V. Xác định giá cả tiêu thụ:
5. Tiến hành phân phối sản phẩm vào các kênh tiêu thụ:
Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau, theo đó các sản phẩm được bán và vận động từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến tận tay các hộ tiêu dùng cuối cùng.
Mặc dù có rất nhiều hình thức tiêu thụ nhưng đa số các sản phẩm là những máy móc thiết bị,nguyên vật liệu,hàng tiêu dùng... Trong quá trình tiêu thụ nói chung đều thông qua một số kênh chủ yếu. Doanh nghiệp sản xuất bán trực tiếp các sản phẩm cho các hộ tiêu dùng, bán thông qua các các doanh nghiệp bán buôn của mình và các hãng bán buôn độc lập . Tuỳ thuộc vào đặc điểm doanh nghiệp, thị trường, kênh tiêu thụ, đặc điểm sản phẩm tiêu thụ mà doanh nghiệp áp dụng các hình thức tiêu thụ hợp lý.
Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng, có hai hình thức tiêu thụ như sau:
10: Tiêu thụ trực tiếp: là hình thức doanh nghiệp sản xuất bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không qua các khâu trung gian. Hình thức này có ưu điểm là giảm được chi phí và các sản phẩm mới được đưa nhanh vào tiêu dùng... Doanh nghiệp thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và thị trường, biết rõ nhu cầu thị trường và tình hình giá cả từ đó tạo điều kiện thuận lợi để gây thanh thế và uy tín cho doanh nghiệp. Mặt khác, trong hình thức này hoạt động bán hàng diễn ra với tốc độ chậm, tốc độ chu chuyển vốn chậm doanh nghiệp phải quan hệ với rất nhiều bạn hàng.
Ta có sơ đồ sau:
Môi giới Doanh nghiệp sản
20: Tiêu thụ gián tiếp: là hình thức doanh nghiệp sản xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các khâu trung gian, bao gồm:Người bán buôn, bán lẻ, đại lý... Với hình thức này các doanh nghiệp có thể tiêu thụ dược hàng hoá trong thời gian ngắn nhất với khối lượng lớn, từ đó thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm được chi phí bảo quản, giảm hao hụt. Nhưng với hình thức này thời gian lưu thông hàng hoá dài, tăng chi phí tiêu thụ và doanh nghiệp khó kiểm soát được các khâu trung gian.
Ta có sơ đồ sau:
Việc các doanh nghiệp áp dụng hình thức tiêu thụ này hay hình thức tiêu thụ khác phần lớn do đặc điểm của sản xuất sản phẩm quyết định. Hiện nay có sự khác nhau rất lớn trong các hình thức tiêu thụ sản phẩm đối với những mặt hàng được sử dụng trong tiêu dùng cá nhân và trong sản xuất. Trong những năm gần đây có những thay đổi rất lớn về kênh tiêu thụ sản phẩm. Đó là xu hướng ngày càng phát triển hình thức bán sản phẩm trực
Người tiêu dùng cuối cùng Doanh nghiệ p sản xuất Người tiêu thụ cuối cùng Đại Lý Bán buôn Môi giới Bán lẻ
tiếp cho kháchhàng. Tại các nước có nền kinh tế phát triển, hình thức này không phải là mới nhưng hiện nay lại rất phổ biến và phát triển ở hầu hết các ngành sản xuất của nền kinh tế quốc dân.
Hình thức tiêu thụ sản phẩm trực tiếp cho phép phát triển các quan hệ hợp đồng và hệ thống các đơn đặt hàng cá biệt nhằm khuyến khích bán theo hợp đồng ký trước 3-12 tháng. Các hãng cho phép khách hàng được yêu cầu đơn vị cung ứng phải tuân thủ lịch giao hàng và có dịch vụ bổ sung. Việc thực hiện lệnh giao hàng theo quy định sẽ tạo điều kiện cho khách hàng giảm dự trữ hàng hoá và theo đó là hệ thống kho tàng.
Tiêu thụ sản phẩm theo đơn đặt hàng dài hạn và các đơn hàng cá biệt là tiền đề phát triển sản xuất kinh doanh, có tính đến yêu cầu cụ thể của khách hàng mà nhờ đó củng cố quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp và giữ được “chữ tín” trong mua bán hàng hoá.