Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tạo động lực cho lực lượng bán hàng của

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho lực lượng bán hàng tại công ty TNHH Thương mại Gems Việt Nam (Trang 30 - 33)

6. Kết cấu đề tài

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tạo động lực cho lực lượng bán hàng của

của doanh nghiệp

1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp1.3.1.1. Khả năng tài chính của doanh nghiệp 1.3.1.1. Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Mỗi một doanh nghiệp đều có loại hình, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh cụ thể với khả năng tài chính khơng giống nhau. Do đó, cần phải căn cứ vào tình hình và khả năng tài chính cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, giai đoạn để xây dựng những chính sách, kế hoạch cũng như thực hiện các công tác tạo động lực cho lực lượng bán hàng một cách cụ thể, hợp lí và hiệu quả.

Việc xây dựng được một chính sách tài chính phù hợp, chính xác sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền bạc, công sức cũng như việc đầu tư vào các chương trình, chính sách tạo động lực cho lực lượng bán hàng cũng sẽ được diễn ra một cách thuận lợi, chính xác và hiệu quả hơn trong tầm mức tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, việc xây dựng cũng như tiến hành triển khai các chương trình, cơng tác tạo động lực cho người lao động nói chung cũng như lực lượng bán hàng nói riêng trong doanh nghiệp cũng cần được xem xét và xây dựng và điều chỉnh dựa trên mức kinh phí và tình hình tài chính cụ thể của doanh nghiệp, khơng nên bắt chước hay chạy theo các chính sách khơng phù hợp của các Cơng ty khác.

1.3.1.2. Quan điểm của nhà quản trị

Nhà quản trị là những người thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được giao nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người đó. Nhà quản trị là những người ra quyết định mang tính ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp. Những quan điểm của nhà quản trị cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên cách mà họ ra quyết định. Do đó, tùy vào phong cách lãnh đạo hay quan điểm quản trị của nhà quản trị cũng sẽ ảnh hưởng tới các chính sách, cơng tác tạo động lực cho lực lượng bán hàng tại từng doanh nghiệp cụ thể.

1.3.1.3. Điều kiện làm việc và văn hóa doanh nghiệp

Điều kiện làm việc:

Điều kiện làm việc bao gồm tất cả các trang thiết bị (bàn ghế, máy tính, văn phịng phẩm, đồng phục, …) mà tổ chức/doanh nghiệp cung cấp cho lực lượng bán hàng trong quá trình làm việc. Điều kiện làm việc chính là một yếu tố để tạo động lực cho lực lượng bán hàng. Bởi điều kiện làm việc thuận lợi sẽ giúp ích rất nhiều cho lực lượng bán hàng trong q trình làm việc, giúp cơng việc của họ được tiến hành thuận

lợi, nhanh chóng và trơn tru hơn. Một điều kiện làm việc thuận lợi cũng sẽ giúp lực lượng bán hàng phát huy được một cách hiệu quả khả năng và hiệu quả làm việc.

Văn hóa doanh nghiệp:

Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện qua phong cách làm việc, quan hệ giữa đồng nghiệp và giữa những nhà quản lý với nhân viên. Một doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp với bầu khơng khí năng động, thân thiện, … sẽ tạo cho lực lượng bán hàng cảm giác thoải mái, dễ dàng hồn thành cơng việc được giao cũng như hợp tác cùng hồn thành cơng việc cùng với các nhân viên khác, bộ phận khác của doanh nghiệp một cách hiệu quả, nhanh chóng.

Xây dựng một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, văn minh, đồn kết, … cũng chính là một trong những biện pháp tạo động lực làm việc hiệu quả cho người lao động, đặc biệt là đối với lực lượng bán hàng. Đặc biệt, mỗi một Công ty sẽ có một văn hóa doanh nghiệp khơng giống nhau, nhà quản trị cũng cần phải căn cứ vào văn hóa doanh nghiệp của cơng ty mình để có thể xây dựng được các chính sách cũng như chương trình tạo động lực cho lực lượng bán hàng của cơng ty mình một các phù hợp. Do đó, văn hóa doanh nghiệp của mỗi Cơng ty cũng sẽ ảnh hưởng tới công tác tạo động lực cho lực lượng bán hàng của cơng ty đó.

