Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày.
Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế tốn chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng (trong quý) kế tốn tính ra số dư cuối tháng (cuối q) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái.
Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tổng số tiền của cột phát sinh ở phần nhật ký bằng với tống số phát sinh nợ của tất cả các tài khoản và bằng tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản. Tổng số dư nợ của các tài khoản bằng tổng dư có của các tài khoản
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái.
Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.
1.4.5 Hình thức ghi sổ kế tốn máy
Sơ đồ 1.16: Sơ đồ hình thức ghi sổ kế tốn máy
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hợp pháp, hợp lệ đã được định khoản kế toán ghi vào sổ nhật ký chung, một định khoản có bao nhiêu tài khoản thì phải ghi vào nhật ký chung bấy nhiêu dòng.
Căn cứ vào nhật ký chung kế toán ghi sổ ghi vào sổ cái tài khoản liên quan theo từng nghiệp vụ.
Riêng những chứng từ có liên quan đến tiền mặt hằng ngày, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ.
Cuối tháng cộng sổ, thẻ kế toán chi tiết để lấy số liệu lập các báo cáo tổng hợp chi tiết.
Cuối tháng cộng sổ cái tài khoản, số liệu trên sổ cái đối chiếu với các bảng tổng hợp chi tiết có liên quan. Sổ cái sau khi đối chiếu khớp đúng được dùng để lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản.
Cuối tháng căn cứ vào bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản, bảng tổng hợp chi tiết, sổ Nhật ký đặc biệt để lập bảng báo cáo kế toán (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ).
(Nguồn:
http://luanvan.co/luan-van/khoa-luan-ke-toan-doanh-thu-va-xac-dinh-ket-qua-kinh-doanh-tai -cong-ty-co-phan-minh-phat-65393/
https://ketoanducminh.edu.vn/tin-tuc/77/2939/Cac-hinh-thuc-ghi-so-ke-toan.html)
1.5 SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI Hình Thức Hình Thức
So với chuẩn mực kế tốn VAS, IAS khơng bị áp đặt về hình thức (như hệ thống tài khoản), biểu mẫu báo cáo, hình thức sổ kế tốn. IAS/IFRS hầu hết khơng quy định về các biểu mẫu kế toán và các doanh nghiệp sử dụng IAS/IFRS đều được tự do sử dụng hệ thống tài khoản cũng như các biểu mẫu kế toán phù hợp và thuận lợi với đặc thù của doanh nghiệp (Ví dụ như những doanh nghiệp áp dụng VAS thì tiền mặt sẽ phải có số tài khoản là 111, cịn những doanh nghiệp áp dụng IAS/IFRS thì có thể tự do đặt số cho tài khoản này).
Hệ Thống Tài Khoản
IAS/IFRS chỉ quy định về hình thức của các báo cáo tài chính theo IAS 1 mà không quy định về hệ thống tài khoản kế toán. Doanh nghiệp được phép tự tạo ra hệ thống tài khoản kế toán để phù hợp hơn với yêu cầu về báo cáo tài chính cũng như báo cáo quản trị.
Việc bắt buộc đối với doanh nghiệp về hệ thống tài khoản đôi khi gây ra những bất lợi cho những doanh nghiệp nước ngồi tại Việt Nam vì các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong chuyển đổi và làm giảm tính thống nhất giữa các công ty trong cùng tập đồn.
Có nhiều ý kiến cho rằng hệ thống tài khoản ở Việt Nam chỉ nên mang tính định hướng cho doanh nghiệp thay vì bắt buộc như hiện tại.
Tình hình kinh doanh
IAS/VAS: Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là Doanh thu và Chi phí.
IAS: Việc ghi nhận thu nhập và chi phí theo đó phản ánh lợi nhuận của doanh nghiệp, phụ thuộc một phần vào các khái niệm về vốn và duy trì vốn do doanh nghiệp sử dụng khi lập báo cáo tài chính. Thu nhập và chi phí được trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để cung cấp thơng tin phục vụ q trình đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp.
VAS: Không đề cập vấn đề này.
Thu nhập và chi phí
IAS/VAS: Khái niệm thu nhập bao gồm doanh thu và thu nhập khác. Doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thơng thường. Thu nhập khác bao gồm các thu nhập phát sinh từ các hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu. Chi phí bao gồm các khoản lỗ và các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường và các chi phí ngồi các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong q trình hoạt động kinh doanh thơng thường.
