liên quan đến sự di chuyển ngoài nơi cư trú của con người nhằm đáp ứng nhu cầu về nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, tìm hiểu giá trị vật thể, phi vật thể, tà
4.3.4. Tăng cường cải thiện đời sống vật chất, tinh thần nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch
nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch
Thực tiễn quá trình đổi mới, hội nhập mở cửa 34 năm qua đã chỉ rõ rằng đời sống vật chất và tình thần có mối quan hệ biện chứng với nhau trong mỗi con người. Do vậy, để phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch thì nước CHDCND Lào cần thực hiện giải pháp về tăng cường cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nguồn nhân lực tham gia trực tiếp, gián tiếp đến ngành này. Chúng ta có thể thấy qua các điểm sau:
Thứ nhất, cải thiện đời sống vật chất cho nhân tố con người trong phát triển
kinh tế du lịch
Qua 34 năm thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, nước CHDCND Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, nhất là được thực hiện song hành với định hướng lấy con người là trung tâm. Nhờ vậy, đời sống vật chất của nhân dân nói chung cũng như nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế du lịch nói riêng đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, đời sống vật chất của người lao động trong ngành kinh tế du lịch vẫn cịn có những khoảng cách nhất định khi so sánh với một số ngành trong nước, cũng như khi so sánh với mức độ đãi ngộ mà nguồn nhân lực cùng ngành ở các nước trong khu vực hiện được hưởng. Do đó, Nhà nước CHDCND Lào cần chú trọng đến việc nâng cao thu nhập từ nguồn lương cho cán bộ, công chức, nhân viên trong các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế du lịch. Có như vậy cơng tác thu hút nhân tài vào làm việc và cống hiến cho Nhà nước mới có thể thực hiện được trong những năm tới đây.
Cùng với đó, đối với khu vực tư nhân trong ngành kinh tế du lịch thời gian tới cũng cần chú trọng quan tâm đến đời sống của người lao động, mức thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động. Đồng thời, khu vực tư nhân cũng cần nâng cao thu nhập của người lao động thông qua các khoản khen thưởng dựa trên kết quả lao động, tiết kiệm vật tư, làm việc nghiêm túc, chuyên cần để qua đó khuyến khích người lao động đóng góp cơng sức nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Mặt khác, khu vực tư nhân cũng nên thực hiện những giải pháp về hỗ trợ phương tiên đi lại, hỗ trợ tiền ăn ở, hỗ trợ trợ cấp cho người lao động trong các dịp lễ, tết, … Thực hiện tốt những nội dung này sẽ góp phần giúp cho người lao động yên tâm hơn trong quá trình làm việc, vì đời sống vật chất cho bản thân và gia đình đã khơng cịn là mối bận tâm hàng đầu đối với họ.
Mặt khác, Nhà nước cũng như khu vực tư nhân cần thực hiện giải pháp về hỗ trợ tài chính để qua đó phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao qua việc cử các cán bộ, cơng chức, nhân viên có đạo đức, có trình độ đi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng ở nước ngoài. Sau khi họ đã hoàn thành xong các khóa học, cũng cần có chính sách đặc thù về tiền lương, tiền thưởng để đảm bảo lợi ích vật chất của đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong ngành kinh tế du lịch đạt mức tương đương với các ngành khác. Nhờ vậy, giúp cho họ cảm thấy giá trị của bản thân được coi trọng, phù hợp với cơng sức mà họ bỏ ra, qua đó như hạn chế được tình trạng chảy máu chất xám sang các lĩnh vực khác.
Đặc biệt, Nhà nước CHDCND Lào đã coi trọng việc tăng lương cơ bản đối với người lao động (chưa bao gồm tiền ăn, hỗ trợ đi lại, sinh hoạt…), tuy nhiên qua công tác kiểm tra cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện đúng những quy định của Nhà nước về tiền lương đối với người lao động. Do vậy, thực tiễn này đòi hỏi cần phải coi trọng vai trị của Cơng đồn trong cả nước để qua đó tích cực bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động để người lao động xứng đáng được hưởng lợi ích vật chất mà họ đáng được hưởng và tạo dựng môi trường lành mạnh, minh bạch trong các doanh nghiệp buộc họ phải tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động.
