Nguồn: [8]
Để xây dựng và chuẩn bị cho các cấp độ, hai giai đoạn triển khai đã được thiết kế với các mục tiêu và kế hoạch hành động cụ thể:
Cấp độ 1 - Thị trường phát điện cạnh tranh: Thành lập Nhà điều hành thị
trường và Đơn vị mua điện duy nhất thuộc EVN. Trên cơ sở đó, đã xây dựng và vận hành Thị trường phát điện cạnh tranh, thực hiện cơ chế thị trường giao ngay để tất cả các máy phát điện có thể tham gia.
Cấp độ 2 - Thị trường cạnh tranh bán buôn: Ở cấp độ này, sẽ mở rộng sự
tham gia của phía cầu trong TTĐ có tổ chức. Mơ hình Đơn vị mua điện duy nhất được thay thế bằng một thỏa thuận theo đó người tiêu dùng có thể đàm phán mua hàng trực tiếp với đơn vị phát điện mà không phụ thuộc vào Đơn vị mua điện duy nhất. Từ năm 2015 đến năm 2016 đã thực hiện thị trường bán bn điện cạnh tranh thí điểm; và từ năm 2017 đến năm 2021 sẽ thực hiện thị trường bán bn điện cạnh tranh hồn chỉnh.
Cấp độ 3 (từ 2021-2023) - Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh: Ở cấp độ này, hoạt động công ty phân phối điện sẽ được chia tách theo chức năng quản lý mạng và bán lẻ. Người tiêu dùng dùng cuối cùng được phục vụ bởi các cơng ty phân phối có thể sau đó tự do lựa chọn các nhà cung cấp của họ (các nhà bán lẻ). Từ sau năm 2023 sẽ thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh.
Như vậy, TTĐ đã và đang chuyển đổi từ cấp độ thị trường độc quyền sang cấp độ TTĐ cạnh tranh. Cho đến nay, TTĐ đã cơ bản có sự cạnh tranh ở khâu sản xuất điện (cấp độ Thị trường phát điện cạnh tranh) và đang trải qua giai đoạn thí điểm của Thị trường bán buôn cạnh tranh, cụ thể như sau:
Cấp độ thị trường điện lực cạnh tranh khâu sản xuất điện
Cạnh tranh hóa khâu sản xuất điện (phát điện) đã được chuẩn bị và thực hiện từ năm 2009 và vận hành chính thức từ năm 2012 với tên gọi chính thức là Thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam. Thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam mở cửa thị trường sản xuất điện cho các nhà đầu tư ngồi EVN, đa dạng hóa về mặt sở hữu khâu sản xuất điện. Đối tượng tham gia thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam bao gồm tất cả các nhà máy điện có cơng suất đặt lớn hơn 30MW đấu nối trực tiếp vào lưới điện quốc gia (trừ các nhà máy được đầu tư theo hình thức BOT, các nhà máy điện gió, địa nhiệt…). Từ năm 2015, các nhà máy thủy điện có cơng suất đặt đến 30 MW, đấu nối lưới điện cấp điện áp từ 110 kV trở lên, đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng được quyền lựa chọn tham gia TTĐ.
Các đơn vị cung cấp dịch vụ trong Thị trường phát điện cạnh tranh, bao gồm: - Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia đảm nhận vai trò của Đơn vị vận hành hệ thống điện và TTĐ và Đơn vị cung cấp dịch vụ thu nhập và quản lý số liệu đo đếm điện năng;
- Tổng công ty truyền tải điện quốc gia đảm nhận vai trò đơn vị cung cấp dịch vụ truyền tải điện.
Hợp đồng & Thanh tốn
Genco BOT (SB chàồo thay) SMHPHP (SMO cơng bbốố ssảảnn lượlượng) Đơn vịvị phátát điệđiệnn Chào giá Điều độ Bảng kê thanh toán Số liệu đo đếm Điện năng SMO Bảng kê SB thanh toán li u ệ đm ế S ố đo MDMSP Số liệu đo đếm
TNO Điện năng
Đơn vịvị cung Đơn vịvị bánbán
ccấấpp ddịịch vvụụ bn
Thanh tốn
PC
Đơn vịvị phân
phốốii
Hình 3.9: Cấu trúc và cơ chế hoạt động thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam
Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam áp dụng mơ hình TTĐ tập trung tồn phần và chào giá dựa trên chi phí. Tuy nhiên trong thực tế, thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam áp dụng kết hợp giữa mơ hình chào giá theo chi phí biến đổi và mơ hình chào giá tự do. Tồn bộ điện năng phát của các nhà máy điện được chào bán cho Đơn vị mua buôn duy nhất (Công ty Mua bán điện, thuộc EVN) trên thị trường giao ngay.
Cấp độ thị trường bán buôn cạnh tranh
Thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam được thiết kế và vận hành thử nghiệm từ năm 2016 và vận hành chính thức dự kiến vào cuối năm 2017, theo Quyết định số 8266/QĐ-BCT năm 2015 của Bộ Công Thương phê duyệt Thiết kế chi tiết Thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Các thành viên tham gia Thị trường bán buôn điện cạnh tranh được phân loại thành 03 nhóm chính gồm bên bán điện, bên mua điện và các đơn vị cung cấp dịch vụ.
