Khối lượng đường dây và trạm biến áp các năm 2011-2016

Một phần của tài liệu Luan an 8.8-nhn (1) (Trang 99 - 111)

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Khối km MVA km MVA km MVA km MVA km MVA km MVA

lượng 500kV 4,132 13,950 4,670 16,050 4,887 19,350 6,611 21,900 7,183 22,950 7,346 26,100 220kV 10,387 25,839 11,449 27,901 12,166 31,202 12,941 35,041 15,079 35,851 16,589 45,540 110kV 14,402 30,284 15,057 32,676 15,602 35,653 16,685 39,374 18,681 42,332 18,511 49,556 Tổng 28,921 70,073 31,176 76,627 32,655 86,205 36,237 96,315 39,137101,133 42,446 121,196 Nguồn: [26; 37; 83]

Lưới truyền tải 500kV

Lưới truyền tải 500kV là xương sống của hệ thống điện Việt Nam, có tổng chiều dài 7,346km từ Bắc vào Nam. Hệ thống này đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong cân bằng năng lượng của toàn quốc và có ảnh hưởng lớn tới độ tin cậy cung cấp điện của từng miền.

Khối lượng đường dây (ĐZ) 500kV tăng trưởng trung bình 14.2%/ năm trong giai đoạn 2011-2016. Dung lượng máy biến áp (MBA) 500kV cũng tăng đáng kể từ 13,950 MVA năm 2011 đến 26,100 MVA năm 2016 (tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 đạt 16.2%/năm). Trong khi đó khối lượng đường dây và dung lượng MBA 220-110kV đạt tốc độ tăng trưởng thấp hơn, bình quân 6.4% và 11.5% cùng giai đoạn.

Nhìn chung lưới truyền tải 500 kV Bắc- Nam vận hành tương đối ổn định và chủ yếu truyền tải công suất cao từ Bắc vào Nam đồng thời tổn thất trên đường dây 500 kV giảm dần qua các năm [13]. Nhiều cơng trình đường dây và trạm đã chính thức đưa vào vận hành góp phần đáng kể trong việc đảm bảo cung cấp điện, cải thiện chất lượng điện áp, giảm tổn thất, chống quá tải và nâng cao độ ổn định vận hành của hệ thống.

Lưới truyền tải 220kV, 110kV

Lưới 220-110kV là xương sống cho hệ thống điện của từng miền, có nhiệm vụ đảm bảo việc cung cấp điện an toàn và liên tục tới lưới điện của miền và khu vực. Lưới truyền tải 220kV và 110kV trong thời gian qua cũng phát triển mạnh mẽ, từ xấp xỉ 24,789km đường dây năm 2011 tăng lên gần 35,100km đường dây năm 2016. Dung lượng các trạm biến áp cũng tăng mạnh từ 56,123MVA năm 2011 tăng lên 95,096MVA năm 2016.

Nhìn chung cơ sở hạ tầng lưới điện đã có mức phát triển tốt, nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định do sự gia tăng nhu cầu của phụ tải trong thời gian qua, lưới điện 220-110kV vận hành tương đối ổn định mặc dù một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chưa được đảm bảo một cách tối ưu như khả năng dự phòng (khu vực Miền Bắc và miền Nam). Trong một số trường hợp sự cố nguồn, sự cố lưới và phụ tải cao thực tế có dẫn đến tình trạng q tải các đường dây 220kV liên kết.

Lưới điện phân phối trung và hạ áp

Trong hệ thống điện và vận hành TTĐ, lưới điện phân phối trung áp và hạ áp đóng vai trị trực tiếp đưa điện năng đến hộ tiêu thụ cuối cùng. Hiện nay, lưới phân phối trung áp khu vực các thành phố, thị xã, khu đô thị và khu công nghiệp được xây dựng theo cấu trúc mạch vòng vận hành hở, các khu vực cịn lại theo cấu trúc hình tia. Về mặt kỹ thuật, cấu trúc mạch vòng vận hành hở đem lại khả năng phân phối điện an toàn và tin cậy hơn so với cấu trúc hình tia. Xu hướng chính trong đầu tư, cải tạo và nâng cấp lưới điện trung áp là chuyển về cấp điện áp 22kV trên cả ba miền.

Lưới điện hạ áp ở nước ta phần lớn được thiết kế với kết cấu 3 pha 4 dây hoặc 1 pha 2 dây, trung tính nối đất trực tiếp, cấp điện áp 220 (380)V với nhiều chủng loại dây dẫn như: cáp ngầm (ruột đồng hoặc nhôm), cáp bọc, cáp vặn xoắn ABC, dây trần và dây lưỡng kim. Trong đó, khu vực thành phố, thị xã chủ yếu sử dụng cáp bọc, cáp vặn xoắn ABC và cáp ngầm. Các khu vực còn lại dùng các loại dây như dây trần, dây lưỡng kim.

