liên quan đến sự di chuyển ngoài nơi cư trú của con người nhằm đáp ứng nhu cầu về nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, tìm hiểu giá trị vật thể, phi vật thể, tà
4.2.2. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch
con người trong phát triển kinh tế du lịch
Trong bối cảnh nước CHDCND Lào thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế, Đảng NDCM Lào đã đề ra giải pháp mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch, và trở thành một nội dung quan trọng mà những năm tới cần thực hiện. Trong đó, cụ thể gồm:
Một là, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng về du lịch
với các nước thành viên ASEAN
Bắt nguồn từ mối quan hệ cộng sinh trong quá trình phát triển kinh tế du lịch giữa nước CHDCND Lào với các nước láng giềng, cũng như các nước trong khu vực, cùng với nhu cầu về số lượng, chất lượng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào đã đặt ra những đòi hỏi trong việc phối hợp với các quốc gia thành viên của ASEAN trong đào tạo, bồi dưỡng về du lịch để qua đó đổi mới hệ thống đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức kỹ năng và dịch vụ cho nguồn nhân lực, thực hiện Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Qua đó, hướng đến mục tiêu phát triển nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào, ngồi số lượng cịn phải khẳng định về chất lượng, tính chuyên nghiệp để đủ sức cạnh tranh cũng như thúc đẩy quá trình hội nhập du lịch trong khu vực. Đây là một nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện vì hiện tại một số điểm du lịch của nước CHDCND Lào nằm ở vùng sâu, vùng xa, do vậy, điều kiện để có được sự hợp tác về đào tạo, bồi dưỡng này chưa được coi trọng.
Ngoài ra, việc hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng về du lịch với các nước thành viên ASEAN cũng đòi hỏi cần tiến hành việc đánh giá các vấn đề phát tiển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch nhằm giúp nước CHDCND Lào hội nhập cũng như thu được những lợi ích tốt từ Cộng đồng kinh tế ASEAN. Đồng thời, qua đó cũng giúp tiếp cận tốt hơn với các nghiên cứu, và nhu cầu, xu hướng phát triển kinh tế du lịch ở các nước ASEAN, qua đó giúp nước CHDCND Lào có thể xây dựng được những dự thảo chính sách về phát triển kinh tế du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch theo những đặc điểm riêng biệt mà các doanh nghiệp hướng đến.
Cùng với đó, hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng về du lịch với các nước thành viên ASEAN sẽ đòi hỏi cần đảm bảo được yếu tố hội nhập khu vực, cũng như để nước CHDCND Lào tích cực hơn trong việc đánh giá khách quan đối với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; chủ động hơn trong việc xây dựng các kế hoạch hợp tác trao đổi về nhân lực trong ngành kinh tế du lịch cũng như trao đổi các kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển kinh tế du lịch, để qua đó tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ, bền vững hơn. Mặt khác, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng về du lịch với các nước thành viên ASEAN cũng giúp cho nước CHDCND Lào có thể hồn thiện được hệ thống tiêu chuẩn đánh giá đối với nhân tố con người cho phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế du lịch của nước CHDCN Lào trong quá trình hội nhập với khu vực ASEAN.
Hai là, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng về du lịch
với các nước trên thế giới
Với định hướng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua thực hiện đường lối đối ngoại hội nhập quốc tế, đã giúp cho nước CHDCND Lào ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Do vậy, để phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch, nước CHDCND Lào cần tận dụng mối quan hệ ngày càng tốt đẹp với các quốc gia tại khu vực Đông Á để thúc đẩy quá trình đào tạo, bồi dưỡng về kinh tế du lịch. Qua đó, giúp cho nguồn nhân lực của nước CHDCND Lào sẽ có thể có được những kiến thức về đặc điểm, sở thích, mong muốn, nhu cầu, sở thích của du khách đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - 3 quốc gia có số lượng du khách rất lớn đến Lào trong những năm gần đây, để qua đó cung cấp các dịch vụ, sản phẩm du lịch phù hợp, chất lượng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng về số lượng cũng như hiệu quả kinh tế trong phát triển du lịch.
Bên cạnh đó, nước CHDCND Lào cũng cần coi trọng hợp tác với các quốc gia Châu Âu, châu Mỹ để qua đó xây dựng được các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ, am hiểu văn hóa, cũng như nhu cầu sử dụng các sản phẩm du lịch đặc thù của những du khách đến từ những khu vực này. Từ đó, giúp định hướng ngành kinh tế du lịch chú trọng đến việc thúc đẩy thu hút khách du lịch nhiều hơn để thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển hơn. Và trong quá trình quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng về du lịch với các nước trên thế giới, nước CHDCND Lào cũng cần chú trọng tới việc thu hút vốn tài trợ, kinh nghiệm
cũng như công nghệ để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế du lịch trong nước từ các tổ chức trên thế giới.