Dự báo tăng trưởng GDP toàn quốc

Một phần của tài liệu Luan an 8.8-nhn (1) (Trang 125 - 134)

Kịch bản 2016-2025 2026-2035 Kịch bản Thấp (%) 6.5 6.0 Kịch bản Cơ sở (%) 7.0 7.0 Kịch bản Cao (%) 7.6 7.6 Nguồn: [27;37]

- Kịch bản thấp: dự báo tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ bình quân 6.5%/năm trong giai đoạn 2016-2025; và đạt bình quân 6% trong giai đoạn 2026-2035. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2035 sẽ đạt 10,500 USD gấp 8.3 lần năm 2010.

- Kịch bản cơ sở: dự báo tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ bình quân 7%/năm, thu nhập bình quân đầu người đến năm 2035 đạt khoảng 12,000USD, gấp 9.5 lần năm 2010.

- Kịch bản cao: dự báo tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao, bình quân 7.6% cho cả giai đoạn 2016 - 2035.

Về tăng trưởng dân số, dự báo tăng trưởng dân số Việt Nam được đến năm 2030 dựa trên “Dự báo dân số Việt Nam đến năm 2030” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2011, theo đó, tốc độ tăng dân số giai đoạn 2010 - 2020 được dự báo là 1.03%/năm và giai đoạn 2021 – 2030 là 0.71%/năm.

4.1.2. Một số xu hướng phát triển của thị trường điện lực Việt Nam

Nhìn chung, phát triển TTĐ tiếp tục có sự tương quan chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội cho đến giai đoạn 2030 - 2035, thời điểm trước khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình cao. Các yếu tố kinh tế, xã hội và mơi trường có mối quan hệ gắn liền với gia tăng tiêu thụ năng lượng, đặc biệt là điện năng. Tăng trưởng kinh tế càng nhanh đòi hỏi năng lượng sử dụng càng lớn. Ngược lại, khi tiêu thụ năng lượng trong các thành phần kinh tế tăng lên cho thấy quy mô và tiềm lực của nền kinh tế ngày càng phát triển, sản xuất hàng hóa và dịch vụ tăng lên, … làm cho giá trị gia tăng của nền kinh tế tăng lên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, các chỉ số phát triển xã hội và mơi trường cũng có mối liên hệ nhất định tới nhu cầu năng lượng. Sự nâng cao mức sống của người dân, sự phát triển dân số, lao động hay sự phát thải KNK, … đều có sự liên quan đến tiêu thụ năng lượng [2].

Thứ nhất, nhu cầu điện khu vực thương mại, tiêu dùng - dân cư sẽ duy trì

mức tăng mạnh do tăng trưởng thu nhập hộ gia đình và đơ thị hóa.

Trong giai đoạn tới, với kỳ vọng tăng trưởng GDP bình quân từ 6%/năm, dự báo sẽ có thêm nhiều hộ gia đình được nâng cao thu nhập và tương ứng là gia tăng chi tiêu cho nhu cầu điện năng. Một xu hướng chủ yếu nữa sẽ tác động đáng kể đến nhu cầu điện khu vực tiêu dùng - dân cư là q trình đơ thị hóa ngày càng mạnh mẽ. Theo dự báo, đến thời điểm sau 2030, mức độ đơ thị hóa ở các nước đang phát triển sẽ đạt mức 60-65%, từ mức độ 30-35% vào giai đoạn 2015. Nhiều hộ gia đình có mức thu nhập trung bình và nhiều người dân sinh sống tại các đô thị sẽ tạo ra sự tăng trưởng lớn cho nhu cầu điện ở khu vực này. Sự tăng trưởng nhu cầu này có liên hệ chặt chẽ với mục đích sử dụng điện để đáp ứng nhiều nhu cầu, tiện nghi bao gồm các nhu cầu mới dành cho các dịch vụ tại gia đình như điều hịa khơng khí, các thiết bị gia dụng hay nguồn điện năng gia tăng phục vụ cho các hoạt động sản xuất các sản phẩm tiêu dùng. Theo xu hướng hiện đại, khơng chỉ có thu nhập cao hơn, các gia đình trong tương lai cũng có xu hướng nhỏ hơn và ít thành viên hơn, đồng nghĩa với việc tạo ra thêm nhiều nhu cầu điện năng để đáp ứng cho các gia đình này.

