Các phương pháp đánh giá đặc điểm cá tính

Một phần của tài liệu Nguyen-Thi-Hanh-CHQTKDK2 (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ

1.3. Các phương pháp đánh giá nhân sự

1.3.1. Các phương pháp đánh giá đặc điểm cá tính

Phương pháp Thang đo bình chọn dạng biểu đồ

Phương pháp này là phương pháp bảng điểm được đánh giá thông qua một đồ thị. Theo phương pháp này, đánh giá thực hiện công việc của nhân viên thông qua một bản điểm mẫu, trong đó liệt kê những yêu cầu chủ yếu đối với nhân viên khi thực hiện công việc như số lượng, chất lượng, hành vi, tác phong, sáng kiến và triển vọng của nhân viên.

Các yếu tố được đánh giá gồm có hai loại: các đặc tính liên quan đến cơng việc và các đặc tính liên quan đến cá nhân đương sự. Các yếu tố liên quan đến

công việc thường bao gồm: khối lượng, chất lượng công việc. Các yếu tố liên quan đến cá nhân gồm có các đặc tính như: độ tin cậy, sáng kiến, khả năng thích nghi, khả năng phối hợp… Các thang đo có thể được thể hiện và xem xét dưới dạng biểu đồ để xem tiến trình kết quả đánh giá theo thời gian.

Người đánh giá điền vào một mẫu in sẵn bằng cách ghi ký hiệu vào các mức độ của mỗi yếu tố. Trong bảng có thể để một khoảng trống để người đánh giá ghi lời nhận xét.

Phương pháp Thang đo Tiêu chuẩn Tổng hợp

Phương pháp Thang đo Tiêu chuẩn Tổng hợp là bước phát triển tiếp theo của phương pháp Thang đo Bình chọn dạng biểu đồ. So với Thang đo Bình chọn dạng biểu đồ chỉ sử dụng thang đo đơn, người đánh giá sẽ được cung cấp ba mô tả cụ thể cho mỗi đặc điểm cá tính. Những mơ tả này phản ảnh ba mức độ thực hiện cơng việc: tốt hơn, trung bình, kém.

Phương pháp Lựa chọn Bắt buộc

Phương pháp Lựa chọn bắt buộc (Forced-Choice method) yêu cầu người đánh giá chọn từ những nhận xét đã có sẵn, thường những nhận xét này được trình bày theo cặp thể hiện sự yêu thích ngang bằng hoặc u thích khơng ngang bằng.

Phương pháp Lựa chọn bắt buộc không phải khơng có hạn chế, hạn chế đầu tiên là chi phí thiết lập và duy trì tính hiệu lực của phương pháp này. Do nguyên nhân phương pháp không mang lại tác dụng nên phương pháp này thường bị người đánh giá loại bỏ khỏi chương trình đánh giá.

Phương pháp Viết bản Nhận xét

Phương pháp viết bản (Essay method) nhận xét thường được kết hợp với những phương pháp bình chọn khác. Bản Nhận xét có thể cung cấp thêm những thơng tin mơ tả về thực hiện công việc của nhân viên mà không nhất thiết phải thơng qua thang đo bình chọn.

Phương pháp Viết bản Nhận xét sẽ tạo cơ hội tốt nhất để lãnh đạo chỉ ra những đặc điểm cá tính “độc nhất vô nhị” của nhân viên được đánh giá. Một hạn chế lớn của phương pháp này là người lãnh đạo viết một bản nhận xét cố gắng bao gồm tất cả những đặc điểm cá tính thiết yếu của nhân viên sẽ mất rất nhiều thời gian (thế nhưng khi kết hợp với những phương pháp khác, sẽ

khơng địi hỏi người lãnh đạo phải viết một bản nhận xét dài dòng). Một điểm

bất lợi khác của phương pháp này là chất lượng đánh giá nhân viên sẽ tùy thuộc vào kỹ năng và cách hành văn của người lãnh đạo. Người lãnh đạo viết giỏi thì sẽ đưa ra bản đánh giá có lợi cho nhân viên hơn. Một khuyết điểm cuối cùng của phương pháp này là sẽ rơi vào khuynh hướng chủ quan và khơng tập trung vào những khía cạnh liên quan đến thực hiện công việc của nhân viên.

Một phần của tài liệu Nguyen-Thi-Hanh-CHQTKDK2 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w