo thời gian thanh toán để tránh bị chiếm dụng vốn: áp dụng giá thấp hoặc có khoản chiết giá

3/quản trị hiệu quả mạng lưới tiêu thụ : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tăng cường hoạt động tiếp thị chào hàng:

Các doanh nghiệp tiếp thị tới các cơ sở có nhu cầu giầy da để chào hàng giới thiệu sản phẩm. Đối với các cơ sở có nhu cầu tiêu thụ lớn cần có sự chào hàng của người có vị trí cao trong Công ty: Trưởng phòng tiêu thụ, phó giám đốc kinh doanh thậm chí cả giám đốc Công ty.

* Thiếp lập hệ thống đại lý đầy đủ tại các khu vực thị trường: Để tăng được sản lượng tiêu thụ ở các thị trường xa thì hệ thống đại lý có vai trò đặc biệt quan trọng: Họ có sự hiểu biết về thị trường khu vực, có khả năng phân phối sản phẩm Công ty, có những mối quan hệ trong tiêu thụ sản phẩm...

Để có thể mở thêm đại lý khu vực này cần có những chính sách ưu đãi đặc biệt cho đại lý: cho hưởng hoa hồng lớn hơn giá bán, vận chuyển đến đại lý miễn phí, có khoản thưởng thêm nếu tìm được khách hàng mới...

* Biện pháp về giá cả: thực hiện chính sách giá thâm nhập: Đặt giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh thậm chí chấp nhận hoà vồn trong thời gian đầu để giành khách hàng.

- Tham gia hội chợ triển lãm tổ chức tại các thị trường . * Đặt các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm:

Cần đặt một cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tại các thị trường: Cửa hàng này vừa làm nhiệm vụ bán sản phẩm, quảng cáo cho sản phẩm và các doanh nghiệp đồng thời còn kiểm soát các đại lý, nhận các yêu cầu đặt hàng, thu nhập các thông tin thị trường...

Song song với việc mở rộng thị trường trong nước các doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu từng bước thâm nhập vào thị trường thế giới mà trước hết là thị trường khu vực EU. Để tham gia vào thị trường thế giới các doanh nghiệp phải đào tạo các cán bộ nghiệp vụ buôn bán quốc tế, lựa chọn sản phẩm phù hợp nhu cầu tham gia vào các hội chợ triển lãm quốc tế để giới thiệu sản phẩm tìm kiếm bạn hàng. Đồng thời chất lượng sản phẩm phải không ngừng được nâng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế.

4/ Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường :

Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì đều phải tuân theo triết lý “ phải bán cái mà khách hàng cần chứ không phải bán cái ta có” .Để đáp ứng thị trường các doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu của nó. Do vậy công tác nghiên cứu thị trường là điều kiện tiền đề quan trọng quyết định việc thực hiện các biện pháp đáp ứng nhu cầu khách hàng tiếp theo đúng hay không đúng và như thế nó sẽ tác động trực tiếp đến việc các doanh nghiệp có thể tiêu thụ sản phẩm của mình hay không.

Tuy nhiên như trên đã phân tích các doanh nghiệp chưa coi trọng đúng mức vai trò của công tác nghiên cứu thị trường do đó việc thu thập thông tin thị trường mới chỉ tiến hành qua các khách hàng có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp ở hội nghị khách hàng; việc thu thập thông tin thị trường cũng đựoc tiến hành qua một số loại báo, tạp chí song nguồn tài liệu đó quá sơ sài do vậy các thông tin về thị trường thu thập được không toàn diện, chi tiết và cập nhật. Những thông tin cơ bản về thị trường như: Dụng lượng thị trường, mức độ cạnh tranh của đối thủ, giá cả thị trường...doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa thu được một cách chính xác. Vì vậy, việc bán hàng vẫn còn trong trạng thái thụ động. Để có thể tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ một cách ổn định các doanh nghiệp cần tổ chức tốt hơn công tác nghiên cứu thị trường.

Công tác nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp cần tập trung vào những vấn đề sau:

Tìm kiếm những thông tin về dung lượng thị trường, những thông tin phục vụ cho việc phân tích đánh giá dự đoán nhu cầu sử dụng sản phẩm giầy da của từng khu vực thị trường gồm: Tìm kiếm những thông tin và chiến lược phát triển dài hạn và ngắn hạn của các ngành sử dụng giầy da. Từ những thông tin này các doanh nghiệp sẽ xác định được

tổng nhu cầu thị trường về giầy da. Từ đó có thể đề ra các biện pháp khai thác một cách có hiệu quả các phân đoạn thị trường.

Phân tích đánh giá điểm mạnh điểm yếu của các nhà sản xuất đang hoạt động trong ngành về: công nghệ, tài chính, mạng lưới tiêu thụ, chất lượng sản phẩm, uy tín, giá cả... Đánh giá được quy mô thị phần của các nhà sản xuất cạnh tranh với công ty.Tìm hiểu xu thế phát triển của các đối thủ để có các hướng đi đúng cho sản phẩm của công ty.

Nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.Để thu được những thông tin trên một cách chính xác kịp thời các doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Về cán bộ nghiên cứu thị trường: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường. Hiện nay các doanh nghiệp chưa có cán bộ nghiên cứu chuyên trách do đó cần thiết phải có cán bộ để thực hiện công việc này. Các cán bộ chuyên trách phải được đào tạo, đào tạo lại để có trình độ năng lực, năng động nhạy bén với những diễn biến trên thị trường; có đầu óc phân tích xét đoán tổng hợp có tinh thần cao trong công tác và trung thành với công ty.

+ Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường:

Dụng cụ tính toán phục vụ cho việc thống kê phân tích, in ấn tài liệu: Máy vi tính, máy in.

Đầu tư phương tiện để có thể tiếp cận thị trường nhanh nhất chính xác nhất như điện thoại, Fax, kết nối mạng thông tin Internet.

Xây dựng hệ thống tài liệu sách báo tạp chí phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường: Báo tạp chí công nghiệp, báo đầu tư, thời báo kinh tế Việt Nam.

Tạo điều kiện đi lại nhanh chóng và thuận tiện cho cán bộ khi làm việc để nắm vững và kiểm tra thông tin.

Ngoài ra các doanh nghiệp cần có chính sách để cung cấp cho cán bộ nghiên cứu thị trường được nguồn kinh phí hoạt động hàng năm. Thiết lập các chính sách khen thưởng và kỷ luật hợp lý nhằm khuyến khích và bảo mật thông tin.

5/Nâng cao chất lượng sản phẩm ,đa dạng hoá chủng loại sản phẩm ,giảm gía thành sản phẩm :

 Đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đối với doanh nghiệp công nghiệp chất lượng sản phẩm đặc biệt có ý nghĩa. Chỉ có sản phẩm có chất lượng cao mới đảm bảo cho doanh nghiệp tiêu thụ được hàng, mới đảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bảo cho thị trường tiếp nhận. Chất lượng sản phẩm là tổng hợp các tính chất và đặc trưng kinh tế kỹ thuật tạo nên giá trị sử dụng của sản phẩm. Thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội.

. Điều này hạn chế rất lớn đến khả năng cạnh tranh, tiêu thụ sản phẩm của công ty. Do đó nâng cao chất lượng sản phẩm là yêu cầu bức thiếp phần giải quyết trong nỗ lực đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ.

Ngoài việc tận dụng triệt để trong thiết bị kỹ thuật hiện có và cải tiến công nghệ dây chuyền sản xuất các doanh nghiệp cần phải có những biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm như:

- Tổ chức bảo đảm cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất đầy đủ kịp thời đồng bộ.

- Kiểm trả nghiêm ngặt sự tôn trọng quy trình công nghệ.

- Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối.

- Tích cực đào tạo sử dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật cán bộ quản lý và công nhân lành nghề sao cho phù hợp với quy định công nghệ và đòi hỏi của sản phẩm mới.

Nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên, động viên mọi người tham gia quản lý chất lượng sản phẩm, phát huy sáng kiến kỹ thuật và hợp lý hoá sản xuất.

* Hạ giá thành sản phẩm:

Giá thành sản phẩm là biệu hiện bằng tiền của những chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động thù lao, lao động và những chi phí bằng tiền khác để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giá thành là bộ phận tất yếu của giá cả nói chung phải được giá cả bù đắp do đó giá thành là cơ sở để xác định giá cả sản phẩm và thường là giới hạn thấp nhất của giá cả. Chính vì vậy hạ giá thành cho phép các doanh nghiệp giảm giá bán tăng lượng bán tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Vì vậy giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm là yêu cầu bức thiếp đặt ra để nâng cao hiệu quả kinh doanh tăng khả năng cạnh tranh. Để có những biện pháp giảm giá thành sản phẩm cần đi tìm hiểu nguyên nhân gây ra giá thành cao:

Từ những nguyên nhân các doanh nghiệp phải có những biện pháp nhằm hạ giá thành ở những khâu có thể hạ được. Có thể đưa ra một số biện pháp cụ thể sau:

- Với các loại vật tư mà ta nhập khẩu cần nhập trực tiếp mà không qua đơn vị trung gian. Thực hiện được biện pháp này sẽ giảm đáng kể chi phí phải mất cho trung gian, tận

dụng được lao động, phương tiện vận chuyển chủ động trong việc nhập hàng. Để có thể thực hiện có hiệu quả biện pháp này các doanh nghiệp cần phải đào tạo một cán bộ thu mua nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Kết hợp chặt chẽ việc vận chuyển bán hàng với vận chuyển mua hàng về công ty. - Tăng sản lượng nhằm tận dụng công suất máy móc giảm chi phí khấu hao trên đơn vị sản phẩm.

- Bảo quản tốt nguyên liệu bán thành phẩm để giảm các chi phí, xử lý không cần thiết, giảm hao hụt.

- Cơ giới hoá việc vận chuyển bốc xếp bán thành phẩm và thành phẩm làm giảm chi phí nhân công tăng năng suất lao động.

- Gắn trách nhiệm của người công nhân với sản phẩm sản xuất ra, khống chế tốc độ máy.

- Cải tiến nâng cấp máy móc thiết bị để giảm chi phí điện năng chi phí hao hút, chi phí sản phẩm hỏng trong giá thành.

Tóm lại: Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành là biện pháp không thể thiếu để

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tiêu thụ sản phẩm Giày- Da ở Việt Nam hiện nay ,thực trạng và giải pháp doc (Trang 50 - 63)