Trong khu vực thương mại - dịch vụ, với sự phát triển của các hoạt động bán lẻ, dịch vụ y tế, giáo dục có chất lượng cao hơn khi thu nhập người dân tốt hơn, sẽ là các khu vực tiêu thụ nhiều điện năng hơn. Khi sự thịnh vượng gia tăng cùng với q trình đơ thị hố, sẽ xuất hiện thêm nhiều các cơng trình, tịa nhà thương mại, và

tất cả các tòa nhà này sẽ yêu cầu năng lượng nói chung và điện năng nói riêng. Dự báo của IEA cho thấy, nhu cầu năng lượng cho các hộ tiêu thụ thương mại dự kiến sẽ tăng gấp đôi mức hiện nay tại các nước đang phát triển, trong đó tăng trưởng nhu cầu điện năng là trên 150% [56].

Thứ hai, tăng trưởng nhu cầu điện lĩnh vực công nghiệp sẽ bền vững hơn nhờ

hiệu quả năng lượng được nâng cao trong các q trình sản xuất và đổi mới cơng nghệ. Xu hướng chung của các q trình cơng nghiệp trong tương lai sẽ là sản xuất nhiều hơn, năng suất cao hơn nhưng tiêu thụ ít tài nguyên hơn. Đây cũng sẽ là xu hướng chủ đạo đối với tiêu thụ điện năng trong q các trình cơng nghiệp, thể hiện qua chỉ số cường độ năng lượng. Đây là chỉ số đo lường lượng năng lượng sử dụng trên một đơn vị giá trị gia tăng trong nền kinh tế hoặc một lĩnh vực cụ thể.

Đối với lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp tiêu thụ nhiều điện năng như ngành thép, Hiệp hội Thép Thế giới cho biết các hãng thép ngày nay có thể sản xuất chỉ với 40% năng lượng tiêu thụ so với mức sản xuất của ngành này trong những năm 1960 cho một tấn thép nguyên liệu. Theo báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), cường độ năng lượng trong ngành xi măng sẽ giảm 0.5% mỗi năm thơng qua các giải pháp tối ưu hóa hoặc nâng cấp dây chuyền, quy trình sản xuất.

Thứ ba, TTĐ vận hành hiệu quả hơn với cơ chế cạnh tranh được cải thiện và

quá trình nới lỏng điều tiết của Nhà nước

Với lộ trình đã được ban hành và các nền tảng giao dịch được triển khai xây dựng và hoàn thiện, giai đoạn sau 2020 đến 2030, Việt Nam sẽ cơ bản chuyển sang cấp độ TTĐ cạnh tranh hoàn toàn, đồng nghĩa với việc tự do hóa ở khâu sản xuất, bán buôn và bán lẻ điện. Cùng với sự tăng trưởng bền vững của nhu cầu và đáp ứng của nguồn cung, sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và khâu sản xuất và cung ứng điện, vận hành của TTĐ tự do sẽ có xu hướng tiệm cận mức độ hiệu quả, tại đó, các tín hiệu thị trường mà cơ bản và quan trọng nhất là giá điện sẽ phản ánh đầy đủ cân bằng cung cầu, chi phí sản xuất, cung ứng... Trong thị trường này, người tiêu dùng điện sẽ có nhiều lựa chọn với dịch vụ điện năng được cung cấp với chất lượng cao hơn, tin cậy hơn và minh bạch hơn. Sự vận hành hiệu quả hơn của TTĐ cịn thể hiện ở khía cạnh: sẽ có sự tham gia mạnh mẽ hơn và đa dạng hơn của các nhà đầu tư, nhà phát triển sản xuất điện từ khu vực tư nhân và các DN ngoài EVN.

Dự báo trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2016 - 2020 - 2030 cho thấy thị phần thị trường sản xuất cung ứng điện của EVN sẽ có xu hướng giảm, từ mức xấp xỉ 66% hiện nay xuống còn 49% năm 2020 và 30% năm 2030.

Thứ tư, gia tăng phát thải KNK do các hoạt động sản xuất và tiêu thụ điện

năng, đặc biệt là phát triển nhiệt điện than

Nhu cầu điện năng tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng song song với quá trình gia tăng tỉ trọng của các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than, khí phục vụ cho sản xuất điện sẽ làm tăng phát thải KNK – tác nhân của q trình biến đổi khí hậu và nóng lên tồn cầu. Theo dự báo, số lượng các nhà máy nhiệt điện than sẽ tăng lên thành 52 nhà máy đạt 55GW công suất lắp đặt, chiếm 42,7% công suất của toàn bộ nguồn cung điện năng cho thị trường.