3.2.4. Cơ chế cạnh tranh trên thị trường điện lực

Từ giai đoạn đầu những năm 2000, cùng với việc thành lập và ra đời các đơn vị phát điện ngoài EVN, ngành điện đã xuất hiện sự cạnh tranh nhất định trong phát điện dù chưa hình thành nền tảng giao dịch TTĐ [82]. Ở giai đoạn này các nguồn ngoài EVN chiếm khoảng 7.2% công suất hệ thống (452MW) và sản lượng điện

chiếm khoảng 9.2% tổng điện thương phẩm (2.51 TWh). Song song với việc cơ cấu lại EVN, lộ trình xây dựng và phát triển TTĐ đã được Chính phủ ban hành tại Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2006, trong đó đặt ra yêu cầu quy định và vạch ra lộ trình ba cấp độ thị trường. Mỗi cấp độ được thực hiện theo hai bước: thí điểm và vận hành chính thức.

TT Phát điện cạnh tranh TT Bán buôn cạnh tranh TT cạnh tranh bán lẻ

(VCGM) (VEWM) 2010 2014 2017 2021 2023 Thí điểm Chính thức Thí điểm Chính thức Thí điểm Chính thức

Hình 3.8: Các cấp độ xây dựng thị trường điện lực tại Việt Nam

Nguồn: [8]

Để xây dựng và chuẩn bị cho các cấp độ, hai giai đoạn triển khai đã được thiết kế với các mục tiêu và kế hoạch hành động cụ thể:

Cấp độ 1 - Thị trường phát điện cạnh tranh: Thành lập Nhà điều hành thị

trường và Đơn vị mua điện duy nhất thuộc EVN. Trên cơ sở đó, đã xây dựng và vận hành Thị trường phát điện cạnh tranh, thực hiện cơ chế thị trường giao ngay để tất cả các máy phát điện có thể tham gia.

Cấp độ 2 - Thị trường cạnh tranh bán buôn: Ở cấp độ này, sẽ mở rộng sự

tham gia của phía cầu trong TTĐ có tổ chức. Mơ hình Đơn vị mua điện duy nhất được thay thế bằng một thỏa thuận theo đó người tiêu dùng có thể đàm phán mua hàng trực tiếp với đơn vị phát điện mà không phụ thuộc vào Đơn vị mua điện duy nhất. Từ năm 2015 đến năm 2016 đã thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm; và từ năm 2017 đến năm 2021 sẽ thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh.

Cấp độ 3 (từ 2021-2023) - Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh: Ở cấp độ này, hoạt động công ty phân phối điện sẽ được chia tách theo chức năng quản lý mạng và bán lẻ. Người tiêu dùng dùng cuối cùng được phục vụ bởi các cơng ty phân phối có thể sau đó tự do lựa chọn các nhà cung cấp của họ (các nhà bán lẻ). Từ sau năm 2023 sẽ thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh.

Như vậy, TTĐ đã và đang chuyển đổi từ cấp độ thị trường độc quyền sang cấp độ TTĐ cạnh tranh. Cho đến nay, TTĐ đã cơ bản có sự cạnh tranh ở khâu sản xuất điện (cấp độ Thị trường phát điện cạnh tranh) và đang trải qua giai đoạn thí điểm của Thị trường bán bn cạnh tranh, cụ thể như sau:

Cấp độ thị trường điện lực cạnh tranh khâu sản xuất điện

Cạnh tranh hóa khâu sản xuất điện (phát điện) đã được chuẩn bị và thực hiện từ năm 2009 và vận hành chính thức từ năm 2012 với tên gọi chính thức là Thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam. Thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam mở cửa thị trường sản xuất điện cho các nhà đầu tư ngồi EVN, đa dạng hóa về mặt sở hữu khâu sản xuất điện. Đối tượng tham gia thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam bao gồm tất cả các nhà máy điện có cơng suất đặt lớn hơn 30MW đấu nối trực tiếp vào lưới điện quốc gia (trừ các nhà máy được đầu tư theo hình thức BOT, các nhà máy điện gió, địa nhiệt…). Từ năm 2015, các nhà máy thủy điện có cơng suất đặt đến 30 MW, đấu nối lưới điện cấp điện áp từ 110 kV trở lên, đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng được quyền lựa chọn tham gia TTĐ.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ trong Thị trường phát điện cạnh tranh, bao gồm: - Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia đảm nhận vai trò của Đơn vị vận hành hệ thống điện và TTĐ và Đơn vị cung cấp dịch vụ thu nhập và quản lý số liệu đo đếm điện năng;

- Tổng công ty truyền tải điện quốc gia đảm nhận vai trò đơn vị cung cấp dịch vụ truyền tải điện.

