Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay KHCN

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng NNPTNT , chi nhánh huyện Tiên Du , PGD Chợ Sơn , tỉnh Bắc Ninh (Trang 34 - 42)

Việc nhận biết được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN là rất quan trọng để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả của dịch vụ này. Tín dụng cá nhân chịu sự tác động của hai nhân tố chính là nhân tố chủ quan của ngân hàng, các nhân tố khách quan từ phía khách hàng và mơi trường pháp lý.

1.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng

- Chính sách tín dụng của ngân hàng:

Có thể nói đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến quy mơ của hoạt động tín dụng nói chùng và của hoạt động cho vay nói riêng. Bởi chính sách tín dụng là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi vào đúng quỹ đạo, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của ngân hàng. Ngân hàng cần có một chính sách tín dụng đúng đắn để thu hút được nhiều khách hàng và đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng. Một chính sách tín dụng đúng đắn phải phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh tế xã hội cũng như mục tiêu của ngân hàng. Chính sách tín dụng của ngân hàng ảnh hưởng đến quy mơ của tín dụng ở rất nhiều yếu tố khác nhau, song ảnh hưởng trực tiếp là ở những yếu tố chủ yếu như:

+ Phương thức cho vay:

Nếu ngân hàng càng có nhiều phương thức cho vay đa dạng và phong phú thì càng đáp ứng được hầu hết mọi nhu cầu đa dạng của khách hàng tại từng thời điểm khác nhau là nhân tố quan trọng để mở rộng quy mô của hoạt động cho vay.

+ Lãi suất cạnh tranh:

Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng đối với ngân hàng. Ngân hàng có lãi suất cho vay thấp sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với mình, tuy nhiên các ngân hàng khơng thể đơn phương hạ mức lãi suất của mình xuống thấp hẳn so với các ngân hàng khác được mà lãi suất cạnh tranh này phải dựa trên cơ sở quy định chung về lãi suất của hệ thống ngân hàng, lãi suất phải phù hợp với lợi nhuận của ngân hàng, đảm bảo trang trải được chi phí về quản lý, về trả lãi huy động, bù đắp được rủi ro có thể xảy ra

Cũng giống như các hoạt động tín dụng khác, cho vay tiêu dùng đòi hỏi người vay phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định để có thể vay được từ ngân hàng. Các điều kiện này có ý nghĩa sàng lọc những khách hàng tốt và loại bỏ những khách hàng khơng có khả năng trả nợ có thể tiếp cận được đến dịch vụ ngân hàng.

- Công tác tổ chức:

Mỗi ngân hàng đều có cách thức quản lý khác nhau, trường hợp ngân hàng có cơ cấu tổ chức khoa học, hợp lý thì sẽ tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, cán bộ, cơng nhân viên, các phịng ban hoặc giữa ngân hàng với ngân hàng trong cùng hệ thống để đảm bảo cho các hoạt động được nhịp nhàng, đạt hiệu quả cao nhất, từ đó đã góp một phần khơng nhỏ trong việc đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, nâng cao hiệu quả tín dụng.

- Chất lượng của đội ngũ cán bộ ngân hàng:

Trong bất cứ một ngành nghề, lĩnh vực hoạt động nào trong xã hội hiện nay thì đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quan trọng mà các đơn vị sử dụng lao động đều đặt lên hàng đầu. Trong lĩnh vực hoạt động động ngân hàng thì đạo đức nghề nghiệp lại càng địi hỏi cao hơn. Bởi vì mỗi một cán bộ tín dụng đều phải hiểu và tuân thủ nghiêm ngặt vì là họ đại diện, là bộ mặt của ngân hàng. Cán bộ tín dụng là người đầu tiên tìm kiếm khách hàng, tiếp xúc, hướng dẫn và tiếp nhận và thẩm định hồ sơ của khách hàng, để từ đó họ có xét duyệt và đưa ra quyết định là có cho vay hay khơng cho vay. Đồng thời cán bộ tín dụng cũng là người giám sát khoản vay sau giải ngân và thu hồi nợ. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cũng phải có trình độ, nghiệp vụ chun mơn nhất định để có thể đánh giá, phân tích khoản vay trên tinh thần trunng thực, khách quan, có trách nhiệm cao với cơng việc để qua đó có thể lựa chọn được những khách hàng tốt, có đủ năng lực tài chính, pháp lý cũng như tư cách đạo đức… Vì vậy, ngân hàng cần có những chính sách đãi ngộ tốt đối với cán bộ, cơng nhân viên thì sẽ có đội ngũ cán bộ, cơng nhân viên mẫn cán, năng động, sáng tạo và có đầy đủ kiến thức cả về nghiệp vụ lẫn chuyên môn và là những con người chủ chốt làm cho hoạt động cho vay thực hiện một cách an tồn, hiệu quả,

nhanh chóng, tiện lợi sẽ làm cho hoạt động chung của ngân hàng ngày càng tăng trưởng cả về chất lượng và số lượng.