1.3.1.4. Đặc thù cơng việc

Mỗi vị trí cơng việc đều có những đặc thù riêng với những mức độ chuyên mơn hóa phức tạp và những rủi ro khác nhau. Đối với lực lượng bán hàng, họ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, do đó cần phải trang bị được những kiến thức chuyên môn về sản phẩm, khả năng giao tiếp, nắm bắt tâm lý khách hàng, … để phục vụ cho q trình bán hàng diễn ra được sn sẻ, hiệu quả. Ngồi ra, họ cịn phải chịu được những áp lực về doanh số, áp lực về khách hàng, … Do đó, cần phải đặc biệt chú trọng tới công tác tạo động lực cho lực lượng bán hàng để họ có thêm nhiều động lực làm việc, cống hiến hết mình và đạt được hiệu suất cơng việc.

1.3.1.5. Các chính sách lương thưởng

Các chính sách lương thưởng ln là những yếu tố hàng đầu tác động tới tâm lý cũng như động lực làm việc của người lao động, đặc biệt là đối với lực lượng bán hàng. Các chính sách lương thưởng, chiết khấu phần tram hoa hồng từ sản phẩm, doanh số, … sẽ tạo động lực nỗ lực và phấn đấu cho lực lượng bán hàng bởi chúng không chỉ thỏa mãn được nhu cầu của lực lượng bán hàng mà đồng thời còn ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực lực và những đóng góp, cống hiến của họ đối với doanh nghiệp.

1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp1.3.2.1. Tình hình phát triển của nền kinh tế 1.3.2.1. Tình hình phát triển của nền kinh tế

Nền kinh tế đang ngày càng tăng trưởng, phát triển và có xu hướng hội nhập. Do đó, nhu cầu và mức sống của người lao động, trong đó có lực lượng bán hàng cũng tăng lên ngày càng cao hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong giai đoạn tình hình dịch bệnh, thiên tai như năm 2020, nền kinh tế Việt Nam nói riêng cũng như tồn thế giới nói chung cũng đang gặp phải nhiều khó khăn và thách thức. Do đó, nhà quản trị cần phải xây dựng được những chương trình tạo động lực hiệu quả để thu hút được người tài và giữ chân được lực lượng lao động hiệu quả, tạo được sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp.

1.3.2.2. Hệ thống Pháp luật, quy định của Nhà nước

Các quy định về an toàn lao động, chế độ bảo hiểm, tiền lương tối thiểu, … và các chính sách, hệ thống Pháp luật quy định của Nhà nước đều ảnh hưởng trực tiếp tới các cơng cụ cũng như chính sách mà doanh nghiệp được phép thi hành và áp dụng đối với doanh nghiệp của mình. Do đó, các nhà quản trị cần phải nắm rõ và xây dựng được các chính sách, chương trình cũng như áp dụng được các công cụ tạo động lực cho người lao động, lực lượng bán hàng một cách hiệu quả và hợp lí dựa theo những hệ thống Pháp luật và quy định của Nhà nước.

1.3.2.3. Thị trường lao động

Tùy thuộc vào tình hình cung và cầu của nguồn lao động trên thị trường lao động của từng giai đoạn, doanh nghiệp cần phải cập nhật và xây dựng được cho mình những chính sách tạo động lực hiệu quả, đa dạng để thu hút và giữ chân được người tài. Đặc biệt, khi cầu vượt q cung thì các chính sách tạo động lực sẽ trở thành một vũ khí cạnh tranh hàng đầu cho doanh nghiệp trên thị trường lao động.

1.3.2.4. Đối thủ cạnh tranh

Các chính sách về nhân sự, các chương trình tạo động lực của đối thủ cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh cũng hưởng tới công tác tạo động lực cho lực lượng bán hàng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu tình hình tổng quát của các đối thủ cạnh tranh lớn của mình, tìm hiểu về những điểm mạnh và hạn chế của họ để tiến hành xem xét, điều chỉnh các chính sách, chương trình của doanh nghiệp một cách hợp lí. Những chương trình tạo động lực làm việc hiệu quả trong từng giai đoạn khác nhau sẽ giữ chân được người lao động, xây dựng được sự gắn bó của họ đối với doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG

MẠI GEMS VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho lực lượng bán hàng tại công ty TNHH Thương mại Gems Việt Nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w