Hợp đồng & Thanh tốn

Genco BOT (SB chàồo thay) SMHPHP (SMO cơng bbốố ssảảnn lượlượng) Đơn vịvị phátát điệđiệnn Chào giá Điều độ Bảng kê thanh tốn Số liệu đo đếm Điện năng SMO Bảng kê SB thanh toán li u ệ đm ế S ố đo MDMSP Số liệu đo đếm

TNO Điện năng

Đơn vịvị cung Đơn vịvị bánbán

ccấấpp ddịịch vvụụ buôn

Thanh tốn

PC

Đơn vịvị phân

phốốii

Hình 3.9: Cấu trúc và cơ chế hoạt động thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam

Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam áp dụng mơ hình TTĐ tập trung tồn phần và chào giá dựa trên chi phí. Tuy nhiên trong thực tế, thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam áp dụng kết hợp giữa mơ hình chào giá theo chi phí biến đổi và mơ hình chào giá tự do. Tồn bộ điện năng phát của các nhà máy điện được chào bán cho Đơn vị mua buôn duy nhất (Công ty Mua bán điện, thuộc EVN) trên thị trường giao ngay.

Cấp độ thị trường bán buôn cạnh tranh

Thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam được thiết kế và vận hành thử nghiệm từ năm 2016 và vận hành chính thức dự kiến vào cuối năm 2017, theo Quyết định số 8266/QĐ-BCT năm 2015 của Bộ Công Thương phê duyệt Thiết kế chi tiết Thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Các thành viên tham gia Thị trường bán buôn điện cạnh tranh được phân loại thành 03 nhóm chính gồm bên bán điện, bên mua điện và các đơn vị cung cấp dịch vụ.

Bên bán điện bao gồm các đơn vị phát điện và các đơn vị chào giá thay cho đơn vị phát điện. Bên mua điện bao gồm 05 Tổng công ty Điện lực, các khách hàng sử dụng điện lớn đủ điều kiện và các đơn vị mua buôn điện mới. Tổng quan về các nhóm đơn vị thành viên trong Thị trường bán bn điện cạnh tranh được mơ tả trong Hình 3.10.

Hình 3.10: Các bên tham gia Thị trường bán bn điện cạnh tranh

Nguồn: [8]

Điểm khác biệt của Thị trường bán buôn điện cạnh tranh so với thị trường phát điện cạnh tranh là có sự cạnh tranh mua điện từ các nhà sản xuất điện của các Tổng Cơng ty điện lực, thay vì chỉ có Đơn vị mua điện duy nhất như trong Thị trường phát điện cạnh tranh. Năm (05) Tổng cơng ty Điện lực sẽ đóng vai trị là các đơn vị mua buôn điện trong Thị trường bán buôn điện cạnh tranh [8]. Trong Thị trường bán buôn điện cạnh tranh, bên cạnh các Tổng công ty Điện lực, các đơn vị mua buôn điện mới đáp ứng các yêu cầu tài chính - kỹ thuật sẽ được xem xét cho phép tham gia thị trường theo quy định. Các đơn vị mua bn mới này có chức năng cơ bản mua điện từ các đơn vị phát điện thông qua hợp đồng hoặc qua thị trường giao ngay để bán điện cho các khách hàng lớn đủ điều kiện hoặc các Tổng công ty Điện lực.

3.2.5. Cơ chế giá điện

Là một TTĐ đang trong quá trình phát triển và tiếp tục có những cải cách, giá điện bán lẻ tại Việt Nam hiện đang được điều tiết bởi Chính phủ. Tập đồn Điện lực Việt Nam chỉ có thẩm quyền tăng hoặc giảm giá điện bán lẻ không quá 5% qua mỗi đợt điều chỉnh. Giá bán lẻ điện của Việt Nam được chia theo các mục đích sử dụng điện của khách hàng, cấp điện áp đấu nối và thời gian sử dụng điện tại các giờ cao thấp và bình thường trong ngày, đối với khách hàng sử dụng điện sinh hoạt thì sẽ sử dụng biểu giá điện bậc thang với 7 bậc.