Trường hợp ngược lại nếu ngân hàng nào mà khơng có được những chính sách hợp lý thì sẽ khơng tạo nên được đội ngũ chuyên nghiệp vừa hồng vừa chuyên sẽ dẫn đến hình ảnh của ngân hàng đó sẽ ngày càng giảm sút và khơng có được sự tín nhiệm cao từ phía khách hàng.

Trong mỗi sự thành công hay thất bại của bất kỳ lĩnh vực nào của mỗi một đơn vị kinh doanh khác nhau và đặc biệt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì yếu tố con người là rất quan trọng vì mỗi cá thể đó có thể đó có thể giữ cho tâm trong sạch và đạo đức nghề nghiệp và kinh nghiệm được đặt lên hàng đầu, bởi đó là tài sản vơ cùng quý giá đối với ngân hàng nói riêng và các đơn vị kinh doanh nói chung.

- Cơng tác thơng tin:

Trong mỗi một tổ chức kinh doanh riêng biệt nói chung và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung nói riêng thì họ có rất nhiều nguồn thơng tin thu thập được, họ dựa trên những nguồn thơng tin đó để đưa ra những đánh giá, phân tích khả năng tài chính của khách hàng và tiềm năng của họ ở thời điểm hiện tại như thế nào trong việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của họ ra sao?. Dựa trên những đánh giá và phân tích đó mà ngân hàng có thể tính tốn được mức độ rủi ro và phán đoán được khả năng kiểm sốt rủi ro đó của ngân hàng để qua đó có những giải pháp cụ thể và phịng tránh được những ý đồ xấu gì khơng như: có hiện tượng lừa đảo, chây ỳ khơng chịu trả nợ để có những cách thức giải quyết kịp thời.

- Cơng nghệ ngân hàng:

Nhân tố này có ảnh hưởng to lớn đến khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Công nghệ hiện đại cho phép ngân hàng dùng mãy móc thay thế con người, giảm được chi phí nhân cơng, từ đó giảm chi phí cho vay tiêu dùng. Hơn nữa cơng nghệ ngân hàng hiện đại cịn cho phép ngân hàng nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh tốc độ giao dịch, tiết kiệm thời gian, tạo nên sự tiện lợi cho khách hàng.

1.3.2. Các nhân tố thuộc về khách hàng

- Năng lực tài chính của khách hàng:

Với mỗi cán bộ tín dụng vấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn được ngân hàng chấp thuận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn đủ mạnh nhưng không ổn định.

Quy mô thu nhập thường xuyên của khách hàng, trong cho vay tiêu dùng, nguồn trả nợ phổ biến là thu nhập thường xuyên của khách hàng, sau khi trừ đi một phần chi phí cho nhu cầu tiêu dùng. Thu nhập có thể dưới dạng tiền công, tiền lương đối với những người đang ở độ tuổi lao động hoặc dưới dạng trợ cấp xã hội đối với những người đã về hưu. Nhìn chung, thu nhập thường xuyên càng lớn, khả năng trả nợ của khách hàng càng cao, trên cơ sở đó cho vay tiêu dùng càng có khả năng mở rộng.

- Thói quen tiêu dùng của dân cư có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM. Ở Việt Nam, dân cư miền Bắc ln có xu hướng tiết kiệm hơn dân cư khu vực miền Nam.

- Đạo đức của người đi vay là nhân tố tác động không nhỏ đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Đạo đức thể hiện trên năng lực pháp lý và mức độ tín nhiệm. Năng lực pháp lý là việc khách hàng có tuân thủ và chấp hành theo các quy định của pháp luật hay khơng. Mức độ tín nhiệm là sự sẵn lịng trả nợ của khách hàng.

- Tài sản đảm bảo cũng ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng. Nếu khách hàng ngồi đảm bảo bằng chính tài sản đó, có thêm những tài sản đảm bảo có giá trị khác thì độ tín nhiệm càng tăng, khả năng quyết định cho khách hàng vay cũng cao hơn.