Trong lĩnh vực năng lượng, kết quả kiểm kê KNK năm 2010 [57] cho thấy hoạt động đốt nhiên liệu chiếm tới 88%, trong hoạt động đốt nhiêu liệu thì cơng nghiệp năng lượng, mà chủ yếu là đốt than ở các nhà máy điện chiếm tới 27% (29 triệu tấn CO2tđ) và từ các hoạt động trong công nghiệp và xây dựng (29%) [19].

Theo ước tính phát thải KNK cho giai đoạn đến 2030 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, phát thải KNK của Việt Nam sẽ tăng lên mức 760 triệu tấn CO2tđ; trong đó lĩnh vực năng lượng chiếm tỷ trọng lớn, tương ứng với 85% tổng phát thải quốc gia [6]. Tuy nhiên, xu hướng chung của phát thải KNK tại Việt Nam dự kiến sẽ có một số điểm tích cực. Cường độ phát thải KNK của Việt Nam giai đoạn từ 10 đến 15 năm tới sẽ đạt mức cao nhất và sau đó bắt đầu giảm dần. Dự báo này xuất phát từ yếu tố đầu tư cho công nghệ phát thải thấp trên thế giới hiện nay và trong tương lai gần. Trong cơng nghiệp, nhiều loại máy móc thiết bị sẽ chuyển đổi từ việc sử dụng nhiên liệu than sang điện với năng suất cao hơn và ít phát thải hơn. Xu hướng này được dự báo sẽ diễn ra trên diện rộng với nhiều loại hình cơng nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng và công nghiệp nặng như sản xuất sắt, thép, xi măng, nhôm và công nghệ chế tạo.

Thứ năm, nguồn điện NLTT sẽ có nhiều triển vọng và trở nên cạnh tranh hơn

so với nguồn điện truyền thống

Các nghiên cứu đã thực hiện cho thấy Việt Nam có tiềm năng NLTT đa dạng, với các nguồn NLTT chính, có khả năng khai thác có hiệu quả là mặt trời, gió

và sinh khối, nhiên liệu sinh học, rác thải và địa nhiệt. Trong đó, khu vực phía Nam được nhận định là có tiềm năng cao hơn với lợi thế về điều kiện khí hậu, đặc điểm phát triển kinh tế xã hội.

Chiến lược phát triển NLTT Việt Nam (2015) đề ra mục tiêu đến năm 2030, điện từ năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 25% điện năng sản xuất và cung ứng cho toàn hệ thống. Các nhược điểm của điện NLTT như chi phí đầu tư ban đầu cao, hệ số sử dụng thấp và độ ổn định cung cấp điện đang dần được khắc phục. Trong những năm gần đây, giá thành sản xuất của một số công nghệ điện NLTT chủ yếu như điện gió, điện mặt trời đã chứng kiến những mức giảm đáng kể nhờ sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và quy mô đầu tư trên tồn cầu. Theo báo cáo của Cơ quan Mơi trường Liên Hiệp quốc (2016), chỉ riêng trong năm 2016, giá thành sản xuất điện mặt trời và điện gió đã giảm lần lượt 17% và 18%.

Bên cạnh việc cung cấp một nguồn điện năng có tỉ trọng lớn cho thị trường, gia tăng dự phịng cơng suất cho hệ thống, phát triển điện NLTT sẽ có triển vọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm và đặc biệt là giảm các tác động của sản xuất điện năng tới môi trường như phát thải KNK, các chất ơ nhiễm khác có tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng tới hệ sinh thái và sức khỏe con người.

4.1.3. Phân tích, đánh giá triển vọng phát triển của thị trường điện lực Việt Nam

4.1.3.1. Những điểm mạnh

Thứ nhất, hạ tầng cho phát triển TTĐ tại Việt Nam, đặc biệt là khâu sản xuất

và truyền tải điện trải qua quá trình đầu tư và hiện đại hóa liên tục trong các thập kỷ qua đã cơ bản được xây dựng và vận hành tin cậy, ổn định. Đây là cơ sở và nền tảng quan trọng, đóng vai trị như nền móng vững chắc của ngơi nhà để thực hiện các định hướng và kế hoạch phát triển TTĐ.

Thứ hai, nguồn nhân lực ngành điện của Việt Nam trong những năm qua đã

được xây dựng năng lực và kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và quản lý ở tất cả các khâu sản xuất, truyền tải, quản lý vận hành các cơ sở hạ tầng điện và vận hành TTĐ. Trong giai đoạn tới, đây sẽ là các nhân tố chủ chốt góp phần thúc đây phát triển TTĐ tại Việt Nam.