Thứ hai, cải thiện đời sống tinh thần cho nhân tố con người trong phát triển
kinh tế du lịch
Giải pháp đầu tiên để chúng ta có thể nâng cao được đời sống tinh thần cho người lao động trong ngành kinh tế du lịch thời gian tới, đó là cần quán triệt việc đưa nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động vào Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và hiện thực hóa trong thực tiễn. Đồng thời, cần tăng mức đầu tư cho cơng tác xây dựng đời sống văn hóa cho nguồn lực lao động làm việc trong các khu du lịch nổi tiếng từ các nguồn chi thường xuyên, coi trọng việc phối hợp đồng bộ giữa các tỉnh để xây dựng mơ hình thí điểm nhằm phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ người lao động trong phát triển kinh tế du lịch. Qua đó, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của người lao động, giúp người lao động trong các ngành kinh tế du lịch có thể tránh xa các tệ nạn xã hội trong những năm tới.
Những năm vừa qua, chính sách đại đồn kết ln là một chiến lược nhất quán được Đảng và Nhà nước CHDCND Lào hết sức quan tâm, thực hiện trong thực tế, và đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trên mọi mặt nhất là giúp
cho đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc được cải thiện rõ dệt. Tuy nhiên, để vừa có thể giúp nhân dân các dân tộc phát triển về đời sống tinh thần, vừa qua đó làm cơ sở, nguồn lực cho q trình phát triển kinh tế thì nước CHDCND Lào cần thực hiện giải pháp về hồn thiện cơ chế, chính sách, nguồn lực tài chính để bảo tồn, phát triển các nghệ thuật đặc trưng của các dân tộc thiểu số, bảo tồn chữ viết, ngơn ngữ và tiếng nói của họ. Nhất là cần làm phong phú đời sống tinh thần cho nhân dân các dân tộc qua việc nghiên cứu, biên soạn, sưu tầm, xuất bản sách cho nhân dân các dân tộc, phục dựng các lễ hội truyền thống và sản xuất phim bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau của các dân tộc Lào. Qua đó, giúp cho nguồn nhân lực từ các dân tộc, địa phương có đời sống phong phú, có chất liệu đóng góp vào q trình phát triển kinh tế du lịch.
Bên cạnh đó, cần coi trọng cơng tác khen thưởng, tơn vinh đối với các cá nhân đã nỗ lực phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo trong q trình dấn thân, khẳng định giá trị bản thân của mình trong quá trình phát triển kinh tế du lịch. Việc này khơng chỉ khích lệ mỗi người sẽ tiếp tục phát huy được những phẩm chất của mình để đóng góp vào việc thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển ổn định, bền vững đưa đến sự phát triển toàn diện giữa các địa phương, mà đồng thời cũng qua tấm gương của các nhân tố con người này để truyền thông đến với nhân dân trong cả nước để nhân dân trong cả nước có thể dựa trên tấm gương này, học hỏi những bài học kinh nghiệm, học hỏi những điều hay, việc làm có ý nghĩa đối với bản thân, gia đình, quê hương, dân tộc. Đó cũng chính là cơ sở để nguồn nhân lực phục vụ trong ngành kinh tế du lịch phát triển một cách bền vững từ cơ sở, từ xã hội.
Tuy nhiên, cải thiện đời sống tinh thần cho nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch cũng cần đi đơi với việc phịng chống các hiện tượng tiêu cực, mê tín dị đoan cũng như lên án, phê phán, xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng tơn giáo, tín ngưỡng để hoạt động mê tín dị đoan. Ngồi ra, các cấp chính quyền địa phương và ngành thơng tin văn hóa, du lịch ở các cơ sở cần phối hợp với Bộ thông tin thực hiện truyền thông nhiều hơn về những nét đẹp văn hóa truyền thống của 50 dân tộc, tổ chức các hoạt động văn hóa lành mạnh - như lễ hội đua thuyền - để nâng cao đời sống tinh thần cho mỗi người nói chung cũng như cho những con người tham gia trong phát triển kinh tế du lịch nói riêng.