1.3.3. Các nhân tố khách quan

Tất cả các hoạt động trong xã hội đều chịu sự chi phối của một hệ thống pháp luật. Hàng năm có hàng nghìn văn bản được ban hành: Quyết định, nghị định, thông tư, công văn, chỉ thị… tuy nhiên không phải văn bản nào cũng đi vào cuộc sống, các văn bản chồng chéo lên nhau, thiếu sự thống nhất, đồng bộ. Đặc biệt lĩnh vực ngân hàng là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến hầu hết các văn bản pháp luật và các cơ quan của Chính phủ. Nếu mơi trường pháp lý khơng tốt sẽ gây khó khăn cho ngân hàng và các chủ thể kinh tế khác trong xã hội, sẽ tạo ra những khe hở pháp luật để những đối tượng xấu lợi dụng, luồn lách. Có những bộ luật tác động trực tiếp lên hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: Luật các tổ chức tín dụng, Luật NHNN… Những luật này quy định tỷ lệ huy động vốn của ngân hàng so với vốn tự có, quy định việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, quy định mức cho vay của NHTM đối với một khách hàng, quy định về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng… Vì vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của NHTM thì cần phải làm cho mơi trường pháp lý tốt hơn nữa, ý thức chấp hành pháp luật tốt các văn bản ban hành cần phải được đồng bộ, thống nhất, minh bạch, có tính thực tế. Ngồi mơi trường pháp lý thì mơi trường kinh tế cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay của NHTM. Do nền kinh tế càng phát triển thì cũng đi kèm với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tiêu dùng của dân chúng sẽ tăng lên. Để đáp ứng được những nhu cầu vượt khỏi khả năng tài chính của mình thì các KHCN cần có một nguồn tài trợ từ vốn.

- Môi trường kinh tế:

Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Nó tạo mơi trường rất thuận lợi để mở rộng hoạt động cho vay. Bất cứ một ngân hàng nào cũng chịu sự chi phối của các chu kỳ kinh tế. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triẻn ổn định, doanh nghiệp làm ăn tốt thì xã hội có nhiều nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vay vốn tăng. Mặt khác nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân và tạo khả năng tiết kiệm do đó tạo triển vọng cho vay tiêu

dùng. Ngược lại nền kinh tế suy thoái, dẫn đến nền kinh tế giảm khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế giảm do đó dư thừa ứ đọng vốn, không những hoạt động cho vay không được mở rộng mà còn bị thu hẹp.

Nếu là thành thị hoặc nơi tập trung đơng dân cư, có mức thu nhập khá, trình độ học vấn cao thì nhu cầu vay của KHCN sẽ tăng cao hơn so với các vùng nông thôn, hẻo lánh nơi mà người nông dân quanh năm chỉ biết tới đồng ruộng. Nhưng cần lưu ý ở các khu vực đơng đúc, nhộn nhịp thì cũng là địa bàn kinh doanh của nhiều ngân hàng khác, do đó ngân hàng phải tạo ra điểm khác biệt để tạo ra đặc trưng cho mình nhằm thu hút khách hàng.

- Mơi trường chính trị:

Sự ổn định của mơi trường chính trị, xã hội là một căn cứ quan trọng để ra quyết định của các nhà đầu tư. Nếu một trường này ổn định thì các nhà đầu tư sẽ yên tâm thực hiện việc mở rộng đầu tư và do đó nhu cầu tín dụng ngân hàng trung và dài hạn tăng lên. Ngược lại nếu mơi trường bất ổn thì họ sẽ tìm cách thu hẹp sản xuất để bảo tồn vốn, hạn chế rủi ro.

- Môi trường khoa học công nghệ:

Môi trường khoa học công nghệ tác động lớn đến các hoạt động của ngân hàng, trong đó có cho vay tiêu dùng. Tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp ngân hàng hạ thấp chi phí hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chào bán các sản phẩm tín dụng tiêu dùng. Các tiến bộ kỹ thuật còn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng của ngân hàng trong việc vay và trả tiền, giúp ngân hàng đưa ra được các sản phẩm dịch vụ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng ví dụ như tín dụng dùng qua thẻ, tín dụng tiêu dùng thấu chi…

- Mơi trường văn hóa - xã hội:

Các yếu tố gắn với mơi trường văn hóa xã hội phải kể đến đó là: tập quán, thói quen và lối sống…tất cả các yếu tố này phần nào có ảnh hưởng đến quyết định đưa ra các hình thức cho vay KHCN của ngân hàng. Vì vậy, mỗi một vùng miền thì đều có đặc trưng riêng như: miền Bắc thường làm ra của cải là tích lũy, gửi tiết kiệm hơn so với miền Nam, chính vì vậy việc mở rộng mạng lưới bắt buộc phải nghiên

cứu thị hiếu tại nơi đó như thế nào, nếu như nơi đó chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm thì chắc chắn nơi đó sẽ có mối quan tâm đó là vay tiêu dùng và vay để sản xuất kinh doanh.

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG PHÁT TRIỂN CHO VAY KHCN TẠINN&PTNT , CHI NHÁNH HUYỆN TIÊN DU , PGD CHỢ SƠN , NN&PTNT , CHI NHÁNH HUYỆN TIÊN DU , PGD CHỢ SƠN ,

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng NNPTNT , chi nhánh huyện Tiên Du , PGD Chợ Sơn , tỉnh Bắc Ninh (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w