Vốn huy động tại NHNo&PTNT chi nhánhKCN Hoà Phú

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động dưới áp lực cạnh tranh nội ngành tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp hoà phú (Trang 45 - 47)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 2018 2019 2020 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

1. Tiền gửi tiết kiệm 166.738 206.793 227.472 40.055 24,02 20.679 10,00

-TG không kỳ hạn 14.433 16.721 18.393 2.288 15,85 1.672 10,00 -TG có kỳ hạn <12 tháng 101.580 117.005 128.706 15.425 15,19 11.701 10,00 -TG có kỳ hạn 12 tháng đến 24 tháng 48.369 67.377 74.115 19.008 39,30 6.738 10,00 -TG có kỳ hạn 24 tháng trở lên 2.356 5.690 6.259 3.334 141,51 569 10,00

2. Tiền gửi thanh toán 13.703 17.040 18.744 3.337 24,35 1.704 10,00

-Tiền gửi TCKT 2.350 3.425 3.768 1.075 45,74 343 10,01

-Tiền gửi của dân cư 11.353 13.615 14.977 2.262 19,92 1.362 10,00

Tổng 180.441 223.833 246.216 43.392 24,05 22.383 10,00

(Nguồn: KQHĐKD giai đoạn 2018 - 2020).

Theo bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn huy động theo dân cư và tiền gửi <12 tháng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn từ <12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất so với hai kỳ hạn khác, điều đó cho ta thấy TG có kỳ hạn từ <12 tháng đang là sản phẩm được người dân ưa chuộng, và điều này cho thấy sự ổn định trong nguồn vốn huy động của Agribank Vĩnh Long

Nguồn vốn huy động 3 năm đều có sự tăng trưởng

 Tiền gửi tiết kiệm

 Tiền gửi khơng kỳ hạn: Tiền gửi khơng kỳ hạn có xu hướng tăng qua 3 năm, ở năm 2018 con số nó chỉ ở mức 14.433 triệu đồng nhưng đến năm 2019 đã tăng lên 18.393 triệu đồng tăng 2.288 triệu đồng tương đương 15,85% và tới năm 2020 lại tăng nhẹ 18.393 triệu đồng tăng 1.672 triệu đồng tương đương 10,00%.

 Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: Ta thấy loại tiền này đang có xu hướng tăng đều qua các năm, năm 2018 là 101.580 triệu đồng một con số đáng ngưỡng mộ, đến năm 2019 tăng lên 117.005 triệu đồng tăng 15.425 triệu đồng tương đương 15,19% so với năm 2018.

Và sự chênh lệch giữa lãi suất Agribank-Vīnh Long vẫn thấp hơn lãi suất của các ngân hàng thương mại cổ phần trong vùng, chính vì sự cạnh tranh đó cũng làm cho lượng tiền huy động chưa được như mong đợi. Nhận thấy được điều đó NH đã đưa ra nhiều hình thức tiền gửi một cách đa dạng với lãi suất hấp dẫn như: tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ

bảo đảm giá trị theo giá vàng.... Nhờ thế mà đến năm 2020 lượng tiến đã tăng lên 128.706 triệu đồng so với năm 2019 tăng 11.701triệu đồng tương đương 10,00%.

 Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng: Lượng tiền gửi này tăng mạnh qua 3 năm. Năm 2018 nằm ở mức 48.369 triệu đồng thì đến năm 2019 đã lên đến 67.377 triệu đồng tang khoảng 19.008 triệu đồng tương đương 39,30%. Năm 2020 con số này đã lên đến mức 74.115 triệu đồng tức là tăng khoảng 6.738 triệu đồng tương đương 10,00%. Nguyên nhân của sự tăng mạnh này là do mức lãi suất huy động của kỳ hạn này cao hơn mức lãi suất của các kỳ hạn khác. Nên tiền gửi từ tổ chức kinh tế luôn tặng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động thơng qua tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng.

 Tiền gửi có kỳ hạn 24 tháng trở lên: Tiền gửi có kỳ hạn 24 tháng trở lên đây là loại tiền gửi chủ yếu là từ đại bộ phận dân cư có thu nhập ổn định, tuy con số vẫn còn nhỏ so với tiền gửi không kỳ han và 2 kỳ hạn trước nhưng đó cũng là một dấu hiệu đáng mừng. Như ta thấy ở năm 2018 số tiền huy động từ tiên gửi có kỳ hạn 24 tháng trở lên là 2.356 triệu đồng thì tới năm 2019 là 5.690 triệu đồng tăng lên 3.334 triệu đồng tương đương 141,51%, sang năm 2020 tiếp tục tăng lên 6.259 triệu đồng so với năm 2019 thì đã tăng 569 triệu đồng tương đương 10,00%. Điều đó cho thấy Ban lãnh Đạo NH đã đưa ra các biện pháp hiệu quả khắc phục được tình trạng chênh lệch lãi suất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo sản phẩm tiếp cận được người dân. Tình hình kinh tế tương đối ổn định thu nhập người dân ổn định và do tâm lý khách hàng tin tưởng đây là NH nhà nước đã hoạt động lâu dài, tạo được uy tính thu hút khách hàng vào NH mở tài khoản gửi tiền tiền huy động từ dân cư cũng từ đó tăng lên.

 Tiền gửi thanh toán:

 Tiền gửi của TCKT: Trong thời điểm kinh tế đang phát triển như hiện nay việc thanh toán giữa các tổ chức kinh tế khơng cịn dựa trên tiền mặt nữa mà thanh toán bằng chứng từ chuyển khoản cho nhau. Nếu năm 2018 đạt 2.350 triệu đồng thì đến năm 2019 con số này lên đến 3.425 triệu đồng tăng 1.075 triệu đồng tương đương 45,74%, năm 2020 có sự tăng nhẹ đạt 3.768 triệu đồng tăng 343 triệu đồng tương đương 10,01%

 Tiền gửi dân cư: Người dân bây giờ cũng vậy họ khơng cịn thói quen cất tiền nhiều trong túi mà thay vào đó là để tiền trong tài khoản thẻ hễ có việc cần là ra chỗ

ATM rút tiền. Vì thế tiền gửi khơng kỳ hạn đang là một kênh huy động cần thiết để khai thác chắc chắn trong tương lai sẽ mang lại nguồn vốn huy động cao cho Ngân hàng. Nhìn chung 3 năm đều có sự tăng trưởng khá đều, cụ thể năm 2018 là 11.353 triệu đồng thì đến năm 2019 tăng đạt 13.615 triệu đồng tăng 2.262 triệu đồng tương đương 19,92% đến năm 2020 đạt 14.977 triệu đồng tăng 1.362 triệu đồng tương đương 10,00%.

2.3.3 Đánh giá kết quả huy động vốn và hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh KCN Hoà Phú chi nhánh KCN Hoà Phú

Một Ngân hàng không phải huy động vốn được càng nhiều vốn là càng tốt mà còn tùy thuộc vào việc ngân hàng sử vốn huy động được có đạt hiệu quả hay khơng Chúng ta đánh giá tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng qua bảng sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động dưới áp lực cạnh tranh nội ngành tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp hoà phú (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)