IAS: Việc đánh giá lại và trình bày lại số dư Tài sản và Công nợ sẽ ảnh hưởng đễn sự tăng hay giảm của vốn chủ sở hữu nếu các tăng, giảm này thoả mãn khái niệm về thu nhập và chi phí. Theo một số khái niệm cụ thể về duy trì vốn, các thay đổi này
sẽ được đưa vào vốn chủ sở hữu như một khoản điều chỉnh duy trì vốn hoặc đánh giá lại.
VAS: Không đề cập vấn đề này.
Ghi nhận các yếu tố cơ bản của báo cáo tài chính
IAS: Quy định chung chưa đưa ra một số phương pháp ghi nhận có thể sử dụng ở các mức độ khác nhau và sử dụng kết hợp trong báo cáo tài chính, bao gồm:
- Giá gốc - Giá đích danh
- Giá trị có thể thực hiện được - Giá trị hiện tại
VAS: Việc ghi nhận phải căn cứ vào giá gốc và giá trị có thể thực hiện được.
Hệ thống Báo cáo tài chính
IAS: Hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm: - Bảng cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; - Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu; - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Các thuyết minh Báo cáo tài chính, bao gồm thuyết minh về các chính sách kế tốn chủ yếu và các thuyết minh khác.
VAS: Hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm: - Bảng cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu được trình bày ở thuyết minh báo cáo tài chính.
IAS: Mục đích của BCTC là cung cấp thơng tin tài chính hữu ích về DN cho các đối tượng sử dụng, chủ yếu là nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác trong việc đưa ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho DN.
VAS: Mục đích của BCTC là cung cấp các thơng tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một DN, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đơng những nguời sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
Kỳ báo cáo
VAS: Việc lập BCTC cho một niên độ kế tốn khơng được vượt quá 15 tháng. IAS: Trong một số trường hợp, DN có thể lập báo cáo cho giai đoạn 52 tuần.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Báo cáo lãi lỗ và lợi nhuận khác)
VAS: Chuẩn mực yêu cầu DN trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. IAS: DN trình bày:
- Trình bày lãi lỗ và thu nhập tổng hợp khác trong một báo cáo duy nhất (báo cáo lợi nhuận tổng hợp), với lãi lỗ và thu nhập tổng hợp khác được trình bày thành hai phần. - Trình bày lãi lỗ trong một báo cáo lãi lỗ riêng. Trong trường hợp này, báo cáo lãi lỗ riêng sẽ được dặt truớc báo cáo lợi nhuận tổng hợp, vốn được bắt đầu bằng lãi lỗ.
Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
VAS: Trình bày thành một mục trong Bản thuyết minh BCTC.
IAS: Trình bày tách biệt trong một báo cáo riêng, cung cấp thông tin về sự thay đổi vốn chủ sở hữu của DN, phản ánh sự tăng, giảm giá trị của tài sản thuần trong kỳ.
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hải 57
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VẬN TẢI QUỲNH ANH
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TMDV VẬN TẢI QUỲNH ANH QUỲNH ANH
2.1.1 Q trình hình thành và phát triển của cơng ty
2.1.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty
Tên công ty: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VẬN TẢI QUỲNH ANH.
Địa chỉ: 92/10/18 Đường Lâm Thị Hố,Hẻm 136, Khu Phố 11,Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM Số điện thoại : 0989299767.
Website:www.qah.vn. Email: dao.hoa@qah.vn. Mã số thuế : 0313204650. Tổng số lao động : 10 người.
Đại diện theo pháp luật của công ty: Bà Đào Thị Hoa.
Chức vụ: Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám Đốc của công ty
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Vận Tải Quỳnh Anh là một loại hình doanh nghiệp tư nhân được hình thành theo giấy phép kinh doanh số 0313204650 do chi cục thuế quận 12 cấp ngày 09/04/2015 và đưa vào hoạt động ngày 13/04/2015, tính đến nay thì cơng ty đã hoạt động được 3 năm. Trụ sở chính tại 227/17, tổ 2, khu phố 9, đường số 13, phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TPHCM. Công ty hoạt động trên lĩnh vực vận tải hàng hóa bằng đường bộ là chủ yếu, là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân , mở tài khoản tại chi nhánh Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBANK, TPHCM.
