Nhân tố con người là chủ thể phát triển kinh tế du lịch

Một phần của tài liệu Luận án KHAMPHETH SENGSOULATTANA (Trang 58 - 60)

liên quan đến sự di chuyển ngoài nơi cư trú của con người nhằm đáp ứng nhu cầu về nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, tìm hiểu giá trị vật thể, phi vật thể, tà

2.2.4. Nhân tố con người là chủ thể phát triển kinh tế du lịch

Quá trình phát triển kinh tế du lịch ở các nước nói chung cũng như ở CHDCND Lào nói riêng có sự đóng góp, tác động, thúc đẩy của nhiều đối tượng, cơ chế, chính sách. Tuy nhiên, trong những nhân tố đó thì nhân tố con người đóng vai trị là chủ thể của quá trình phát triển kinh tế du lịch, điều này chúng ta có thể nhận thấy qua những nội dung sau đây:

Một là, phát triển kinh tế du lịch gắn chặt chẽ với việc phát huy nhân tố con

người đang là xu thế cũng như là yêu cầu của thời đại. Các quốc gia trên thế giới và nước CHDCND Lào đều nhận thức lấy phát triển nguồn lực con người làm mục tiêu trung tâm; thông qua phát triển kinh tế du lịch để xố đói giảm nghèo, cân bằng nhịp sống và nâng cao sự hiểu biết của người dân, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, nâng cao dân trí. Nhu cầu du lịch tăng lên với những địi hỏi mới về sản phẩm du lịch, sự cạnh tranh và phát triển trong ngành kinh tế du lịch sẽ chủ yếu dựa trên tính độc đáo và sự sáng tạo của ngành kinh tế du lịch, bao hàm các sản phẩm, giá trị độc đáo của bản sắc văn hóa và chất lượng mơi trường thay vì dựa vào vốn đầu tư như thời kỳ trước. Điều này đã gián tiếp nói lên vai trị của nhân tố con người, vì chính họ (chứ không phải là bất cứ yếu tố nào khác) sẽ là chủ thể - nhân tố khơng thể thiếu, có tác động lớn nhất đến quá trình giữ gìn, phát triển, thay đổi để phát triển bền vững thông qua những sản phẩm kinh tế du lịch đặc sắc phù hợp, thu hút du khách.

Hai là, với tư cách là chủ thể trong phát triển kinh tế du lịch, do vậy ở nước

CHDCND Lào, vai trò của nhân tố con người thường gắn chặt với những lợi thế, tiềm năng, cơ chế chính sách, cũng như sự đầu tư trong quá trình phát triển kinh tế du lịch. Điều này thể hiện ở chỗ, trong thực tiễn nhờ những con người hiện có trong ngành kinh tế du lịch mà những thế mạnh về du lịch gắn với sơng nước, q hương, văn hóa Phật giáo của Lào được tận dụng cao nhất và có được những loại hình du lịch thám hiểm với nguồn thu rất lớn. Đồng thời, mọi cơ chế chính sách và chiến lược phát triển kinh tế du lịch của nước CHDCND Lào cũng sẽ hướng đến việc phát huy tối đa nhân tố con người, qua đó nhằm thu được hiệu quả cao nhất trong giai đoạn ln cần có sự đổi mới, sáng tạo như hiện nay.

Ba là, trong giai đoạn hiện nay ngành kinh tế du lịch địi hỏi cần có sự hội

nhập và hợp tác chặt chẽ hơn, biểu hiện rõ nhất là địi hỏi cùng phải có sự phối hợp trong ASEAN nhằm ngăn chặn sự tác động của dịch bệnh Covid-19, như trong tuyên bố tại Hội nghị trực tuyến của các Bộ trưởng Du lịch đã đưa ra (ngày 29/4/2020), đó là:

Tìm cách kích thích ngành du lịch tập trung vào tiếp thị và quảng cáo để đạt được mục tiêu đưa ASEAN trở thành điểm đến du lịch một cửa, tăng tốc cải thiện chính sách để thúc đẩy nền kinh tế vi mô và vĩ mô, giảm thuế, nâng cấp việc áp dụng kỹ thuật số của các doanh nghiệp và ngành du lịch tập trung vào các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Đồng thời

thúc đẩy phối hợp khu vực và nhân rộng trao đổi thông tin về các biện pháp duy trì tình hình du lịch cũng như các hành động thiết yếu khác được thực hiện bởi các quốc gia thành viên ASEAN [106, tr.1,3].

Bốn là, trên thế giới phát huy nhân tố con người là điều kiện quan trọng cho

Một phần của tài liệu Luận án KHAMPHETH SENGSOULATTANA (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w