Nguồn: [41]
3.1.2. Phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu điện
Là đầu vào không thể thiếu cho mọi quá trình sản xuất và tiêu dùng, sự phát triển của TTĐ và nhu cầu điện năng có sự liên hệ tương quan với phát triển kinh tế - xã hội. Từ sau Đổi mới vào năm 1986, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu giai đoạn tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong gần hai thập kỷ, kéo theo nhu cầu tiêu thụ điện năng nói riêng đạt mức kỷ lục, trung bình đạt trên 11%/năm. Mạng lưới điện liên tục được mở rộng cung cấp dịch vụ cho hầu hết các khách hàng, không chỉ tại các đô thị và ở các khu vực nông thôn (trên 98%) và vùng sâu, vùng xa.
Tiềm năng phát triển của TTĐ được thể hiện qua triển vọng tăng trưởng của nhu cầu điện. Nhu cầu này có tương quan với các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội như nhân khẩu học, kinh tế, cơng nghệ và mức độ sẵn có của các nguồn lực. Đây là các chỉ báo cơ bản về mức độ tiêu thụ điện năng cũng như triển vọng của TTĐ. Các yếu tố sau đây có liên hệ mật thiết với nhu cầu điện và thường được sử dụng để nhận biết nhu cầu và triển vọng của TTĐ trong tương lai bao gồm: quy mô dân số và tốc độ đơ thị hóa, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế chính, sản lượng của các phân ngành cơng nghiệp chính sử dụng nhiều điện năng lượng và giá năng lượng (điện, than, dầu, khí).
Xem xét mối liên hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội đối với nhu cầu điện năng tại Việt Nam (Hình 3.2), có thể nhận thấy nhu cầu điện cùng có xu hướng tăng, thể hiện mối quan hệ đồng biến. Tuy nhiên theo kinh nghiệm quốc tế, nhu cầu điện sẽ chững lại và ổn định ở một mức độ nhất định tùy thuộc vào tình trạng của nền kinh tế, mức thu nhập và bối cảnh tại từng quốc gia. Nhìn chung khi các nền kinh tế đạt mức thu nhập bình quân 10,000 USD/người, nhu cầu điện sẽ ổn định và tại một số quốc gia, chỉ số này có xu hướng chững lại hoặc thậm chí giảm nhẹ [87]. Nghĩa là các nền kinh tế sẽ có xu hướng sử dụng điện ngày càng hiệu quả và tiếp cận đến các hình thái sử dụng điện tối ưu khi trình độ phát triển đạt được ở mức độ thu nhập đầu người trên mức trung bình. Theo thống kê của IEA, tiêu thụ điện năng
ở các nước OECD năm 2014 đã sụt giảm 0.4% so với năm 2007, trong khi kinh tế tăng trưởng 6.3% trong cùng kỳ [87].
Hình 3.2: Tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và diễn biến nhu cầu điện Việt Nam
Nguồn: [87]
Theo các dự báo của World Bank, Bloomberg và Pricewaterhouse Coopers, Việt Nam có thể vươn lên thành nền kinh tế phát triển vào giai đoạn 2040 - 2050. Đây được dự báo có thể sẽ là thời điểm giảm dần và tách rời mối liên hệ giữa nhu cầu điện và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
3.1.3. Khung chính sách và cơ chế quản lý - điều tiết thị trường điện lực
Luật Điện lực ban hành năm 2004 đã quy định các nội dung liên quan đến định hướng, nguyên tắc xây dựng TTĐ cạnh tranh tại Việt Nam, cụ thể như sau:
- Điều 4 Luật Điện lực (2004) đã quy định về việc xây dựng và phát triển TTĐ theo nguyên tắc: i) Công khai, cơng bằng, cạnh tranh lành mạnh có sự điều tiết của Nhà nước; ii) Thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện; và iii) Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Điều 17, Luật Điện lực đã quy định nguyên tắc hoạt động của TTĐ, bao gồm: i) Bảo đảm cơng khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử giữa các đối tượng tham gia TTĐ; ii) Tôn trọng quyền được tự chọn đối tác và
hình thức giao dịch của các đối tượng mua bán điện trên thị trường phù hợp với cấp độ phát triển của TTĐ; và iii) Nhà nước điều tiết hoạt động của TTĐ nhằm bảo đảm phát triển hệ thống điện bền vững, đáp ứng yêu cầu cung cấp điện an toàn, ổn định, hiệu quả.
- Điều 18, Luật Điện lực quy định về việc hình thành và phát triển TTĐ qua ba cấp độ, bao gồm: i) Thị trường phát điện cạnh tranh; ii) Thị trường bán buôn điện cạnh tranh; và iii) Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Trong đó, lộ trình hình thành và phát triển TTĐ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Căn cứ Điều 18, Luật Điện lực, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2006, sau này được thay thế bởi Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, quy định lộ trình và các điều kiện hình thành TTĐ cạnh tranh tại Việt Nam.
3.1.3.1.Cấu trúc tổ chức quản lý và điều tiết thị trường điện lực
Cấu trúc tổ chức quản lý và điều tiết TTĐ được thiết lập thống nhất từ cấp cao nhất là Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ban ngành liên quan tới địa phương và các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực điện lực. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ thực hiện quyền chủ sở hữu vốn, tài sản của nhà nước tại các DN điện lực của nhà nước, do các DN nhà nước trong và ngoài ngành điện lực nắm giữ cổ phần chi phối. Thủ tướng Chính phủ cũng thay mặt Chính phủ Ban hành các Nghị định, Quy định, Quy chế để quản lý các hoạt động điện lực, phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành điện lực, biểu giá điện bán lẻ và quyết định các chính sách về giá điện theo thẩm quyền. BCT thực hiện chức năng quản lý nhà nước liên quan đến TTĐ bao gồm:
- Tổ chức lập biểu giá điện bán lẻ và nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách về giá điện trình Thủ tướng;
- Quyết định khung giá phát điện, bán buôn điện, giá truyền tải - phân phối điện và phí các dịch vụ phụ;
- Trực tiếp theo dõi, quản lý hoạt động của Cơ quan điều tiết trung ương (CĐTĐL), các hoạt động điện lực và sử dụng điện;