Bên bán điện bao gồm các đơn vị phát điện và các đơn vị chào giá thay cho đơn vị phát điện. Bên mua điện bao gồm 05 Tổng công ty Điện lực, các khách hàng sử dụng điện lớn đủ điều kiện và các đơn vị mua buôn điện mới. Tổng quan về các nhóm đơn vị thành viên trong Thị trường bán bn điện cạnh tranh được mơ tả trong Hình 3.10.
Hình 3.10: Các bên tham gia Thị trường bán bn điện cạnh tranh
Nguồn: [8]
Điểm khác biệt của Thị trường bán buôn điện cạnh tranh so với thị trường phát điện cạnh tranh là có sự cạnh tranh mua điện từ các nhà sản xuất điện của các Tổng Cơng ty điện lực, thay vì chỉ có Đơn vị mua điện duy nhất như trong Thị trường phát điện cạnh tranh. Năm (05) Tổng cơng ty Điện lực sẽ đóng vai trị là các đơn vị mua bn điện trong Thị trường bán buôn điện cạnh tranh [8]. Trong Thị trường bán buôn điện cạnh tranh, bên cạnh các Tổng công ty Điện lực, các đơn vị mua buôn điện mới đáp ứng các yêu cầu tài chính - kỹ thuật sẽ được xem xét cho phép tham gia thị trường theo quy định. Các đơn vị mua bn mới này có chức năng cơ bản mua điện từ các đơn vị phát điện thông qua hợp đồng hoặc qua thị trường giao ngay để bán điện cho các khách hàng lớn đủ điều kiện hoặc các Tổng công ty Điện lực.
3.2.5. Cơ chế giá điện
Là một TTĐ đang trong quá trình phát triển và tiếp tục có những cải cách, giá điện bán lẻ tại Việt Nam hiện đang được điều tiết bởi Chính phủ. Tập đồn Điện lực Việt Nam chỉ có thẩm quyền tăng hoặc giảm giá điện bán lẻ không quá 5% qua mỗi đợt điều chỉnh. Giá bán lẻ điện của Việt Nam được chia theo các mục đích sử dụng điện của khách hàng, cấp điện áp đấu nối và thời gian sử dụng điện tại các giờ cao thấp và bình thường trong ngày, đối với khách hàng sử dụng điện sinh hoạt thì sẽ sử dụng biểu giá điện bậc thang với 7 bậc.
Giá bán lẻ điện đối với các nhóm khách hàng cũng có sự bù chéo nhất định. Khách hàng cơng nghiệp đấu nối tại cấp điện áp từ 6-22kV sẽ được áp dụng mức giá tương ứng với giờ bình thường, cao điểm, thấp điểm là 88%, 161%, 55% và tỷ lệ này cũng được giữ nguyên tại Quyết định số 28/QĐ-TTg ban hành ngày 7 tháng 4 năm 2014. Như vậy có thể thấy mức giá cho mục đích sử dụng điện cơng nghiệp đang được trợ giá từ các mục đích khác khoảng 12%.
Về cơ cấu, giá điện bán lẻ của Việt Nam dựa trên việc tính tốn các thành phần giá/chi phí của các khâu trong dây truyền sản xuất kinh doanh điện bao gồm các khâu Phát điện - Truyền tải điện - Phân phối điện-bán lẻ điện - Chi phí vận hành hệ thống điện và điều hành giao dịch TTĐ, chi phí điều tiết quản lý ngành điện và các khoản thuế, phí theo quy định.
Hiện tại Việt Nam đang vận hành thị trường phát điện cạnh tranh với sản lượng chỉ chiếm trên 50% tổng cơng suất phát của tồn hệ thống. Khi thị trường
phát điện cạnh tranh vận hành với số lượng lớn các nhà máy điện tham gia thì giá khâu phát sẽ hình thành dựa trên quan hệ cung cầu khách quan, chi phí khâu phát sẽ được tối ưu thông qua hiệu quả của việc vận hành TTĐ. Giá khâu phát của Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 70% giá bán lẻ điện. Khâu phát sẽ phụ thuộc vào giá nhiên liệu sơ cấp như than, khí và đối với Việt Nam cũng sẽ ảnh hưởng bởi sản lượng các nguồn thủy điện trong năm vận hành. Việt Nam là nước có nguồn thủy điện chiếm khoảng 1/3 sản lượng hệ thống điện và có chí phí rẻ hơn so với các nguồn điện khác. Hiện tại các nguồn năng lượng sơ cấp như than và khí đã vận hành theo cơ chế thị trường, về cơ bản đã bỏ các trợ giá đối với lĩnh vực sản xuất điện, giá than và giá khí đã có mối liên hệ với các nguồn cung cấp than trên thế giới và giá khí có hệ số ảnh hưởng với giá dầu MFO thế giới giao tại Singapore.
Theo số liệu thống kê từ 2006 đến 2017 thì Việt Nam đã có 15 lần điều chỉnh giá điện để dần phản ánh đúng chi phí sản xuất điện.