Thứ ba, Việt Nam đã sớm vạch ra được lộ trình cải cách ngành điện và xây dựng

nền tảng giao dịch TTĐ qua các cấp độ Thị trường phát điện cạnh tranh, Thị trường bán buôn điện cạnh tranh và TTĐ cạnh tranh bán lẻ, khởi đầu từ 2006 và dự kiến đến 2022 sẽ vận hành chính thức. Cùng với lộ trình xây dựng nền tảng và cơ chế giao dịch cho TTĐ, cấu trúc ngành điện cũng liên tục được điều chỉnh và đổi mới nhằm đáp ứng các điều kiện của TTĐ hiện đại và vận hành theo thông lệ quốc tế. Các cải cách đáng chú ý đối với ngành điện trong những năm gần đây phải kể đến là thành lập cơ quan điều tiết trung ương, tái cơ cấu Tập đồn điện lực Việt Nam trong đó dỡ bỏ cấu trúc độc quyền tích hợp dọc từ khâu sản xuất đến phân phối bán lẻ. TTĐ đã vận hành thí điểm ở cấp độ bán bn cạnh tranh, cho phép nhiều đơn vị tham gia mua bán điện, trong đó bao gồm các khách hàng sử dụng điện lớn được trực tiếp mua điện từ các nhà sản xuất. Ngoài ra, cơ chế vận hành thị trường phát điện tạo cơ chế linh hoạt và minh bạch hơn để hỗ trợ cho các hoạt động giao dịch, chào bán điện trên thị trường, đảm bảo sự công bằng đối với các nhà đầu tư, sản xuất điện tham gia thị trường.

4.1.3.2. Những điểm yếu

Trước hết, nền tảng giao dịch và cơ chế vận hành TTĐ hiện mới ở giai đoạn

đầu của lộ trình cải cách. Sự cạnh tranh trên TTĐ mới chỉ được thực hiện một phần khâu sản xuất điện, với 49% sản lượng điện năng lượng giao dịch trực tiếp trên thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam. Trong số các DN tham gia giao dịch trên thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam, thị phần của EVN và các DN Nhà nước vẫn chiếm ưu thế lớn trong tổng công suất nguồn lắp đặt, thể hiện năng lực sản xuất điện và cung ứng cho thị trường. Đối với thị trường bán buôn điện cạnh tranh, cho đến tháng 9/2017, mới chỉ có các đơn vị thành viên của EVN là các Tổng Công ty Điện lực lớn được mua điện. Theo thống kê, chưa có khách hàng nào có giao dịch mua điện trực tiếp thành công với đơn vị sản xuất điện.

Thứ hai, cơ cấu tiêu thụ điện của Việt Nam chưa thực sự bền vững với thực

trạng các hộ tiêu thụ công nghiệp nặng chiếm tỉ lệ lớn, khiến cho nhu cầu tăng trưởng liên tục ở mức cao. Trong bối cảnh các giải pháp sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng chưa phát huy được hết tiềm năng và đầu tư đổi mới công nghệ trong khu vực cơng nghiệp cịn hạn chế, các hộ tiêu thụ công nghiệp sẽ vẫn là nhân tố chính ảnh hưởng tới tăng trưởng nhu cầu điện của Việt Nam. Đây sẽ là cơ cấu tiêu thụ cần được cải thiện hoặc điều chỉnh để giảm áp lực đầu tư vào khâu sản xuất

và cung ứng điện, hạ tầng lưới điện, vốn là lĩnh vực thâm dụng lượng vốn rất lớn lên tới hàng tỉ đơ-la và q trình đầu tư, xây dựng địi hỏi quy hoạch và triển khai thi công kéo dài qua nhiều năm.

Thứ ba, cơ chế công khai thông tin và minh bạch trong thu hút đầu tư vào sản

xuất điện chưa thực sự được đảm bảo. Để triển khai đầu tư vào các dự án điện, các nhà đầu tư phải đáp ứng yêu cầu đầu tiên là dự án điện đề xuất phải có trong Quy hoạch phát triển nguồn điện ở cấp quốc gia (Quy hoạch phát triển điện lực) hoặc cấp địa phương (Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh/thành phố hoặc Quy hoạch NLTT địa phương). Cơ chế hình thành, lựa chọn địa điểm và lên danh mục các dự án kêu gọi đầu tư là chưa rõ ràng và căn cứ để hình thành các dự án trong danh mục thuộc Quy hoạch phát triển nguồn điện thường không được thể hiện hoặc công khai một

Một phần của tài liệu Luan an 8.8-nhn (1) (Trang 125 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w