2.1.1.2 Q trình hình thành cơng ty
Cơng ty TNHH TMDV Vận Tải Quỳnh Anh được đưa vào hoạt động vào ngày 13 tháng 4 năm 2015, công ty hoạt động trên lĩnh vực vận tải hàng hóa bằng đường bộ là chủ yếu với mục tiêu phục vụ khách hàng dịch vụ tốt nhất- chất lượng nhất- uy tính
nhất. Đến với Quỳnh Anh là khách hàng đã đến với dịch vụ vận chuyển hàng hóa hồn hảo.
Chỉ trong 3 năm thành lập công ty với tổng vốn điều lệ đầu tư hoạt động ban đầu 2.000.000.000 vnd và số lượng nhân viên là 5 nhân viên đến năm 2018 công ty đã mở rộng quy mô với số vốn điều lệ là 5.000.000.000 vnd và số lượng nhân viên lên đến 10 nhân viên.
Năm 2016 công ty bắt đầu kinh doanh thêm ngành xây dựng nhà các loại và xây dựng các cơng trình kĩ thuật dân dụng khác. Là một cơng ty vừa vận tải hàng hóa cho khách hàng vừa kiêm việc xây dựng là một lợi thế cho q trình phát triển của cơng ty, cùng với đội ngủ công viên hơn 10 người công ty hồn tồn có thể đảm đương xây dựng các cơng trình xây dựng có quy mơ lớn.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.1.2.1 Chức năng
Công ty thực hiện chức năng tổ chức kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký với các cơ quan chức năng của Nhà nước. Công ty thực hiện theo đúng quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ký kết các hợp đồng lao động, đồng thời ưu tiên sử dụng lao động của địa phương. Cơng ty tìm kiếm, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đối tác trong và ngồi nước. Song song đó, Cơng ty thực hiện các chế độ báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của Nhà nước.
2.1.2.2 Nhiệm vụ
Công ty thực hiện nhiệm vụ xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh của công ty với phương châm năm sau cao hơn năm trước.Công ty làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước về việc nộp đầy đủ các khoản tiền cho ngân sách Nhà nước dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp và thực hiện tốt chính sách cán bộ, tiền lương, làm tốt công tác quản lý lao động, đảm bảo công bằng trong thu nhập, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên của công ty.Công ty thực hiện tốt những cam kết trong hợp đồng kinh tế với các đơn vị nhằm đảm bảo đúng tiến độ sản xuất. Đồng thời, Công ty tạo dựngquan hệ tốt và ln giữ uy tín với khách hàng. Hơn
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hải 59
thế, Công ty luôn đảm bảo thực hiên tốt cơng tác bảo vệ an tồn lao động, trật tự xã hội và bảo vệ môi trường.
2.1.3 Cơ cấu và tổ chức quản lý tại công ty
2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy công ty
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Bộ máy của Cơng ty được tổ chức theo mơ hình trực tuyến- chức năng. Giữa ban lãnh đạo và các bộ phận phịng ban trong Cơng ty có mối quan hệ chức năng, hỗ trợ lẫn nhau. Tổ chức bộ máy của Công ty bao gồm:
Giám đốc: Là người có trách nhiệm cao nhất của Cơng ty trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, có cơ cấu tổ chức, cơ cấu tài chính của đơn vị theo luật Cơng ty TNHH có 2 thành viên trở lên.
Phòng kế tốn tài chính: Giúp việc giám đốc lập kế hoạch khai thác và chu chuyển vốn, đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của đơn vị. Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế, báo cáo thu chi định kỳ, nhằm giúp Giám đốc điều hành vốn hiệu quả theo quy định pháp luật.
Phòng kinh tế kỹ thuật: Giúp việc Giám đốc lập phương án tổ chức thi cơng, phối hợp với phịng kinh doanh chuẩn bị và kiểm tra vật tư, thiết bị trước khi thi công. Tổ chức chỉ huy, giám sát, kiểm tra tiến độ, kỹ thuật thi cơng, được quyền đình chỉ thi cơng khi thấy chất lượng cơng tình khơng đảm bảo.
Phịng tư vấn xây dựng: Tư vấn xây dựng và tư vấn giám sát các cơng trình xây dựng dân dụng và cơng nghiệp. Thẩm tra hồ sơ thiết kế cơng trình dân dụng và cơng nghiệp.
Phịng kinh doanh: Lập kế hoạch các loại nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, dụng cụ. Thực hiện các cơng việc nhập xuất hàng hố ngun vật liệu phục vụ thi cơng cơng trình. Quản lý và lưu giữ các tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công