Giá bán lẻ điện đối với các nhóm khách hàng cũng có sự bù chéo nhất định. Khách hàng công nghiệp đấu nối tại cấp điện áp từ 6-22kV sẽ được áp dụng mức giá tương ứng với giờ bình thường, cao điểm, thấp điểm là 88%, 161%, 55% và tỷ lệ này cũng được giữ nguyên tại Quyết định số 28/QĐ-TTg ban hành ngày 7 tháng 4 năm 2014. Như vậy có thể thấy mức giá cho mục đích sử dụng điện cơng nghiệp đang được trợ giá từ các mục đích khác khoảng 12%.

Về cơ cấu, giá điện bán lẻ của Việt Nam dựa trên việc tính tốn các thành phần giá/chi phí của các khâu trong dây truyền sản xuất kinh doanh điện bao gồm các khâu Phát điện - Truyền tải điện - Phân phối điện-bán lẻ điện - Chi phí vận hành hệ thống điện và điều hành giao dịch TTĐ, chi phí điều tiết quản lý ngành điện và các khoản thuế, phí theo quy định.

Hiện tại Việt Nam đang vận hành thị trường phát điện cạnh tranh với sản lượng chỉ chiếm trên 50% tổng công suất phát của toàn hệ thống. Khi thị trường

phát điện cạnh tranh vận hành với số lượng lớn các nhà máy điện tham gia thì giá khâu phát sẽ hình thành dựa trên quan hệ cung cầu khách quan, chi phí khâu phát sẽ được tối ưu thông qua hiệu quả của việc vận hành TTĐ. Giá khâu phát của Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 70% giá bán lẻ điện. Khâu phát sẽ phụ thuộc vào giá nhiên liệu sơ cấp như than, khí và đối với Việt Nam cũng sẽ ảnh hưởng bởi sản lượng các nguồn thủy điện trong năm vận hành. Việt Nam là nước có nguồn thủy điện chiếm khoảng 1/3 sản lượng hệ thống điện và có chí phí rẻ hơn so với các nguồn điện khác. Hiện tại các nguồn năng lượng sơ cấp như than và khí đã vận hành theo cơ chế thị trường, về cơ bản đã bỏ các trợ giá đối với lĩnh vực sản xuất điện, giá than và giá khí đã có mối liên hệ với các nguồn cung cấp than trên thế giới và giá khí có hệ số ảnh hưởng với giá dầu MFO thế giới giao tại Singapore.

Theo số liệu thống kê từ 2006 đến 2017 thì Việt Nam đã có 15 lần điều chỉnh giá điện để dần phản ánh đúng chi phí sản xuất điện.

Hình 3.11: Diễn biến giá điện bán lẻ tại Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017

Nguồn: NCS tổng hợp

Thông tin chi tiết các lần điều chỉnh giá điện gần đây được thể hiện tại Phụ lục 1 kèm theo Luận án.

3.2.6. Cơ sở hạ tầng và nền tảng phục vụ giao dịch thị trường điện lực tại Việt Nam

Sau 11 năm kể từ khi lộ trình các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ TTĐ tại Việt Nam được ban hành, CSHT&NT phục vụ giao dịch TTĐ tại Việt Nam đã bước đầu được hình thành, tạo tiền đề và cơ sở để từng bước phát triển TTĐ cạnh tranh một cách ổn định. Đối với Thị trường bán buôn điện cạnh tranh, các quy định quan trọng đã được ban hành bao gồm:

- Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg (thay thế Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2006) do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ TTĐ tại Việt Nam. Theo Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg, Thị trường bán buôn điện cạnh tranh thuộc cấp độ 2 trong Lộ trình hình thành và phát triển TTĐ cạnh tranh tại Việt Nam, và được thực hiện từ năm 2015 đến năm 2021 theo 02 giai đoạn: thí điểm và hoàn chỉnh.

- Điều 9, Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg đã quy định các điều kiện về văn bản pháp lý và cơ sở hạ tầng để hình thành thị trường bán bn điện cạnh tranh, Trong đó, một trong các văn bản pháp lý cần thiết là Đề án Thiết kế thị trường bán buôn điện cạnh tranh được Bộ Công Thương phê duyệt (quy định tại điểm b Điều 9, Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg).

CSHT&NT phục vụ giao dịch TTĐ đã được xây dựng và phát triển theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hiện nay, CSHT&NT phục vụ giao dịch TTĐ ở Việt Nam đang ở cấp độ Thị trường phát điện cạnh tranh. Các CSHT&NT

Một phần của tài liệu Luan an 8.8-nhn (1) (Trang 99 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w